Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Lý giải tất tật mối quan hệ xung và hợp giữa các Thiên can

Thứ Năm, 22/06/2023 11:08 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Quan hệ xung hợp giữa các Thiên can ra sao? Các Thiên can này tác động qua lại với nhau như thế nào và trên nguyên lý gì? Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây!
 

1. Âm Dương và Ngũ hành của Thiên can

 
Ta đã biết 10 Thiên can bao gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, trong đó mỗi Thiên can lại có những ý nghĩa và tượng trưng cho những điều khác nhau. Từ Thiên can, ta có thể suy ra nhiều chuyện trọng đại trong cuộc sống con người.
 
10 Thiên can này sẽ được chia thành 5 Thiên can Âm và 5 Thiên can Dương cùng với những thuộc tính Ngũ hành khác nhau. Cụ thể như sau: 
Biết được thuộc tính của Thiên can là yêu cầu cơ bản nếu muốn nắm được mối quan hệ giữa các Thiên can.
 
Quan he xung hop giua cac Thien can
 

2. Quan hệ xung hợp giữa các Thiên can

 

2.1 Thiên can tương sinh


a. Trường hợp Âm Dương đồng hành, Ngũ hành tương sinh
 
  • Giáp sinh Đinh: Do Giáp là Dương Mộc, Đinh là Âm Hỏa, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Mộc sinh Hỏa.
  • Ất sinh Bính: Do Ất thuộc Âm Mộc, Bính thuộc Dương Hỏa, Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Mộc sinh Hỏa.
  • Bính sinh Kỷ: Do Bính thuộc Dương Hỏa, Kỷ thuộc Âm Thổ, Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
  • Đinh sinh Mậu: Do Đinh thuộc Âm Hỏa, Mậu thuộc Dương Thổ, Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
  • Mậu sinh Tân: Do Mậu là Dương Thổ, Tân là Âm Kim, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Thổ sinh Kim.
  • Kỷ sinh Canh: Do Kỷ là Âm Thổ, Canh là Dương Kim, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Thổ sinh Kim. 
  • Canh sinh Quý: Do Canh là Dương Kim, Quý là Âm Thủy, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Kim sinh Thủy.
  • Tân sinh Nhâm: Do Tân là Âm Kim, Nhâm là Dương Thủy, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Kim sinh Thủy.
  • Nhâm sinh Ất: Do Nhâm là Dương Thủy, Ất là Âm Mộc, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Thủy sinh Mộc.
  • Quý sinh Giáp: Do Quý là Âm Thủy, Giáp là Dương Mộc, ta có Âm Dương đồng hành, Ngũ hành Thủy sinh Mộc.
 
b. Trường hợp Âm Dương đồng cực, Ngũ hành tương sinh
 
  • Giáp (Dương Mộc) sinh Bính (Dương Hỏa): Do Dương Dương đồng cực, ngũ hành Mộc sinh Hỏa.
  • Ất (Âm Mộc) sinh Đinh (Âm Hỏa): Do Âm Âm đồng cực, ngũ hành Mộc sinh Hỏa.
  • Bính (Dương Hỏa) sinh Mậu (Dương Thổ): Do Dương Dương đồng cực, ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
  • Đinh (Âm Hỏa) sinh Kỷ (Âm Thổ): Do Âm Âm đồng cực, ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
  • Mậu (Dương Thổ) sinh Canh (Dương Kim): Do Dương Dương đồng cực, ngũ hành Thổ sinh Kim.
  • Kỷ (Âm Thổ) sinh Tân (Âm Kim): Do Âm Âm đồng cực, ngũ hành Thổ sinh Kim.
  • Canh (Dương Kim) sinh Nhâm (Dương Thủy): Do Dương Dương đồng cực, ngũ hành Kim sinh Thủy.
  • Tân (Âm Kim) sinh Quý (Âm Thủy): Do Âm Âm đồng cực, ngũ hành Kim sinh Thủy.
  • Nhâm (Dương Thủy) sinh Giáp (Dương Mộc): Do Dương Dương đồng cực, ngũ hành Thủy sinh Mộc.
  • Quý (Âm Thủy) sinh Ất (Âm Mộc): Do Âm Âm đồng cực, ngũ hành Thủy sinh Mộc
 

2.2 Thiên can tương hợp

 
Tương tự với nguyên lý đã giải thích ở mục 2.1, trường hợp này có 5 cặp Thiên can tương hợp, Âm Dương đồng hành như sau: 
  • Giáp (Dương Mộc) tương hợp với Ất (Âm Mộc)
  • Bính (Dương Hỏa) tương hợp với Đinh (Âm Hỏa)
  • Mậu (Dương Thổ) tương hợp với Kỷ (Âm Thổ)
  • Canh (Dương Kim) tương hợp với Tân (Âm Kim)
  • Nhâm (Dương Thủy) tương hợp với Quý (Âm Thủy)
 

2.3 Thiên can tương khắc

 
a. Âm Dương đồng hành, Ngũ hành tương khắc:
 
  • Giáp (Dương Mộc) khắc Kỷ (Âm Thổ) 
  • Ất (Âm Mộc) khắc Mậu (Dương Thổ)
  • Bính (Dương Hỏa) khắc Tân (Âm Kim)
  • Đinh (Âm Hỏa) khắc Canh (Dương Kim)
  • Mậu (Dương Thổ) khắc Quý (Âm Thủy)
  • Kỷ (Âm Thổ) khắc Nhâm (Dương Thủy)
  • Canh (Dương Kim) khắc Ất (Âm Mộc)
  • Tân (Âm Kim) khắc Giáp (Dương Mộc)
  • Nhâm (Dương Thủy) khắc Đinh (Âm Hỏa)
  • Quý (Âm Thủy) khắc Bính (Dương Hỏa)
 
b. Âm Dương đồng cực, Ngũ hành tương khắc
 
  • Giáp (Dương Mộc) khắc Mậu (Dương Thổ) 
  • Ất (Âm Mộc) khắc Kỷ (Âm Thổ)
  • Bính (Dương Hỏa) khắc Canh (Dương Kim)
  • Đinh (Âm Hỏa) khắc Tân (Âm Kim)
  • Mậu (Dương Thổ) khắc Nhâm (Dương Thủy)
  • Kỷ (Âm Thổ) khắc Quý (Âm Thủy)
  • Canh (Dương Kim) khắc Giáp (Dương Mộc)
  • Tân (Âm Kim) khắc Ất (Âm Mộc)
  • Nhâm (Dương Thủy) khắc Bính (Dương Hỏa)
  • Quý (Âm Thủy) khắc Đinh (Âm Hỏa)
 
Quan he xung hop
 

2.4 Thiên can hợp hóa

 
Vì các Thiên can là khí của Ngũ hành nên ngoài các tính chất tương sinh, tương khắc đã nêu ở trên, chúng còn biến đổi để tạo ra các hóa cục.
 
2 Can hợp nhau là tổ hợp của 2 Hành, sự tổ hợp này sẽ khiến cho sức mạnh và đặc tính Thiên can biến đổi, biểu hiện ra đặc tính không giống nhau, thậm chí khác hoàn toàn nếu so với Thiên can khi đứng độc lập. Cụ thể như sau:
 
a. Giáp (Dương Mộc) và Kỷ (Âm Thổ) hợp hóa Thổ
 
Giáp là Dương Mộc chính trực, nhân từ kết hợp với Kỷ là Âm Thổ hiền hòa, tĩnh lặng sinh dưỡng vạn vật, vì thế nên Giáp Kỷ hợp là sự hợp trung chính. Chủ về người an phận thủ thường nhưng thẳng thắn, chính nghĩa, trọng chữ tín. 

Giáp cần có Chi thuộc Thổ hay Hỏa để hỗ trợ hành hóa là Thổ, như vậy thì mới có thể phát triển vững mạnh, ví dụ Giáp Tuất với Kỷ Mùi là hóa thật. 

Còn nếu Giáp có Chi thuộc Thủy, Mộc hay Kim thì mối quan hệ với Kỷ sẽ lỏng lẻo, thiếu vững chắc, ví dụ Giáp Tý với Kỷ Tị là hóa giả.
 
b. Ất (Âm Mộc) và Canh (Dương Kim) hợp hóa Kim
 
Ất (Âm Mộc) hiền hòa, nhân từ, trong khi đó Canh (Dương Kim) thì cương trực thẳng thắn, cương nhu bổ sung cho nhau là sự hợp nhân nghĩa. Người này coi trọng nhân nghĩa, biết cách đối nhân xử thế, cương nhu tùy lúc nên được nhiều người tôn trọng.

Ất cần có Chi gốc là Thổ hay Kim để hỗ trợ hành hóa là Kim, như vậy người sẽ có nhân có nghĩa thật sự. Ví dụ: Ất Sửu với Canh Thìn là hóa thật.
 
Nếu Ất có chi thuộc Mộc hay Thủy thì bị coi là hóa giả. Ví dụ như Ất Mão với Canh Tý là hóa giả, hay người “giả nhân giả nghĩa”.
 
c. Bính (Dương Hỏa) với Tân (Âm Kim) hợp hóa Thủy
 
Bính (Dương Hỏa) mạnh mẽ, cứng cỏi kết hợp với Tân (Âm Kim) dẻo dai là sự kết hợp đầy uy thế, uy nghiêm. Người này có tác phong nghiêm trang, chính trực, trí lực dồi dào, luôn có cách ứng xử đúng đắn trong mọi tình huống.

Để trở thành hóa thật thì Chi của cả Bính và Tân đều phải cùng thuộc hành Thủy hoặc Kim. Như vậy thì hành Thủy mới có thể phát huy được tối đa sức mạnh và sự uy quyền. Ví dụ Bính Thân với Tân Hợi là hóa thật.
 
Bính mà có Chi thuộc Hỏa sẽ khắc Tân Kim. Tân mà không có Chi thuộc hành Thủy hoặc Kim làm gốc thì Tân sẽ phản lại Bính Hỏa. Khi gặp trường hợp này thì làm việc tầm thường, phúc phận mỏng. Thí dụ Bính Ngọ với Tân Sửu. 
 
d. Đinh (Âm Hỏa) với với Nhâm (Dương Thủy) hợp hóa Mộc
 
Đinh (Âm Hỏa) chỉ sự tối tăm, không sáng, kết hợp với Nhâm (Dương Thủy) là dòng nước lưu động bất định, tạo thành sự hợp của sắc dục. Chủ về người đa tình, háo sắc, tác phong hành xử không đứng đắn, thậm chí có thể khuynh gia bại sản vì tửu sắc.

Để hóa thật thì cả 2 Thiên can Đinh và Nhâm đều phải có Chi thuộc hành Mộc hoặc Thủy trợ lực cho hành hóa là Mộc. Như vậy thì quan hệ đôi bên sẽ rất sâu đậm. Ví dụ Đinh Hợi và Nhâm Dần.
 
Hóa giả khi Nhâm có Chi thuộc Thủy và Đinh có Chi thuộc Hỏa. Sau khoảng thời gian hấp dẫn nhau ban đầu thì đôi bên sẽ đối chọi với nhau. Ví dụ như Đinh Tị và Nhâm Tý.
 
e. Mậu (Dương Thổ) và Quý (Âm Thủy) hợp hóa Hỏa
 
Mậu (Dương Thổ) được coi là ông chồng già khô khan, Quý (Âm Thủy) lưu động là bà vợ la sát, phối hợp với nhau được coi là sự hợp của vô tình, giống như người vẻ bề ngoài xinh đẹp, tuấn tú nhưng lòng dạ khó đoán, không có tình nghĩa. Chủ nam giới lang thang chơi bời, nữ giới lấy được chồng đẹp.

Hóa thật khi Mậu Thổ và Quý Thủy có Chi thuộc hành Mộc hoặc hành Hỏa làm gốc, như vậy hành hóa là Hỏa sẽ được mạnh mẽ, đem lại nhiều ích lợi. Ví dụ Mậu Ngọ với Quý Mão.

Hóa giả khi cả Mậu lẫn Quý đều gặp Chi Thủy. Hành Thủy quá nhiều sẽ khiến hành hóa là hành Hỏa nguội lạnh, vô tình. Ví dụ như Mậu Tý, Quý Hợi.

Xem các bài viết khác:

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X