Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Càng nói những lời này phận càng bạc, đời càng khổ!

Thứ Năm, 03/06/2021 10:13 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đã biết bao lần bạn đã tự làm hại chính mình vì phạm phải những lời nói khiến bạn bạc phận sau đây nhưng vô tình không biết chỉ vì sự vô minh đã che mờ mắt ta tự bao giờ.
 
 
Đức Phật từng nhấn mạnh một trong năm điều giới cấm đó là: Không nói xằng bậy vì Ngài biết rằng việc phạm sai lầm khi nói là điều mà chúng ta rất dễ mắc phải, chỉ có ai thực sự tu dưỡng, răn mình thường xuyên mới có thể tránh được họa này.

Vì vô tình phạm phải những lời nói khiến bạn bạc phận này nên dù bạn đã chăm chỉ, cố gắng rất nhiều nhưng cuộc sống vẫn mãi chẳng thể khá lên khi những điều không may vẫn cứ thường xuyên ập đến bất cứ khi nào.
 

1. Nói lời thêu dệt


Nhiều người thích thêu dệt chuyện của người để "lấy câu chuyện làm quà", tưởng là nói cho vui thôi ai ngờ vô tình gây hại cho người khác. Lâu dần, chẳng còn ai thích tiếp xúc, thân thiết với những kẻ này nữa.

Bản thân mỗi người chúng ta ai cũng có thói quen xấu, thời gian để tự nhận ra và sửa chữa còn không có, lấy đâu ra sức để đi lo chuyện đúng sai của người khác. Do đó, dù chuyện gì cũng nên nhìn người khác bằng ánh mắt bao dung.

Sau này lỡ bản thân vướng vào chuyện thị phi mới hiểu cái cảnh trước đây mình đã từng gieo rắc tin đồn và gây rắc rối cho người ta như thế nào. Vì thế, trước tiên hãy nhớ rằng chỉ nói chuyện gì đáng nói, đừng thêu dệt chuyện người "cho vui" kẻo bạn không cáng đáng hết nổi hậu quả mà mình đã gây ra đâu.

Thực tế, những kẻ hay đi đơm đặt chuyện người thì những ai xung quanh họ cũng không tốt lành gì mấy, họ không thể là bạn tốt để dựa vào khi khó khăn thế nên khi gặp chuyện đừng than rằng sao mình bạc phận không ai giúp đỡ, hỗ trợ.

Thực ra, họ đã tự "cắt đường sống" của chính mình bằng những lời thêu dệt khiến người tốt xa lánh họ từ lâu, đến khi họ có cơ hội ngộ ra điều này thì cũng đã quá muộn màng.

Hơn nữa, nghĩ mà xem, nếu bạn dành thời gian đi buôn chuyện này dùng để học hỏi kỹ năng mới, cách gia tăng thu nhập, kiếm tiền, thì có khi cuộc sống bạn đã rực rỡ hơn rất nhiều rồi đấy chứ.
 
Lời nói khiến bạn bạc phận
 

2. Nói lời oán trách

 
Những lời oán trách cũng là một trong những lời nói khiến bạn bạc phận vì khi bạn thốt ra những lời này thường tâm bạn không an tĩnh, bạn là người không hiểu chuyện, không nhận thức đúng vấn đề của mình.

Cuộc đời là vậy, sinh ra có thân người thì ai cũng khổ, vì thế chẳng phải mình bạn mới gặp chuyện không may như mất tiền, bệnh tật, thất bại, bị người yêu ruồng bỏ,... Thế giới này có bao nhiêu người thì chừng ấy người cũng phải trải qua khó khăn như bạn đã từng. Vấn đề là có người nói ra, có người giữ im lặng mà thôi.

Khi bạn hay nói lời oán thán nghĩa là bạn suy nghĩ tiêu cực về những vấn đề xảy ra với mình, không đủ tỉnh táo nhận ra vấp ngã này là cần thiết để ta tỉnh mộng, hiểu rằng mình đã sai. Lúc này thau vì kêu ca hãy dành thời gian tự nhìn lại bản thân, xem mình đã làm sai điều gì, sau đó nhanh chóng hối hận mà sửa sai, không nên để bản thân tiếp tục mắc sai lầm nữa. 
 
Hãy xem trở ngại đó đơn giản là thử thách ta cần phải vượt qua để ta trưởng thành, thể hiện năng lực và trách nhiệm lớn lao của mình. Thế nhưng mới gặp phải chuyện khó khăn, thì ngay lập tức mở miệng trách trời trách người, không chịu tìm hiểu rõ sự tình thì quả là đáng trách.

Phúc báo của bạn do chính bạn tạo ra, khó khăn bạn gặp cũng chỉ là do bạn gây ra mà thôi. Do đó, phải bình tĩnh đón nhận tìm cách tháo gỡ thay vì oán trách.

Người xưa có câu: “Oán giận một lần với người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp”.

3. Nói điều ác ý

 
Chỉ vì một câu nói ác ý trên mạng cũng khiến người ta có thể bị tổn thương, suy nghĩ tiêu cực và tự vẫn. Thế nên hậu quả của nó vô cùng đáng sợ hơn những gì ta có thể tưởng tượng ra.

Nhất là hiện này sức mạnh của cộng đồng mạng (CĐM) thật sự ghê gớm, chỉ cần một việc xảy ra, họ chẳng cần tìm hiểu sự thật, cứ thấy có gì hay là "hóng", là xông vào cùng chửi rủa, dùng lời lẽ ác độc miệt thị người khác. Họ tưởng rằng mình đang nhân danh công lý để làm việc, thế nhưng họ không biết rằng đang gây ra khẩu nghiệp. Hãy cẩn trọng vì khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người.

Bạn cần hiểu rằng, ai làm sai người ta sẽ phải tự chịu trách nhiệm của mình, còn nếu bạn đã nói ra lời ác ý thì chính chúng cũng sẽ quay lại với bạn mà thôi.

Đừng tự nhận rằng mình "khẩu xà tâm Phật" vì lời nói ác ý chỉ thể hiện bạn là người không chịu tu dưỡng mà thôi. Hãy thôi bao biện cho thói xấu của mình và tìm cách để tu thân, tu miệng.

Nói điều ác ý cũng lời nói khiến bạn bạc phận vì chúng chỉ khiến chẳng ai dám gần gũi, thân thiết với bạn. Khi mối quan hệ bị đứt gãy sẽ chẳng ai chỉ ra cho bạn lỗi sai ở đâu, bạn cũng chẳng có chỗ dựa tinh thần, luôn cảm thấy lạc lối thì làm sao có cơ hội thành công cơ chứ.

Hãy học cách nói lời thiện ý, chân thành, có như vậy bạn mới "được lòng người" mới có người bạn tốt, có thể tận dụng được mối quan hệ quý giá để có thêm những cơ hội làm ăn, kinh doanh sau này.
 
Làm người phải biết khiêm tốn
 

4. Nói lời ngông cuồng

 
Nhiều người mới thành danh một chút đã tỏ ra ngông cuồng, ngạo mạn, đúng là không biết lượng sức mình. Họ không đủ học sâu, biết rộng để nhận ra rằng núi cao còn có núi cao hơn, nếu họ được đi xa hơn, gặp nhiều người hơn họ mới đủ nhận ra rằng bản thân mình vẫn còn kém hơn so với nhiều người.

Thế nên người ta mới nói rằng: Càng học càng thấy mình biết ít, ta cũng chỉ là hạt cát nhỏ bé trong vũ trụ này thôi, chẳng có gì đáng để tự kiêu ngạo rồi từ đó nói lời chê bai, khinh khi người khác.

Nói lời ngông cuồng, tự mãn thực ra là lại đang tự đánh mất đi phúc báo, vận may của mình đang có mà họ lại không hay. Vì vận ta lúc này có thể lên đấy nhưng ai biết ngày mai sẽ ra sao, đến khi thất thế, chẳng ai bên mình thì có hối hận cũng chẳng kịp nữa rồi.

Mà thường, những kẻ như thế này thường không giữ được công danh, tiền bạc được lâu. Chỉ có những gì là thực chất, chân thành nó mới lâu bền còn kẻ rỗng tuếch thì khó mà duy trì được danh tiếng. Việc họ lao dốc không phanh cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Đến lúc đó than trời rằng sao tôi giỏi mà vẫn nghèo thì cũng chẳng ai cứu.

Người xưa có câu: "Lập công danh không bằng tích đức" để răn dạy con cháu mình biết rằng có cố gắng tạo dựng công danh, địa vị cũng không bằng việc tích đức hành thiện cho đời.

Lời Phật dạy về khiêm tốn: Đức hạnh khiêm nhường mới là đỉnh cao của sự tu dưỡng. Vì vậy, làm người hãy khiêm tốn, chừng mừng chứ kiêu căng cũng chỉ tự rước khổ vào thân.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X