(Lichngaytot.com) Phật hướng dẫn cách để gia đình ấm no hạnh phúc bằng việc đảm bảo cuộc sống ổn định, không quá mưu cầu và đuổi theo dục vọng tới mức quên cả những người xung quanh mình.
Theo lời giáo huấn của Đức Phật, để xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, những thành viên trong gia đình cần siêng năng tháo vát trong việc tạo ra tài sản, biết sử dụng tài sản một cách hợp lý và quan tâm giữ gìn tài sản, không để tài sản thất thoát, tiêu tán.
Chăm chỉ tạo ra tài sản
Phật hướng dẫn cách để gia đình ấm no hạnh phúc trước hết đó là các cá nhân trong gia đình phải chăm chỉ làm việc, lấy lao động làm vinh quang, tạo ra tài sản để nuôi sống gia đình, có thể giúp đỡ mọi người.
Theo Ngài, con người cần lấy lao động làm gốc rễ vì thông qua đó chúng ta có thể học hỏi và phát triển. Ngược lại, lười làm việc sẽ sinh ra vô số hệ quả xấu.
Thực tế là trong gia đình, những đứa con nào càng lười lao động lại càng hay đòi hỏi, trong khi đó những người chăm chỉ, tự lập sẽ tự tạo nên của cải cho mình, họ cũng thường là người thông minh, trí tuệ hơn. Đúng như Zeng Guofan từng nói: "Hàng trăm tệ nạn sinh ra từ sự lười biếng. Sự lười biếng là sự buông thả."
Do đó khi còn trẻ, không làm việc chăm chỉ, không có sự bồi dưỡng về tinh thần và sự hỗ trợ của các kỹ năng, mai sau cuộc sống sẽ phải chịu đựng sự nghèo kiến thức và đói tinh thần thậm chí vật chất. Nhưng nếu làm việc chăm chỉ từ ngay bây giờ, tuy cảm thấy vô cùng khó khăn, nhưng khi đã vượt qua được chúng ta sẽ thấy vô cùng vui sướng và bản thân mình có giá trị hơn.
Những gì nhận được qua quá trình làm việc chăm chỉ là sự tiến bộ về kỹ năng, mở rộng tư duy và trưởng thành hơn về trí tuệ. Những điều này có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống và sẽ có lợi cho tất cả chúng sinh trong suốt cuộc đời.
Hãy nhìn về những tấm gương như Warren Buffet, Bill Gates, dù đang sở hữu tài sản khổng lồ và ở cái tuổi mà chúng ta cho rằng họ nên nghỉ ngơi thì tốt hơn, thế nhưng đến nay họ vẫn miệt mài làm việc, học hỏi mỗi ngày.
Hay như chủ tịch hội đồng quản trị công ty Viacom Hoa Kỳ Sumner Redstone 63 tuổi mới bắt đầu thành lập một công ty giải trí đồ sộ. Ông luôn luôn có mặt ở công ty, kể cả ngày nghỉ, giữa công ty và cuộc sống đời tư của ông không có bất kì giới hạn nào, có lúc ông còn làm việc đến 24 tiếng mỗi ngày.
Sumner Redstone đã nói: "Thực ra tiền bạc không phải là động lực thúc đẩy tôi làm việc. Động lực của tôi chính là lòng yêu nghề. Tôi yêu ngành giải trí, tôi yêu công ty của tôi. Tôi luôn ấp ủ hi vọng sẽ thực hiện được những giá trị cao đẹp nhất của cuộc sống và sẽ luôn cố gắng hết sức để thực hiện".
Hay như chủ tịch hội đồng quản trị công ty Viacom Hoa Kỳ Sumner Redstone 63 tuổi mới bắt đầu thành lập một công ty giải trí đồ sộ. Ông luôn luôn có mặt ở công ty, kể cả ngày nghỉ, giữa công ty và cuộc sống đời tư của ông không có bất kì giới hạn nào, có lúc ông còn làm việc đến 24 tiếng mỗi ngày.
Sumner Redstone đã nói: "Thực ra tiền bạc không phải là động lực thúc đẩy tôi làm việc. Động lực của tôi chính là lòng yêu nghề. Tôi yêu ngành giải trí, tôi yêu công ty của tôi. Tôi luôn ấp ủ hi vọng sẽ thực hiện được những giá trị cao đẹp nhất của cuộc sống và sẽ luôn cố gắng hết sức để thực hiện".
Hãy học tập những tấm gương trên, mang sự nhiệt huyết trong tim để có được cơ hội làm việc, làm việc chăm chỉ để thấy được giá trị bản thân và cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
Thế nhưng, trước khi nghĩ tới việc chăm chỉ, hết mình, tận hiến cho công việc mình làm thì phải có lựa chọn công việc phù hợp và nhớ tránh xa 7 nghề không có hậu theo lời Phật dạy. Hơn nữa, công việc của một người thể hiện thái độ của anh ta với cuộc sống và đồng thời cũng thể hiện lý tưởng và chí hướng của anh ta.
Trong kinh ghi lại rằng: “Thiện nam tử làm nghề gì để sống, hoặc nghề nông, hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc bất cứ nghề gì, trong các nghề ấy, người ấy thiện xảo, không biết mệt, biết suy tư hiểu phương tiện vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm; này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ sự tháo vát”- (ĐTKVN, Tăng chi bộ kinh III, chương Tám pháp, phẩm Gotami, kinh Dìghajanu, VNCPHVN, 1996).
Vì thế, dù đang trong vai trò nào, dù đang làm công việc gì cũng phải thật giỏi, khéo léo, không ngừng sáng tạo, nhất định phải làm với tinh thần trách nhiệm, luôn cân nhắc để đạt hiệu quả công việc cao nhất trong thời gian ngắn nhất và mang lại lợi lạc cho chính mình cũng như công ty và những người xung quanh mình.
Có thể thấy, chăm chỉ thôi chưa đủ mà theo lời Phật dạy thì làm việc có phương pháp, tìm những phương thức mang lại hiệu quả tối ưu, biết tự làm và quản lý, có đầy đủ sự tháo vát, thông minh, năng động, nhằm tạo ra của cải cung ứng cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Biết sử dụng tài sản một cách hợp lý
Trong khi đó, hầu hết chúng ta chỉ tập trung vào bước đầu tiên là chăm chỉ kiếm tiền, gia tăng thu nhập nhưng không phải ai cũng nghĩ tới bước "sử dụng tài sản hợp lý, bằng chứng là có rất nhiều người dù kiếm được rất nhiều tiền nhưng sau đó dùng tiền để thỏa mãn sở thích mua sắm thiếu kiểm soát của mình.
Thực ra việc mua quá nhiều phần nào phản ảnh việc bản thân một người không kiểm soát được dục vọng, ham muốn của mình. Hầu hết chúng ta luôn mong muốn có nhiều đồ đạc, quần áo, giàu dép, túi xách,... Thậm chí có nhiều người có sở thích sưu tập một món đồ nào đó và họ sẵn sàng đổ hết tiền bạc để mua chúng về càng nhiều càng tốt.
Nhưng thực tế là họ càng có nhiều vật chật lại càng cảm thấy trống vắng về tâm hồn. Không ít người thừa nhận rằng càng sống trong ngôi nhà to họ càng cảm thấy cô đơn, trống vắng.
Việc sử dụng tiền một cách khôn ngoan không phải là việc dễ dàng gì. Trong khi đó, cách sử dụng tiền bạc phần nào phản ánh khả năng kiểm soát dục vọng của một người. Nghĩ về một ví dụ đơn giản như khi bạn rất thích một món đồ nào đó nhưng chưa thể mua thì luôn có cảm giác cồn cào, khó chịu trong lòng, thậm chí không ngừng suy nghĩ về việc nếu bạn sở hữu chúng thì sẽ như thế nào.
Đó thực sự là cám dỗ mà ta cần vượt qua nhưng bao lâu nay ta cứ xem đó chỉ là một tâm lý rất bình thường mà thôi. Để tránh được việc bị cám dỗ, ta cần phải tu tâm.
Để có thể sử dụng tài sản hợp lý hơn, bạn có thể học hỏi về quản lý chi tiêu tiền bạc cũng được Đức Phật đề cập đến trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt:
"Tài sản cần chia bốn
Để kết hợp bạn bè
Một phần mình an hưởng
Hai phần dành công việc
Phần tư, phần để dành
Phòng khó khăn hoạn nạn".
Theo đó, tiền bạc làm ra không chỉ biết sử dụng lo cho bản thân mà còn để cho gia đình, bà con họ hàng, cộng sự, bạn bè, công ích xã hội, phòng thân khi xảy ra hoạn nạn khó lường.
Có thể thấy, phương pháp này của Đức Phật phần nào có nét tương đồng về quy tắc 6 chiếc lọ mà chúng ta thường được khuyên từ các chuyên gia tài chính hiện nay. Điều mà chúng ta bất ngờ nhất có lẽ là từ hàng ngàn năm trước Đức Phật đã nghĩ ra phương pháp tiền bạc có thể sử dụng từ hết đời này qua đời khác mà không hề bị lạc hậu.
Giữ gìn tài sản, không để thất thoát
Tiền bạc là căn nguyên của rất nhiều tội lỗi trong thế gian, vì thế khi Phật hướng dẫn cách để gia đình ấm no hạnh phúc Ngài nhấn mạnh về cách kiếm ra tiền, sử dụng tiền và tích lũy tài sản. Đừng cảm thấy lạ khi nghe những lời Phật dạy về làm giàu vì bạn thường nghĩ rằng Người chỉ nói về việc đi tu và thiền định.
Nhưng hãy nhìn cuộc sống đời thường mà xem, nếu như đời sống quá khó khăn, nếu như thường xuyên lâm vào cảnh túng thiếu, thì dễ dẫn đến bất hạnh, dễ bị sa ngã vào những phương cách mưu sinh bất chánh. Khi đó thì làm sao có thể dành thời gian để tu hành được cơ chứ?
Thực tế là trong cuộc sống hàng ngày, chỉ có tiền bạc được đảm bảo thì gia đình mới an hòa, vui vẻ bên nhau được vì có thể thấy rằng, một đời sống tự chủ về tiền bạc thì mới có thể thanh thản về thân và tâm, giúp đỡ được những người xung quanh mình.
Thế nhưng, kiếm tiền đã khó, giữ tiền còn khó hơn, nó đòi hỏi trí tuệ ở mức cao hơn mà không qua việc tu thân, học hỏi thì không thể nào biết được, và cứ thế ta vẫn cứ lần lượt tự dẫn mình vào mê lầm lúc nào không hay. Đó là lý do bạn thấy có rất nhiều tấm gương về những người lúc trẻ kiếm tiền rất giỏi, có người tự nhận mình là một trong những nghệ sĩ kiếm tiền giỏi nhất nhưng nay lại sống vật vờ, cần sự cưu mang của những người xung quanh để sống cho qua ngày. Vậy tiền bạc mà họ kiếm được trong thời hoàng kim đã thất thoát đi đâu hết?
Cũng không trách họ được khi mà sở hữu trong tay nhiều tiền bạn mới thấy được sức cám dỗ của cuộc sống mãnh liệt đến mức nào, đó là lý do ta khi chưa đủ bản lĩnh thì vô cùng dễ sa ngã, đôi lần sẩy chân là tiền bạc tiêu tán hết, thậm chí bản thân còn không đủ phân định ra cuối cùng lý do là gì.
Vì thế, Đức Phật mới chỉ ra bước thứ 3 vô cùng quan trọng sau khi kiếm được tiền cần sử dụng tài sản hợp lý thì cuối cùng là cần biết giữ gìn tài sản của mình. Từ đó, mỗi chúng sinh cần biết thế nào là biết đủ, đảm bảo an toàn cho tài sản, tránh vướng vào nợ nần khiến tiền bạc không cánh mà bay.
Cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc hơn không chỉ vì bạn có nhiều tiền mà còn là khi biết chi tiêu hợp lí phù hợp so với thu nhập thì tâm lí sẽ cảm thấy an vui vì khi sử dụng quá mức tài sản của mình vào những mục đích không chính đáng thì sẽ gây nên sự tổn hao tài sản không đáng có, dẫn đến nợ nần, thiếu hụt và phiền não phát sinh.
Để ngăn ngừa nguy cơ làm thất thoát tài sản, Đức Phật chỉ rõ có những lý do con người dễ tiêu phí tài sản mà mình có được: “Đam mê đàn bà, đam mê rượu chè, đam mê cờ bạc; bạn bè kẻ ác, thân hữu kẻ ác, giao du kẻ ác”. Đây chỉ là những yếu tố tiêu biểu cho nguy cơ làm thất thoát tài sản nhưng bên cạnh đó còn có vô số lý do khiến ta phải hoang phí tiền bạc, cần phải tỉnh táo nhận ra để kiểm soát dục vọng của mình.
Thực ra, dục vọng con người thì đa dạng và không thể kể hết, thế nên khi chạy theo các dục vọng nói chung là một nguy cơ lớn, mà ai ai cần phải tỉnh táo nhận ra và cố gắng kiểm soát, để không thất thoát tiền bạc và tài sản một cách vô nghĩa.
Đức Phật thường so sánh tiền bạc và tài sản như một hồ nước, có nguồn cấp nước, được bảo hộ kỹ càng, có các đường dẫn nước phục vụ đời sống, không để thất thoát lãng phí, thỉnh thoảng lại gặp trời mưa, thì hồ nước đó ngày càng sung mãn và đem lại lợi lạc cho nhiều người. Ẩn dụ sinh động này được lặp lại nhiều lần trong kinh Dìghajanu, Người Koliya.