Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

8 nỗi khổ theo lời Phật dạy: Lạ lùng biết được những điều này cũng đã bớt khổ

Thứ Năm, 10/11/2022 13:56 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) 8 nỗi khổ theo lời Phật dạy cho chúng ta biết rằng, ta sẽ chịu khổ vì những hoàn cảnh giới hạn sinh tử luân hồi chỉ vì chúng vô thường, mà bất cứ cái gì vô thường đều là khổ.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
Thích Ca Mầu Ni cho rằng: “Nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn nước biển” mới thấy rằng ai trong chúng ta ở cõi Ta Bà này nếu không khổ ít cũng khổ nhiều.

8 nỗi khổ theo lời Phật dạy sau đây thuộc về quy luật sinh tồn của tự nhiên và không phụ thuộc vào ý chí của một đấng siêu nhiên nào cả. Con người muốn thoát khỏi cái khổ, theo Đạo Phật phải thoát khỏi quy luật sinh tồn.

1. 8 nỗi khổ theo lời Phật dạy


1.1 Sanh khổ


Sanh khổ nghĩa là con người từ khi còn là một bào thai nằm gọn trong bụng mẹ cũng đã cảm nhận được cái khổ. Đó là không gian chật hẹp, tối tăm nhơ nhớp, sống phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng người mẹ dung nạp vào, vừa lọt lòng đã kêu khóc oa oa. 

Theo Phật giáo, việc thai giáo rất quan trọng vì từ trong hình hài thai con cũng đã có tình thức. Do có tình thức nên có sự cử động cảm xúc. Theo đó, nhận thức của con cũng đang dần dần phát triển, hoàn thiện theo thời gian và cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ người mẹ.

Vì chỉ nằm trong bụng mẹ nên bị phụ thuộc rất nhiều tâm trạng của mẹ, hoặc ngay cả khi mẹ ăn thức lạnh hay nóng vào người, con cảm nhận mọi thứ khá rõ ràng.
 
8 noi kho theo loi Phat day

8 nỗi khổ theo lời Phật dạy

1.2 Bệnh khổ


Mang trên mình thân người thì khó thoát khỏi bệnh tật, đau ốm hành hạ cả thể xác và tinh thần con người. Chẳng ai muốn bệnh nhưng lại không thể tránh khỏi. Ta có thể đứt tay, chảy máu, tai nạn, virus xâm nhập, ung thư,... và dù nhỏ hay to thì đều khiến ta cảm thấy đau đớn.  

Việc không lại dừng ở việc thân đau khổ mà ta còn phải chịu chi phí tốn kém thuốc thang, nằm viện. Thế nên nỗi khổ không dừng lại ở bản thân mình mà còn gây ra hệ lụy, lại gây thêm khổ lụy cho người thân. 

Chính vì có cái thân này nên trẻ con qua 1 tuổi - hết giai đoạn vàng đã bắt đầu đau ốm liêu xiêu từ bệnh này tới bệnh khác, từ đợt sốt này tới đợt sốt khác... Mệt mỏi không chỉ cho con mà cho cả cha mẹ, ông bà trong gia đình.

1.3 Lão khổ


Kiếp người cũng chẳng thể chống lại quy luật vô thường chuyển biến của tự nhiên khi ta có thể rực rỡ ở tuổi trẻ nhưng về già thì héo úa không còn nhận ra. Dù thời tuổi trẻ có mạnh khỏe, nhanh nhẹn vào sinh ra tử như thế nào cũng không thể đối mặt với hình ảnh tuổi già của mình với chiều hướng ngược lại.

Ai mà chẳng trải qua tuổi già, khi đó ta chịu thêm nỗi khổ của mắt mờ, chân chậm, tai điếc, da nhăn, lưng mỏi, ăn thấy kém ngon, ngủ không thẳng giấc, trí nhớ suy giảm... Chúng lần lượt trở thành nhân tố cản trở việc thỏa mãn những nhu cầu ngày càng gia tăng của con người. Thế nên mới được gọi là lão khổ. 
 

1.4 Tử khổ


Sanh thuận, tử an là ước mơ của hầu hết chúng ta nhưng mấy ai được toại nguyện. Kết quả chung của mọi người khi chết đó là thân lại bị bệnh khổ hành hạ đau đớn một thời gian. Khi sắp chết thì sợ hãi tinh thần, khó thở, bất an... Trước lúc lìa đời còn nuối tiếc của cải, gia sản hoặc chưa được chứng kiến con cháu trưởng thành, còn nhiều việc chưa làm xong,... việc này quả thật là khổ. 

Đó còn là chưa kể khi chết, không chỉ có người chết đau khổ mà còn gây hệ lụy đau khổ tới những người còn sống, khiến gia quyến đau lòng khôn nguôi.
 

1.5 Ái biệt ly khổ


Ái biệt ly khổ có 2 loại:

  • Sinh ly (chia lìa nhau khi còn sống)
  • Tử biệt (chia lìa nhau khi chết).

Ái biệt li khổ tức là cảm nhận nỗi đau khổ khi phải chia lìa người mình thương yêu. Điển hình nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh, những gia đình phải xa nhau, con cái, cha mẹ không được sống trọn vẹn để tận hưởng hạnh phúc, luôn trong tình trạng ngày nhớ đêm mong.

Hoặc những cặp đôi dù yêu nhưng vì một lý do nào đó mà phải chia cắt, vì quá đau khổ mà họ gửi gắm tâm sự của mình vào cả thơ ca.  
 

1.6 Sở cầu bất đắc khổ (hay cầu bắt đắc khổ)


Nghĩa là những mong muốn của mình không được toại nguyện. Khao khát của bản thân (sở cầu) không được đáp ứng.

Ví dụ như thấy người ta có cái áo đắt tiền nhưng mình có muốn cũng không đủ tiền mua cũng sinh ra đau khổ. Hay thấy người ta nhà cửa bề thế, mình mãi không đủ tiền mua một căn chung cư nhỏ cũng cảm thấy chạnh lòng, muộn phiền dâng lên.
 

1.7 Oán tằng hội khổ


Oắn tằng hội khổ là sự khổ về sự thù ghét. Ví dụ như ghét người ta mà thường xuyên phải gặp nhau, nhìn thấy mặt là khó chịu, cảm thấy tức giận, bực tức,... 

Hoặc ngày nay có nhiều gia đình vì tranh chấp tài sản mà anh chị em trong nhà và bố mẹ xảy ra mâu thuẫn, nói xấu, gây ra buồn phiền lẫn nhau. 
 

1.8 Ngũ uẩn khổ (hay ngũ uẩn xí thạnh khổ)

 
Con người khổ vì có sự ảnh hưởng của ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành và thức - trong cơ thể). Sắc ấm thuộc về thân, bốn ấm kia thuộc về tâm. Nói một cách đơn giản là ta sẽ bị chịu khổ về thân, tâm. 

Hay khi ta bám víu vào năm uẩn, coi đó là ta, của ta, tự ngã của ta; ý niệm về thân thể tôi, tâm tư tôi, tình cảm tôi, nhận thức của tôi… hình thành một cái tôi ham muốn, vị kỷ, từ đó mọi khổ đau phát sinh.
 
Có thể nói rằng, về mặt hiện tượng, khổ đau là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý. Về mặt bản chất, khổ đau là do sự chấp thủ và ngã hóa năm uẩn.

Cứ có thân xác này là chúng ta đã phải chịu những nỗi khổ mà chúng mang lại. Thân xác này luôn cố gắng để thỏa mãn những nhu cầu, ham muốn của nó, từ đó mới sinh ra khổ đau.

Điều thứ 8 này bao quát cả 7 nỗi khổ trên: Thân liên quan tới sanh, già, bệnh, chết. Tâm thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy.

2. Hiểu đúng chữ khổ

 
Coi doi nay khong ai la khong kho
 
Chúng ta thường liên tưởng chữ khổ với hình ảnh đau đớn, buồn phiền, bứt rứt, khó chịu... tuy nhiên, trong Phật giáo ý nghĩa của nó còn rộng hơn thế rất nhiều.

Để hiểu thêm về chữ khổ đầy đủ và chính xác hơn ta có thể tìm hiểu nguồn gốc của "khổ" được dịch từ trong thuật ngữ Pali là Dukkha.
 
Theo đó: Dukkha là “không hoàn hảo”, "tạm bợ", “không ổn định”, “không thường hằng”, “hư dối”, “không chắc chắn”, “không bám chấp”, “trống không” (không có một thực thể tồn tại độc lập),… Cho nên rất khó để tìm một từ ngữ diễn giải ý nghĩa này một cách chân thực nhất va nghĩa "khổ" chỉ mới là ý nhỏ trong đó. 
 
Thực ra, Đức Phật không nói là không có những hạnh phúc trong cuộc đời khi Ngài nói cuộc đời này có nhiều thứ khổ đau. Nhưng tất cả những loại hạnh phúc đó cũng thuộc về chữ Dukkha - sự “khổ”, chúng bao hàm ý nghĩa biến đổi, tạm bợ, không chắc chắn, không nên bám víu...

Trong kinh Trung bộ, sau khi đề cao giá trị hạnh phúc tâm linh của những tầng thiền định, Đức Thế Tôn dạy thêm rằng chúng là những trạng thái “không thường hằng (vô thường), là khổ (dukkha) và luôn bị đổi thay (aniccàdukkha)”.

Chúng ta phải ghi nhớ rằng từ Dukkha không phải chỉ có đau khổ theo nghĩa thông thường của thế gian, mà bởi vì những gì vô thường đều sinh ra khổ.
 
Phật giáo tập trung sự thực tiễn của thế gian nên không nhấn mạnh về vấn đề sướng hay khổ vì chúng phụ thuộc do góc nhìn của chúng ta. Một người tâm mình đầy tham lam, sân hận, bi quan, nhận thức sai lầm thì khổ là điều hiển nhiên.

Và ngược lại, nếu cũng con người ấy nhưng thay đổi, biết sống vui vẻ, không chấp ngã và dục vọng vị kỷ hay những phiền não chi phối ngự trị trong tâm thì cuộc đời an lạc, hạnh phúc.  
Tứ diệu đế - chân lý cốt lõi trong giáo lý nhà Phật giúp chúng sinh hưởng phúc
Phật giáo là tôn giáo có hệ thống giáo lý đồ sộ và ý nghĩa, nội dung phong phú sâu sắc, trải rộng trên nhiều lĩnh vực, có tác dụng tích cực đối với cuộc sống. 

3. Lợi ích của việc nhận diện 8 nỗi khổ 

 
Nhiều người cho rằng tại sao đạo Phật cứ xoay quanh chuyện khổ, thay vào đó nói tới những điều hạnh phúc chẳng phải tốt hơn sao?

Thực ra Phật giáo hướng đến sự chân thực của cuộc sống, muốn chúng ta hiểu và đối diện thay vì trốn tránh. Nhờ vào những lời Phật dạy ta có thể có được trí tuệ, thái độ sáng suốt, dám đối diện với sự thật để giải quyết tận gốc những khổ đau cuộc đời, chứ không sống trong sự giả vờ, ảo mộng hay lạc quan để tự lừa dối mình.

Ngài đã để lại một nền minh triết đồ sộ, kho tàng dược liệu để chữa trị bệnh khổ đau cả thân và tâm cho chúng sinh. Ta cũng chẳng thể phủ nhận các lợi ích của việc nhận diện 8 nỗi khổ như sau.
 

3.1 Không quá hoang mang khi gặp vấn đề 


Giống như việc lập kế hoạch vậy, khi ta đã lường được một số tình huống có thể xảy ra bao gồm trường hợp xấu nhất thì lúc xảy ra vấn đề ta bình tĩnh hơn.

Vì thế, việc nhận diện những nỗi khổ cũng đã giúp ta phần nào đó trong cuộc sống. Một sự việc không tránh khỏi thì ta có bất ngờ, oán thán sẽ chẳng lợi lộc gì, quan trọng nhất là cách xử lý. Thế nên khi đó ta biết rằng sự việc đang diễn ra và ta sẽ dành năng lượng cho việc giải quyết vấn đề mà thôi.

Tương tự vậy, khi gặp một trong 8 nỗi khổ trên ập tới ta sẽ ung dung hơn trong việc đón nhận. Ta đã hiểu rằng, một khi đã là quy luật thì chẳng thể chống nổi vì nó vẫn cứ sẽ xảy ra dù muốn hay không.

Câu chuyện về Đức Phật giúp người phụ nữ thoát khỏi nỗi đau mất con cũng dựa trên sự hiểu biết này. Vì sống trên đời này có ai không trải qua cái chết, có người chết sớm, có người chết muộn, ta có cố gắng tránh bằng mọi khách cũng không được. 

Chưa nói tới lợi ích nào to lớn khác, ngay khi nhận diện được các nỗi khổ cũng đã khiến chúng ta bớt đau khổ hơn rất nhiều. Đó thực sự là điều tuyệt vời mà nó có thể mang lại, thế nên Đức Phật thường nhắc tới sự khổ cũng là có lý do của nó.
 

3.2 Không bị bất cứ điều gì chi phối 

 
Khi chúng ta nhận diện được rằng những tham muốn chỉ khiến ta chỉ buồn ít, khổ nhiều thì ta bớt nắm bắt, tham lam giữ mọi thứ về mình. Từ đó, nhận thức về sự biết đủ, có như thế mới thoát được khỏi nghịch cảnh, tránh bị chi phối dẫn đến những hành động sai lầm.

Ta nhận diện hoàn cảnh xảy ra thay vì bám chấp, quá phụ thuộc cảm xúc của mình vào đó. Ta biết rằng, khổ nào rồi cũng sẽ qua, nên đời này có bị thất bại hay có lúc vùi dập chúng ta xuống vực thẳm cũng tin rằng mọi việc cũng sẽ lùi vào quá khứ và ta lại tiếp tục sống tiếp trên hành trình của mình ở cõi Ta Bà này.
 

3.3 Tu thân để thoát khổ

 
Để thoát khổ không phải là chuyện một sớm một chiều, chỉ có người đủ tài trí, đủ duyên thì mới tu hành có thành quả và thoát khổ được.

Trong khi đó, hầu hết chúng ta ở cõi này vẫn còn nhiều tham, sân, si giữa đời thường nên điều tốt nhất mà ta có thể làm đó là tu thân. Việc tu thân này có thể thực hành từ việc nho nhỏ và từng chút một.

Nếu cảm thấy từ tu thân có vẻ khó hiểu thì nên được tạm hiểu một cách nôm na là: Kỷ luật bản thân. Ví dụ như ta có mong muốn mua một bộ quần áo đẹp chẳng hạn nhưng nhắc nhở bản thân rằng trong tủ còn rất nhiều đồ nên ngừng ngay việc mua sắm lại. Làm được việc đó cũng đã bước đầu thành công trong việc kỷ luật bản thân rồi đấy.


Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X