Thứ Năm, 25/07/2019 09:26 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tháng cô hồn là tháng mấy? Tính theo dương lịch hay âm lịch? Nếu còn chưa rõ điều này, hãy đọc ngay nội dung dưới đây để tìm câu trả lời chính xác nhất dành cho bạn.
1. Tháng cô hồn là tháng mấy? Tính theo âm lịch hay dương lịch?
Dân gian quan niệm, tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch hàng năm. Vậy tháng cô hồn được tính theo âm lịch chứ không phải dương lịch, mọi người không nên nhầm lẫn.
Xét về nghĩa thì “cô hồn” ở đây được hiểu là những vong hồn cô độc, không người thờ cúng, không chốn dung thân. Tháng cô hồn tức là tháng mà các cô hồn được phép lên dương gian.
Thực ra, đó là vì trong tháng cô hồn, theo quan niệm dân gian, Diêm vương cho phép mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội, về lại chốn dương gian để thăm người thân, con cháu. Những vong hồn có người thờ cúng sẽ trở về nhà mình, còn những vong hồn cô độc kia thì phải vật vờ lang thang ngoài đường.
Người dân có lệ làm lễ cúng cô hồn để cúng dường cho những vong linh không nhà không cửa, không người thờ cúng, không nơi nương tựa để an ủi vong linh, tránh vong linh quấy phá việc của người trần.
Để tìm hiểu sâu hơn, bạn nên đọc:
Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?Theo quan niệm của người Việt Nam, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Vậy tại sao lại có cách gọi này? Hãy cùng Lịch ngày tốt tìm về quá khứ để có
2. Trong tháng cô hồn có những lễ cúng nào?
Trong
tháng cô hồn có 2 lễ được tổ chức vào ngày rằm tháng 7, đó là
lễ Xá tội vong nhân và
lễ Vu lan. Đây là 2 lễ hoàn toàn khác nhau mà rất nhiều người còn nhầm lẫn.
Lễ Xá tội vong nhân chính là lễ cúng cho các vong hồn, còn lễ Vu Lan là lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà. Hai lễ này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau nhưng vì được tiến hành cùng thời điểm nên hay bị nhầm lẫn với nhau.
Cả 2 lễ này đều được long trọng tổ chức ở các vùng miền. Tuy nhiên, do văn hóa vùng miền khác nhau nên thường thì người miền Bắc có nhiều kiêng kỵ tháng cô hồn và chú tâm nhiều đến ngày Xá tội vong nhân, còn người miền Trung và miền Nam thì đề cao lễ Vu Lan báo hiếu và coi đó là ngày lễ lớn trong năm.
Lễ cúng cô hồn được tổ chức hàng năm được xem là một tục lệ đầy tính nhân văn. Người Việt không chỉ thờ cúng tổ tiên gia tộc mình mà còn thương xót cho những vong hồn cô độc không nơi nương tựa nên mới có lễ cúng này.
Mục đích của lễ cúng là để cầu kinh siêu độ cho các vong hồn mau tìm được chốn đầu thai, không còn phải chịu cảnh lang thang vất vưởng chốn nhân gian mãi nữa.
Ở Việt Nam, lễ cúng rằm tháng 7 thường sẽ được tiến hành ở chùa (tức nơi thờ Phật) trước rồi mới làm lễ cúng tại gia.
Đặc biệt, lễ cúng rằm tháng 7 sẽ được làm vào ban ngày, nhất là lễ cúng cô hồn sẽ làm vào buổi chiều, tránh thời điểm mặt trời đã lặn mà làm lễ cúng, âm khí quá vượng sẽ không có lợi cho gia chủ.
Mâm cúng cô hồn hay còn gọi là cúng chúng sinh không làm trong nhà, nơi có bàn thờ tiên tổ mà gia chủ sẽ bày lễ cúng ở trước nhà, trước sân hay vỉa hè, ban công.
Cúng cô hồn nên dâng lễ chay hay lễ mặn? Đồ lễ cúng chúng sinh thường có quần áo chúng sinh bằng vàng mã với nhiều màu sắc, cốc gạo trộn muối (sau khi lễ cúng xong xuôi sẽ được gia chủ rắc lên vỉa hè, sân nhà hoặc vãi về bốn phương tám hướng quanh nhà, các loại bánh kẹo, bỏng ngô, cháo trắng, cốc nước hoặc rượu, tiền vàng…