Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Ly kỳ giai thoại “Hồn ma trinh nữ” trên núi Chứa Chan

Thứ Ba, 10/07/2018 08:02 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ở lưng chừng núi Chứa Chan (Đồng Nai), có ngôi miếu nhỏ gọi là Miếu cô Mai được dựng bằng tôn và xi măng. Ở đây có lưu truyền câu chuyện về một ngôi miếu cầu tài và giai thoại về một “hồn ma trinh nữ”. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao?
  
 

1. Địa danh núi Chứa Chan và câu chuyện về Miếu “Bà công chúa”

 
Cau chuyen ve nui Chua Chan
 
Núi Chứa Chan nằm trên địa phận Xuân Lộc, Đồng Nai. Núi còn có tên gọi khác là núi Gia Lào, núi Gia Ray hay đỉnh Miệng Rồng. 
 
Có một truyền thuyết giải thích tên núi Chứa Chan như sau:
 
Vào thế kỉ 17, có một vị quan người Việt là Việt Hùng, trong lúc giao chiến với quân Khmer, ông bị bắt cùng với người vợ của mình.

Ông bị giam lỏng ở miền núi này và lập ở đây một ngôi miếu ăn chay tịnh. Còn vợ ông vì có nhan sắc nên đã bị vua Khmer ép làm vợ lẽ mặc dầu biết bà đang mang thai.

Sau đó, bà sinh được một con gái, đặt tên là Mai Khanh. 18 năm sau, khi cô gái lớn lên, bà đã kể sự thật về cha cô cho cô nghe.

Cùng với một người nô bộc của mình, cô quyết định đi tìm cha. Hai cha con gặp nhau trong niềm vui sướng và họ quyết định bỏ trốn. Hai cha con bị người Khmer truy đuổi gắt gao. Trong lúc hoảng loạn, cả ba người đã gieo mình tự vẫn ở ngọn núi này.

Người dân ở đây đã lập miếu thờ ba người, hiện nay trong chùa có 3 tượng được mọi người gọi là ông vàng, cô bạc và cậu chì là để chỉ ba người này.

Biết được câu chuyện thương tâm đó, người dân ở đây đặt tên cho ngọn núi này là núi Chứa Chan để nói lên tình cảm chan chứa của gia đình họ.
 
Trên núi, ngoài chùa Bửu Quang còn có nhiều đền miếu thờ các thần thánh. Ngọn núi này ẩn chứa rất nhiều câu chuyện linh thiêng, huyền bí đặc biệt là câu chuyện về “Bà công chúa” trú ngụ để ban phúc cho thiên hạ. 
 
Suốt hàng trăm năm nay, cứ mỗi dịp Tết đến, hàng vạn lượt khách hành hương từ khắp mọi miền đổ xô lên núi khấn “Bà công chúa” cầu tài, xin phước. 
 
Người dân địa phương kể lại rằng: Tương truyền, vùng Gia Ray xưa đất đai rất cằn cỗi. Ngọc Hoàng đại đế thấy vậy liền hạ chiếu chỉ, cử một vị công chúa hạ trần ban phước lành cho vùng đất này.
 
Thấy vùng núi Chứa Chan là nơi tâm linh huyền bí, lại có Miệng Rồng ở trên đỉnh núi, là nơi đất trời hòa quyện nên nàng đã chọn núi Chứa Chan làm nơi hạ phàm.
 
Nhờ được ban phước mà không lâu sau vùng đất Gia Ray vốn khô cằn có hưởng mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tốt, đất đai trù phú, đời sống của con người cũng vơi bớt những khó khăn, cuộc sống ấm no.
 
Để tạ ơn sự độ trì của vị công chúa con gái Ngọc Hoàng, người dân nơi đây coi công chúa như “vị thần hộ mệnh” của vùng đất này và đã lập một ngôi miếu có tên là Miếu Bà Công chúa ở trên núi để bày tỏ lòng biết ơn.
 
Từ bao đời nay, người dân địa phương vẫn đều đặn tổ chức những nghi thức tâm linh nhằm ghi nhớ và tri ân công lao to lớn của công chúa nhà trời. Những nghi thức này thu hút rất đông du khách thập phương tìm về để cầu may, giải hạn.

Mieu cau tai tren nui Chua Chan
 

2. “Hồn ma trinh nữ”- Câu chuyện huyền bí thời hiện đại

 
Bạn có biết bạn có phân biệt vong hồn, ma quỷ, yêu tinh và Thần Phật khác nhau như thế nào? Chuyện kể rằng, có một cô gái tên Mai đi cùng gia đình lên núi viếng “Bà công chúa”.
 
Đến lưng chừng núi, cô gái không chịu đi nữa. Khi người thân hỏi lý do, cô gái cho biết không cần leo núi nữa, chỉ cần ngồi tại đây “Bà công chúa” sẽ xuống đón. 
 
Nghĩ cô gái leo núi thấm mệt, cần nghỉ ngơi nên mọi người để cô gái ở lại. 
 
Đến chiều, nhóm người trở về thì thấy cô gái ngồi dựa lưng vào tảng đá ngủ nhưng miệng cười mỉm. Họ lay dậy mới hay cô đã chết từ lúc nào. 
 
Cái chết cô gái trẻ trên đường đi hành hương trên núi Chứa Chan có lẽ sẽ dần đi vào quên vãng nếu như không có một câu chuyện lạ xuất hiện ở đám tang.
 
Đêm tang lễ đầu tiên, mẹ cô gái nằm mộng thấy cô hiện hồn về bảo: “Mẹ đừng buồn. Con được “Bà công chúa” đón về cõi trên hầu hạ. Mẹ cần cầu xin gì cứ đến nơi con thoát xác, con sẽ cho”. 
 
Xong tang lễ, người thân của cô gái trở lại nơi cô chết cúng bái. Bà mẹ vốn bị bệnh ung thư lâu năm chỉ cầu xin tìm được thầy lang hay chữa trị. 
 
Cúng bái xong, bà mẹ cảm thấy trong người có nguồn nội lực lạ, rất khỏe khoắn. Ngày hôm sau bà đi khám bệnh mới biết chứng bệnh ung thư đã không còn nữa. Một số người có mặt trong buổi lễ cúng khi trở về đều trúng số độc đắc.
 
Tin về đám tang cô Mai cũng như chuyện bà mẹ khỏi bệnh ung thư sau khi cầu khấn cô con gái phù hộ cộng với tin đồn về việc một số người có mặt trong buổi lễ cúng bái tại núi Chứa Chan hôm đó khi về cũng gặp nhiều may mắn trong cuộc sống từ đó được người dân mang ra bàn tán xôn xao.

Mieu Co MAi
 
 
Cũng từ đây, câu chuyện về “hồn ma trinh nữ” rất linh thiêng, luôn ban phước cho những người thành tâm cầu khấn dần được hình thành.
 
Hầu như tất cả những khách hành hương đi viếng “Bà công chúa” đều ghé vào miếu Cô Mai, cúng áo mão, búp bê và gạo để cầu chữa bệnh, xin tài lộc. 
 
Nhiều người bị tai biến não nằm liệt 1 chỗ cũng nhờ người thân cõng đến tận miếu cúng bái cầu xin. 
 
Hằng đêm, dân mê đề đóm thập thò họp mặt quanh miếu Cô Mai bái lễ bàn tán xin số đề, xin may cờ bạc được lộc bán buôn.
 

3. Câu chuyện huyền bí mang yếu tố tâm linh

 
Vong hồn, cô hồn thực sự có hay không cho đến nay vẫn là câu hỏi được bỏ ngỏ? Sự linh thiêng của Miếu cô Mai cứ ngày một lan rộng, không chỉ tại địa phương mà lan rộng ra cả những địa bàn lân cận, khiến cho cả những khách thập phương cũng biết tới câu chuyện này và tìm đến cúng bái ngày một đông, khói hương nghi ngút suốt ngày đêm.
 
Người dân làm nghề buôn bán trên núi Chứa Chan sau này đã họp bàn rồi nhau xây dựng một ngôi miếu nhỏ ngay tại nơi cô gái trẻ qua đời.
 
Kể từ sau khi ngôi miếu nhỏ được người dân dựng lên, hầu hết người hành hương khi đã tới núi Chứa Chan viếng Miếu Bà Công chúa thì đều ghé vào thắp nén hương cầu khấn tại miếu cô Mai.
 
Người dân ở đây cho biết: “Chuyện về ngôi Miếu cô Mai, người dân ở đây ai cũng biết. Người này nghe người kia kể thôi, chứ sự thật ra sao thì chẳng ai dám xác nhận cả”.
 
Trên thực tế, Miếu Cô Mai nằm cách chân núi khoảng 100 bậc thang. Ngôi miếu cất bằng tôn trên nền xi măng. 
 
Trong miếu, có tấm linh vị ghi “Miếu Cô Mai. Sinh năm 1986, quê quán Bến Cát, Bình Dương. Từ trần ngày 18-03-2010, nhằm ngày mùng 3 tháng 2 năm Canh Dần. Hưởng dương 25 tuổi”. 
 
Bên cạnh tấm linh vị còn có một hình tượng một cô gái mặc áo dài khăn đóng vàng, một bộ trang điểm móng tay, 8 tượng ngựa chầu, vài con búp bê và bộ bát hương.
 
 Cách bài trí trong miếu lộn xộn, không theo một trường phái tâm linh nào.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X