(Lichngaytot.com) Suối cá thần ở Thanh Hóa từ lâu luôn ẩn chứa những câu chuyện huyền bí xung quanh nguồn gốc của loài cá cũng đền thờ rắn bên cạnh con suối kỳ diệu này.
Suối cá thần Cẩm Lương nép mình dưới chân núi Trường Sinh (bản Ngọc, Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa), cách thành phố Thanh Hóa khoảng 90km theo hướng Tây Bắc. “Suối cá thần” còn có tên gọi là suối cá Lương Ngọc, từ lâu đã rất nổi tiếng và là một trong những địa chỉ du lịch thu hút khách thập phương của Thanh Hóa.
Giai thoại về Suối cá thần ở Thanh Hóa
Câu chuyện tâm linh được người dân địa phương kể rằng, ngày xưa có một đôi vợ chồng nọ, vì đói quá nên khi đi ngang qua thấy suối nhiều cá đã bắt đem về làm thịt.
Nhưng khi nấu chín, mở vung nồi ra thì không thấy cá đâu mà chỉ thấy một màu nước trong veo như màu nước suối. Vợ chồng nhà này sợ quá phải làm lễ vật đem đến đền Ngọc thờ "Tứ phủ Long Vương" cúng để xin thần cá cùng trời đất ân xá, tha tội.
Nhưng khi nấu chín, mở vung nồi ra thì không thấy cá đâu mà chỉ thấy một màu nước trong veo như màu nước suối. Vợ chồng nhà này sợ quá phải làm lễ vật đem đến đền Ngọc thờ "Tứ phủ Long Vương" cúng để xin thần cá cùng trời đất ân xá, tha tội.
Cũng có câu chuyện kể rằng cứ vào mùng 8 tháng Giêng, dân bản Mường tổ chức làm lễ khai hạ, tổ chức thờ cúng cỗ linh đình. Khi thờ cúng đến phần giữa của lễ thì đánh 3 tiếng cồng, khi có 3 tiếng cồng đó; con cá nào chạy vào hang thì cá chúa cho ăn, còn con nào không vào kịp miệng hang để trốn vào bên trong thì thần cho dân bắt lên ăn thịt. Nhưng đến nay thì người dân không được bắt ăn thịt nữa, nếu ai bắt sẽ bị thần trừng phạt.
Một giai thoại khác, có 2 thanh niên từ thành phố Thanh Hóa lên suối cá chơi và không tin là có chuyện bắt giết cá sẽ gặp xui xẻo, nên họ đã dùng đá ném chết một con cá. Trên đường về, cả hai bị tai nạn và tử vong. Những người dân trong bản đều tin rằng nếu ai trêu đùa, làm hại cá thần hay làm bẩn nước, nhẹ sẽ bị ốm, còn nặng sẽ bị "mất mạng".
Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều câu chuyện khiến suối cá thần ở Thanh Hóa ngày càng… thần hóa.
Người dân địa phương cho biết đàn cá sống ngoài suối và trong hang thường nặng chừng 6-7 kg/con. Ngày xưa, thỉnh thoảng một số người dân vẫn thấy “cá chúa”.
Theo sự mô tả được kể lại thì “cá chúa” nặng chừng 30-40 kg, có đôi mang đỏ như người phụ nữ đeo khuyên tai, mắt viền xanh đỏ, đuôi có chấm đỏ viền xanh… Sau đó, cửa hang bị sập nên nhỏ lại và “cá chúa” không ra ngoài được, chỉ sống giữa động nước trong lòng núi Trường Sinh.
Theo sự mô tả được kể lại thì “cá chúa” nặng chừng 30-40 kg, có đôi mang đỏ như người phụ nữ đeo khuyên tai, mắt viền xanh đỏ, đuôi có chấm đỏ viền xanh… Sau đó, cửa hang bị sập nên nhỏ lại và “cá chúa” không ra ngoài được, chỉ sống giữa động nước trong lòng núi Trường Sinh.
Giai thoại về đền thờ Rắn
Cạnh suối cá thần ở Thanh Hóa, còn có đền thờ thần Rắn. Theo truyền thuyết của người Mường kể lại rằng: Ngày xưa, bản Ngọc dưới chân dãy Trường Sinh thường xuyên bị hạn hán, mất mùa. Ở bản có hai vợ chồng hiếm muộn con, hằng ngày thường ra ven suối trồng trọt và bắt tôm cá kiếm sống qua ngày.
Bỗng một hôm, bà ra suối mò cua, bắt cá lại mò được một quả trứng lạ. Bà thả quả trứng xuống nước rồi tiếp tục mò, nhưng vẫn chỉ mò được quả trứng đó. Ba bốn lần như vậy, thấy lạ bà liền mang trứng về nhà rồi kể lai câu chuyện cho chồng nghe.
Rồi ông bà đem trứng cho gà ấp thử, không ngờ ít hôm sau, quả trứng đó nở ra một con rắn. Thấy lạ, ông lão liền mang rắn ra suối Ngọc thả cho rắn đi, nhưng cứ sáng mang ra thả thì tối rắn lại quay về nhà và dần dần sống trong nhà thân quen như những con vật nuôi khác. Như một cơ duyên, hai vợ chồng quyết định nuôi rắn.
Rắn bò vào nhà là hiện tượng gì? Tốt hay xấu? Nên làm gì và không nên làm gì?
Rắn là con vật khiến không ít người sợ hãi. Vậy rắn bò vào nhà là hiện tượng gì? Là điềm này hay điềm dữ? Cần làm gì khi thấy rắn bò vào nhà? Hãy cùng Lịch
Rắn là con vật khiến không ít người sợ hãi. Vậy rắn bò vào nhà là hiện tượng gì? Là điềm này hay điềm dữ? Cần làm gì khi thấy rắn bò vào nhà? Hãy cùng Lịch
Từ khi có rắn trong nhà, ruộng đồng có đủ nước cấy cày, cảnh hạn hán kéo dài trong vùng không còn. Chàng rắn sống với gia đình và bản làng người Mường trong cảnh thanh bình, no ấm...
Bỗng một đêm trời mưa to, sấm chớp ầm ầm, sáng ra dân làng thấy xác chàng rắn nằm chết dạt vào chân núi Trường Sinh.
Bỗng một đêm trời mưa to, sấm chớp ầm ầm, sáng ra dân làng thấy xác chàng rắn nằm chết dạt vào chân núi Trường Sinh.
Thương tiếc rắn, dân làng chôn chàng ngay dưới chân núi và lập đền thờ ngay trên mộ chàng. Sau đó dân làng được thần linh báo mộng cho biết, chàng đã đánh nhau với thủy quái về phá hoại bản làng và được Thượng đế phong thần hiệu "Tứ phủ Long Vương"... Cũng từ đó, suối Ngọc trước cửa đền thờ có đàn cá cả ngàn con ngày đêm về chầu và canh gác quanh nơi đền Ngọc.
Với niềm tin suối cá thần ở Thanh Hóa là nơi linh thiêng có thể che mưa, phủ nắng cho bản làng, sự đông đúc của đàn cá trong dòng suối là sự bình yên, no ấm cho cuộc sống dân làng nơi đây, nên từ bao đời nay, bà con dân tộc Mường luôn gìn giữ và xem loài cá thần này là loài cá thiêng và cũng là báu vật của người Mường nơi đây.
Người dân bên suối và cá thần sống “hòa thuận” cùng nhau. Khi đi làm đồng, phát hiện cá lỡ lạc đường bơi ra ngoài thì người dân bắt cá đưa về lại suối.
Những gia đình ở quanh suối cá vẫn đem gạo ra vo, đem rau ra rửa ở suối cá. Đàn cá rất tự nhiên quấn quanh bên con người.
Những gia đình ở quanh suối cá vẫn đem gạo ra vo, đem rau ra rửa ở suối cá. Đàn cá rất tự nhiên quấn quanh bên con người.
Hiện nay, mỗi ngày, nhất là ngày lễ, suối cá thần Cẩm Lương đón hàng ngàn lượt khách tới tham quan.
Thủy Nguyễn (T.H)