1. Ngũ uẩn là gì?
- Theo lời Đức Phật dạy ngũ uẩn là có 5 ẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là những yếu tố vật chất và tinh thần được kết hợp lại tạo nên con người, là chúng sanh. Theo đó, năm uẩn là vô thường. Những nỗi khổ cũng sinh ra từ vô thường, vô ngã mà ra.
- Theo ngài Huyền Trang thì uẩn (Khandha) có nghĩa là tụ tập, tích hợp lại theo từng loại, từng nhóm của những thứ có tính chất tương đồng. Ví dụ: Sắc, có nhiều sắc tích tụ lại, kết hợp lại. Thọ, có nhiều loại thọ tích tụ lại, kết hợp lại...
Ngũ uẩn là gì? |
Sắc Tức Thị Không – Không Tức Thị Sắc là câu nói kinh điển, nhưng ít người có thể hiểu được tính Không trong Bát Nhã Tâm Kinh cũng như ý nghĩa nội hàm vô cùng
2. Nội dung năm uẩn
2.1 Sắc
Sắc là sắc chất, bao gồm 4 yếu tố tạo thành nó là: đất, nước, gió, lửa. Các yếu tố do bốn đại tạo ra thuộc về sinh lý như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm.
Yếu tố vật chất là thân thể hay ngoài thân thể, thuộc vật chất hay năng lượng, thuộc thời gian hay không gian đều bao hàm trong sắc uẩn.
Thức ăn là thứ nuôi dưỡng sắc, khi thức ăn đoạn diệt thì sắc cũng bị đoạn diệt theo. Điều này được tạm hiểu là nếu ta thường xuyên ăn những món ăn từ động vật thì yếu tố liên quan đến sắc càng gia tăng, cho đến khi ta ăn chay thì chúng mới tự diệt dần dần. Có thể giải thích cho việc này ở hình ảnh hung hãn của một cá nhân nào đó chủ yếu là vì họ thường xuyên ăn thịt của những loài có tính khí tương tự.
Quan điểm của Phật giáo về thân thể vật lý dựa trên cơ sở lý duyên sinh, nghĩa là có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời giữa yếu tố con người với yếu tố vũ trụ thiên nhiên gồm môi trường, hoàn cảnh... Đó là cái nhìn về con người một cách toàn diện.
2.2 Thọ
Thọ, là cảm thọ. Cảm thọ khổ, cảm thọ vui và cảm thọ không khổ không vui.
Đức Phật dạy có sáu thọ: mắt tiếp xúc với hình sắc mà sinh thọ, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với vật cứng-mềm, ý với đối tượng tâm ý.
Cảm giác theo Phật giáo không dừng lại ở mức độ tiếp xúc đơn thuần mà là cảm xúc, một biểu hiện sâu hơn của cảm giác; cảm giác có ba loại: một là cảm giác khổ, hai là cảm giác vui sướng, ba là cảm giác không vui không khổ.
- Vui sướng: Cảm giác dễ chịu, thoải mái, phấn khởi khi ta tiếp xúc với một đối tượng mình thích. Ví dụ như thích được tặng hoa hồng nên ai tặng sẽ rất vui, cảm ơn rối rít. Thích được mặc váy đẹp và mua được một bộ vừa ý thì vừa ngắm vừa cười hạnh phúc.
- Không vui không khổ: Cảm giác trung tính không khó chịu, cũng không thấy vui hay thoải mái, không có một cảm xúc rõ ràng nào khởi lên trong tâm. Ví dụ khi ta đi qua đường, đi theo một dòng người đang đi cùng mình, không khởi lên khổ hay lạc mà chỉ là cảm giác thông thường.
2.3 Tưởng
Tưởng là sự nhận thức hay sự cảm nhận, bao gồm: sắc tưởng, thanh tưởng, hương vị, vị tưởng, xúc tưởng và pháp tưởng. Là nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng là cái gì, đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan.
Sự nhận biết đối tượng có hai loại:
- Nhận biết đối tượng bên ngoài như mắt thấy sắc nhận biết ai là bố, mẹ ta, ai là người lạ; tai nghe âm thanh nhận ra bản nhạc quen thuộc hay một bản nhạc mới đang hot...
- Nhận biết đối tượng bên trong, tức là các đối tượng tâm lý như những khái niệm, hồi tưởng ký ức...
2.4 Hành
Hành là sự tạo tác, sự tích tụ. Hành uẩn cũng có sáu loại do sự tiếp xúc giữa sáu giác quan và sáu đối tượng, hành còn gọi là "tư": sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư.
Tất cả những hiện tượng tâm lý, sinh lý hiện tại là kết quả của hành trong quá khứ, nghĩa là hành tạo nên một năng lực tiềm ẩn điều khiển thúc đẩy ở trong chiều sâu tâm thức.
2.5 Thức
Thức là sự nhận biết. Ta nhận biết nó chua, đắng, cay, ngọt, bùi... Thức có sáu loại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Thức là nền tảng của thọ, tưởng, hành. Thức là Tâm vương; thọ, tưởng, hành là Tâm sở.
Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thức ghi nhận sự xuất hiện của đối tượng, việc này giống như tấm gương phản chiếu tất cả những hình ảnh đi ngang qua nó. Ví dụ như khi ta cắn một miếng chanh chua thì hình ảnh quả chanh màu xanh, mọng nước bắt đầu hiện lên trong tâm trí của ta vậy.
Mục tiêu của sự phân tích năm uẩn: thấy rõ bản chất của con người và vũ trụ mà con người đang sống, nhờ đó mà khai mở trí tuệ, đoạn diệt khổ đau.
3. Ngũ uẩn là gánh nặng
Vì năm uẩn là vô thường, khổ đau nên cần nhìn nó không phải là mình, không phải là của mình, không phải là tự ngã của mình.
Để đáp ứng nhu cầu của thọ ẩn, ta phải đảm bảo cảm giác vật chất lẫn tinh thần vừa ý, thoải mái. Mọi thứ chưa dừng lại ở đó, ta phải quan tâm tới đời sống tinh thần khác như cho mình đi du lịch ngắm cảnh đẹp, nghe những bản nhạc hay đó là thức uẩn...
Chúng ta có thể nhận ra những gánh nặng mà ngũ uẩn mang lại không hề ít, thậm chí ngày càng gia tăng theo thời gian, không biết khi nào mới có thể dừng lại. Ví dụ như trước đây ta cảm thấy vui khi đủ ăn, đủ mặc thì nay ta thích phải ăn ngon, mặc đẹp, và sau này các tiêu chuẩn một lúc một cao hơn, càng gia tăng gánh nặng cho chính chúng ta bởi những ham muốn đó.
Thế nên việc nhận diện ngũ uẩn là gì cũng rất quan trọng và từ đó mới mong tìm ra cách diệt trừ khổ đau do chúng mang lại. Tuy nhiên, việc này cũng không hề dễ dàng khi mà chúng ta đang phụ thuộc rất nhiều vào thân người ở giữa cõi đời này.