(Lichngaytot.com) Nhà càng lộn xộn gia đình càng hạnh phúc tưởng là khái niệm vô lý được người xưa nêu ra nhưng thực tế là ngày nay, nhiều bằng chứng khoa học đã xác nhận rằng đây là thông tin hoàn toàn có cơ sở.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
Mỗi ngày đi làm đã mệt mỏi về nhà lại phải dọn dẹp ngôi nhà bừa bộn do các con vui đùa, bày bừa khắp nơi khiến các bậc phụ huynh kêu trời. Có thể là vì họ không biết rằng nhà càng lộn xộn gia đình càng hạnh phúc nên mới dễ bực bội như thế.
Theo lời cổ nhân, những vị trí sau đây bừa bộn một chút cũng không sao vì nó có lợi cho sự phát triển của trẻ. Chỉ cần biết được điều này thì từ nay nếu các con có vứt đồ chơi lung tung thì hãy thông cảm cho bọn trẻ bạn nhé.
Trên thực tế, trẻ không phải cố tình gây rắc rối, phiền phức cho bố mẹ. Nếu có góc nhìn đúng đắn như lời người xưa dạy bạn sẽ biết rằng, sự lộn xộn này lại là điều cần thiết vì đó chính là quá trình mà trẻ đang học hỏi và khám phá mọi thứ xung quanh.
Nhà càng lộn xộn gia đình càng hạnh phúc |
1. Đồ chơi lộn xộn
Nhiều người khá phân vân không biết có nên mua nhiều đồ chơi cho trẻ hay không vì họ ghét cảnh con bày bừa khắp nơi trong nhà, rất mất công dọn dẹp.
Có những người thường xuyên rơi vào tình trạng vừa dọn xong con lại tiếp tục bày bừa, mẹ lại dọn, chúng lại bắt đầu bày bừa nơi khác. Dường như tình trạng này không thể chấm dứt và các ông bố bà mẹ liền cho rằng con hư, không chịu nghe lời. Thực ra họ đang có góc nhìn chủ quan của chính mình mà không hiểu cho trẻ mà thôi.
Thực tế, trong khi chúng ta có công việc để làm, việc nhà để dọn thế nhưng trẻ con chỉ có đồ chơi là người bạn của mình, là nơi duy nhất chúng có thể học hỏi mọi thứ ở thế giới này. Thế nên, thông qua đồ chơi, con kích thích thêm trí tò mò, thu thập thêm thông tin.
Theo khoa học, giai đoạn con từ 6 tháng đến 3 tuổi não bộ phát triển nhanh và mạnh nhất, tương đương 80% so với người lớn. Vì thế những thứ như đồ chơi, sách vở, đồ vật khi trẻ chạm vào sẽ kích thích ham muốn khám phá của chúng.
Từ đó thông qua đồ chơi sẽ tạo nên một nền tảng sau này trẻ thích khám phá thế giới. Đó là cách để kích thích tiềm năng bộ não của trẻ.
Nếu dành thời gian quan sát con, bạn sẽ thấy chúng không chơi đồ chơi như cách thông thường mà ta vẫn nghĩ. Chúng luôn có ý tưởng riêng của mình, đơn giản là chúng đang khám phá theo cách của mình mà thôi, chúng không phân biệt được món đồ đắt hay rẻ. Thế nên bạn cố gắng giải thích rằng mẹ đã mua đồ đắt tiền, con phải giữ gìn thì cũng không hiểu gì đâu.
Thậm chí, việc bố mẹ quá gọn gàng, sạch sẽ còn ảnh hưởng không tốt tới con. Bằng chứng là chúng đang chơi dở mà bị dọn sạch, con sẽ không dám chơi thoải mái như trước vì sợ bị mắng. Từ đó khả năng khám phá của đứa con bị kiềm chế.
Không chỉ người xưa nhận định rằng nhà càng lộn xộn gia đình càng hạnh phúc mà mới đây, một nhóm khoa học nhỏ ở Đức và Mỹ cũng đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra kết luận cuối cùng: Môi trường lộn xộn có ích cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ.
Đối với một đứa trẻ ưa khám phá thì càng thích tự trang trí không gian của mình sau khi đã tiếp nhận các thông tin mà chúng học được ở đâu đó. Điều này chỉ cho thấy chúng hiếu động, hướng ngoại.
Có những người thường xuyên rơi vào tình trạng vừa dọn xong con lại tiếp tục bày bừa, mẹ lại dọn, chúng lại bắt đầu bày bừa nơi khác. Dường như tình trạng này không thể chấm dứt và các ông bố bà mẹ liền cho rằng con hư, không chịu nghe lời. Thực ra họ đang có góc nhìn chủ quan của chính mình mà không hiểu cho trẻ mà thôi.
Thực tế, trong khi chúng ta có công việc để làm, việc nhà để dọn thế nhưng trẻ con chỉ có đồ chơi là người bạn của mình, là nơi duy nhất chúng có thể học hỏi mọi thứ ở thế giới này. Thế nên, thông qua đồ chơi, con kích thích thêm trí tò mò, thu thập thêm thông tin.
Theo khoa học, giai đoạn con từ 6 tháng đến 3 tuổi não bộ phát triển nhanh và mạnh nhất, tương đương 80% so với người lớn. Vì thế những thứ như đồ chơi, sách vở, đồ vật khi trẻ chạm vào sẽ kích thích ham muốn khám phá của chúng.
Từ đó thông qua đồ chơi sẽ tạo nên một nền tảng sau này trẻ thích khám phá thế giới. Đó là cách để kích thích tiềm năng bộ não của trẻ.
Nếu dành thời gian quan sát con, bạn sẽ thấy chúng không chơi đồ chơi như cách thông thường mà ta vẫn nghĩ. Chúng luôn có ý tưởng riêng của mình, đơn giản là chúng đang khám phá theo cách của mình mà thôi, chúng không phân biệt được món đồ đắt hay rẻ. Thế nên bạn cố gắng giải thích rằng mẹ đã mua đồ đắt tiền, con phải giữ gìn thì cũng không hiểu gì đâu.
Thậm chí, việc bố mẹ quá gọn gàng, sạch sẽ còn ảnh hưởng không tốt tới con. Bằng chứng là chúng đang chơi dở mà bị dọn sạch, con sẽ không dám chơi thoải mái như trước vì sợ bị mắng. Từ đó khả năng khám phá của đứa con bị kiềm chế.
Không chỉ người xưa nhận định rằng nhà càng lộn xộn gia đình càng hạnh phúc mà mới đây, một nhóm khoa học nhỏ ở Đức và Mỹ cũng đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra kết luận cuối cùng: Môi trường lộn xộn có ích cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ.
Phải làm thế nào với con hư? Nghe Phật dạy có 3 hạng con trai sau để tìm giải pháp ngay!
Tất nhiên có nhiều dạng người với nét tính cách khác nhau nhưng Phật dạy có 3 hạng con trai cũng là muốn đúc rút mọi thứ cho ngắn gọn, dễ hiểu. Từ đó, người
Tất nhiên có nhiều dạng người với nét tính cách khác nhau nhưng Phật dạy có 3 hạng con trai cũng là muốn đúc rút mọi thứ cho ngắn gọn, dễ hiểu. Từ đó, người
2. Phòng ngủ lộn xộn
Hầu hết chúng ta không biết một sự thật rằng một phòng ngủ lộn xộn chỉ vì các con bạn thường xuyên bày bừa các trò chơi ở đó cho thấy chúng có trí tưởng tượng tốt hơn những đứa trẻ khác cùng trang lứa.Đối với một đứa trẻ ưa khám phá thì càng thích tự trang trí không gian của mình sau khi đã tiếp nhận các thông tin mà chúng học được ở đâu đó. Điều này chỉ cho thấy chúng hiếu động, hướng ngoại.
Vậy mà trong mắt người lớn, hành vi này của trẻ là nghịch ngợm, và bắt đầu ngăn cấm, quát tháo, ép con phải sống gọn gàng trong khi chúng còn chưa hiểu khái niệm đó lắm, nó chỉ thấy sợ những tiếng động, giọng nói nặng nề phát ra từ bố mẹ mà thôi.
Vì thế, miễn là chúng không khiến đồ đạc bị vấy bẩn thì cứ để cho con được tự do vui đùa, thoải mái sáng tạo trong không gian phòng ngủ.
Lần sau thấy phòng ngủ của con lộn xộn thậm chí, chúng có xới tung cả phòng ngủ của bố mẹ vì chúng đang bày trò để chơi đùa với nhau thì tin rằng đó là cơ hội não bộ của trẻ càng phát triển tốt. Cha mẹ nên học cách hiểu con để tránh trường hợp bản thân áp đặt suy nghĩ và kiềm chế sự phát triển của trẻ.
Thay vì bực bội hãy vui mừng và đừng để sự thiếu hiểu biết của mình ảnh hưởng đến sự phát triển các năng lực của con cái. Ví dụ như trẻ thích dùng gối đùa với nhau hoặc để cưỡi ngựa, lấy chăn làm áo choàng… là cách con đang thử nghiệm các cách dùng khác nhau cho những món đồ, thoải mái sáng tạo với những vật dụng thân thuộc, do đó bố mẹ không nên quá lo lắng miễn là trẻ không vận động quá nguy hiểm là được.
3. Bàn học và bàn làm việc lộn xộn
Hãy tưởng tượng không gian bạn đang làm việc rất lộn xộn nhưng bạn vẫn luôn tìm ra được những món đồ cần thiết khi cần. Vậy mà nếu có ai đó vô tình dọn giúp cho nó gọn gàng, sạch sẽ thì bạn chỉ cảm công việc của mình rối tinh lên.
Xem ra, bàn làm việc gọn gàng lại không mang lại hiệu quả công việc cao như bạn tưởng. Thực tế là người khác nhìn vào nhận xét là bừa bộn nhưng những người đang làm việc biết rằng đó là sự hỗn loạn có trật tự.
Họ biết cách bày trí bàn làm việc của mình để mọi thứ trong tầm với, giúp họ nhanh chóng lấy ra món đồ mình cần, phục vục cho những cảm hứng bất chợt nảy sinh trong đầu.
Cổ nhân đã từng đúc kết rằng môi trường lộn xộn có một tính năng nhất định, có thể giúp cho con người nảy sinh ra những ý tưởng tốt. Và khoa học hiện đại cũng đã chứng minh rằng bàn làm việc hay bàn học lộn xộn lại có thể nâng cao hiệu quả công việc của một cá nhân nào đó.
Ví dụ điển hình là cựu CEO của Apple - Steve Jobs có bàn làm việc đặc biệt lộn xộn, bàn toàn giấy, chỉ chừa chỗ cho cái màn hình. Tương tự như vậy, bàn làm việc của nhiều nhà khoa học nổi tiếng thường rất lộn xộn.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những người có bàn làm việc bừa bộn thường sáng tạo hơn và thích thử những điều mới, và những người như vậy có xu hướng đổi mới hơn.
Vậy nên đôi khi bàn làm việc của con trẻ bừa bộn, hay bàn của vợ/chồng bạn không được gọn thì hãy tôn trọng không gian đó của họ và tin rằng đó là khi sự sáng tạo của họ có cơ hội bay bổng.
Một bàn học bừa bộn có thể một phần lý do là lười biếng nhưng điểm tích cực của nó là họ thường có khả năng sáng tạo cao hơn những người bình thường khác. Đặc biệt là đối với trẻ con - đối tượng thích khám phá, sáng tạo - thì không gian có phần lộn xộn lại kích thích, mang lại nhiều cảm hứng hơn cho chúng.
Mỗi khi thấy bàn học của trẻ bừa bộn một chút, cha mẹ cũng không ngay lập tức dọn mà nên hỏi ý kiến của con, nếu không có nguy cơ cao là bạn đang "phá hỏng" một ý tưởng nào đó của con rồi đấy.
Mỗi khi thấy bàn học của trẻ bừa bộn một chút, cha mẹ cũng không ngay lập tức dọn mà nên hỏi ý kiến của con, nếu không có nguy cơ cao là bạn đang "phá hỏng" một ý tưởng nào đó của con rồi đấy.
Không ít người đã bị con cái trách móc sau khi giúp con dọn dẹp: “Đừng đụng vào đồ của con. Mẹ đừng có tự ý dọn dẹp đồ của con như vậy. Mẹ làm hỏng hết của con rồi".
Những lời này khiến các bậc phụ huynh phiền lòng vì rõ ràng họ có ý tốt muốn dọn dẹp phòng cho con mình, sao giờ lại trở thành người làm xới tung đồ đạc của con
Vì vậy, hiểu chính xác quá trình phát triển của một đứa trẻ, bố mẹ sẽ không cần quá bực bội trước những việc tương tự như thế nữa vì ở một góc nhìn khác, trẻ để đồ đạc lung tung cũng có mục đích của mình. Chúng hoàn toàn có thể nhớ những đồ đạc mình ở đâu.
Hãy đảm bảo phòng của chúng không quá bẩn thỉu, việc trẻ để đồ đạc lộn xộn trông có vẻ rối tung nhưng điều đó có lợi cho việc chúng phát triển.
4. Phòng khách lộn xộn
Nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng phòng khách là “bộ mặt” của ngôi nhà, họ không thích cho các con chơi hay "làm loạn" ở đây vì sau đó phải dọn rất mệt. Vì thế mà cứ hễ thấy con xả đồ đạc lung tung trong phòng khách, cha mẹ sẽ khiển trách con ngay.
Hãy thử tượng tưởng xem đứa trẻ chỉ muốn chơi đồ chơi thì bị mẹ khiển trách, ngăn cản, cố gắng giữ nhà sạch sẽ, ngăn nắp thì làm sao có thể sáng tạo được. Nếu bố mẹ không cho con cái chơi được thoải mái vui đùa thì khả năng tư duy của một đứa trẻ sẽ bị hạn hẹp dần.
Không những thế vì chúng ưa hoạt động mà cha mẹ liên tục cấm đoán khiến con ngày càng tỏ ra chống đối và mối quan hệ giữa mẹ/bố và con cái càng tệ đi. Muốn gia đình hạnh phúc hơn thì bạn nên hiểu con thay vì ép chúng làm theo mong muốn của mình.
Trong khi đó, phòng khách là nơi rộng rãi, không gian đa dạng, thế nên con mới thích chơi, vận động ở đây. Một đứa trẻ cần vận động vì thông qua đó con có thể khám phá môi trường bên ngoài, nhận biết các chức năng của cơ thể, khám phá những điều mới và từ đó sáng tạo ra một số cách chơi mới.
Không những thế vì chúng ưa hoạt động mà cha mẹ liên tục cấm đoán khiến con ngày càng tỏ ra chống đối và mối quan hệ giữa mẹ/bố và con cái càng tệ đi. Muốn gia đình hạnh phúc hơn thì bạn nên hiểu con thay vì ép chúng làm theo mong muốn của mình.
Trong khi đó, phòng khách là nơi rộng rãi, không gian đa dạng, thế nên con mới thích chơi, vận động ở đây. Một đứa trẻ cần vận động vì thông qua đó con có thể khám phá môi trường bên ngoài, nhận biết các chức năng của cơ thể, khám phá những điều mới và từ đó sáng tạo ra một số cách chơi mới.
Theo Richard Clarke Cabot, giáo sư tâm lý học trẻ em tại Đại học Harvard, sau nhiều năm nghiên cứu ông nhận thấy: “Nhà cửa càng bừa bộn thì khả năng khám phá của trẻ càng cao. Ngày nay, những đứa trẻ có đặc điểm như vậy sẽ có tiềm năng rất lớn trong tương lai”.
Vì thế, bạn hãy tự tin để cho trẻ được vui chơi thoải mái, sau đó tập thói quen cho con dọn dẹp. Việc dạy trẻ cách dọn dẹp đống bừa bộn không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà mẹ cũng có thể đỡ lo lắng hơn.
5. Những chỗ trẻ thích bị lộn xộn
Có thể thấy có những góc nhất định nào đó trong nhà, con của bạn thường xuyên ngồi chơi và bắt đầu bày bừa mọi thứ ra. Thậm chí, dù chúng được nhắc nhở dọn dẹp nhiều lần nhưng vẫn chứng nào tật nấy, vẫn tiếp tục bừa bộn khiến bố mẹ bực mình, khó chịu, hoặc trừng phạt.
Thế nhưng bạn nên hiểu rằng đó là nơi con cảm thấy thoải mái nhất, chúng cảm thấy an toàn và thoải mái sáng tạo trong không gian mà mình thích. Thay vì cấm đoán con thì nên hiểu ràng con cần cảm giác an toàn, vui vẻ như thế nên cứ thích tới chỗ đó để chơi và vui đùa.
Vì vậy, cha mẹ khi thấy con để đồ chơi lộn xộn, đừng vội giúp con cất đi, hay trách mắng mà hãy để trẻ tự quyết định cách dọn dẹp đồ chơi, để trẻ thỏa sức sáng tạo. Khi trẻ xới tung đồ chơi của mình, đó cũng là lúc chúng đang sắp đặt đồ chơi theo cách suy nghĩ của riêng mình. Để mối quan hệ bố/mẹ và con cái bớt căng thẳng thì học cách hiểu chúng.
Thế nhưng bạn nên hiểu rằng đó là nơi con cảm thấy thoải mái nhất, chúng cảm thấy an toàn và thoải mái sáng tạo trong không gian mà mình thích. Thay vì cấm đoán con thì nên hiểu ràng con cần cảm giác an toàn, vui vẻ như thế nên cứ thích tới chỗ đó để chơi và vui đùa.
Vì vậy, cha mẹ khi thấy con để đồ chơi lộn xộn, đừng vội giúp con cất đi, hay trách mắng mà hãy để trẻ tự quyết định cách dọn dẹp đồ chơi, để trẻ thỏa sức sáng tạo. Khi trẻ xới tung đồ chơi của mình, đó cũng là lúc chúng đang sắp đặt đồ chơi theo cách suy nghĩ của riêng mình. Để mối quan hệ bố/mẹ và con cái bớt căng thẳng thì học cách hiểu chúng.