Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Tính Không trong Bát Nhã Tâm Kinh - hiểu được rồi thì sống một đời an yên

Thứ Tư, 04/07/2018 10:21 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Sắc Tức Thị Không – Không Tức Thị Sắc là câu nói kinh điển, nhưng ít người có thể hiểu được tính Không trong Bát Nhã Tâm Kinh cũng như ý nghĩa nội hàm vô cùng sâu sắc trong câu nói tuy có vẻ đơn giản này.

Tính Không trong Bát Nhã Tâm Kinh 


Tính không (tiếng Phạn làshunyata) - học thuyết nền tảng của Phật giáo Đại Thừa. Nó cũng có thể là học thuyết gây nhiều tranh cãi nhất trong Phật giáo. 
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nói: “Sự vật và sự kiện không có bản chất nội tại và không có nhận dạng cá nhân ngoại trừ trong suy nghĩ của chúng ta.”
 
Trong Tứ Diệu Đế, đức Phật đã dạy, những đau khổ của chúng ta nảy sinh từ việc nghĩ rằng chúng ta là những người hiện hữu độc lập với một “cái tôi” nội tại. Nhận thức một cách triệt để bản chất nội tại này là ảo tưởng và giải phóng chúng ta khỏi đau khổ.

Trong Bát Nhã Tâm Kinh có câu: Sắc Tức Thị Không – Không Tức Thị Sắc. Sắc ở đây được hiểu là vật chất hay hình tướng, những gì chúng ta cảm nhận được thông qua 5 giác quan. Không có nghĩa là chơn không hay vô tướng. Chúng ta phải biết khi nào “sắc” khi nào “không” để có thể giải thoát khỏi khổ đau trong cuộc sống.
 
Bồ tát giải thích rằng, tất cả các hiện tượng đều là những biểu hiện của Tính không, trống rỗng với những đặc tính vốn có.

Bởi vì các hiện tượng không có các đặc tính vốn có, chúng không sinh ra cũng không bị phá hủy, không tinh khiết, không ô uế, không đến hay đi. Vì tất cả các hiện tượng không tồn tại độc lập với các hiện tượng khác, tất cả những khác biệt chúng ta tạo ra là tùy tiện.
 
Tinh Khong trong Bat Nha Tam Kinh
 
Trước hết chúng ta thử xem xét các pháp trên thế gian này có pháp nào không phải nhân duyên sanh hay không? Như chúng ta nhìn thấy máy bay thì từ đâu mà thành? Do người phát minh, nhân công lắp ghép từng bộ phận, thử nghiệm... cho đến khi được một máy bay hoàn chỉnh.

Không tự nhiên mà xuất hiện một chiếc máy bay, phải đủ nhân, đủ duyên hội hợp mới có. Nhân duyên thì không phải một thứ mà rất nhiều thứ tụ hợp lại thành sự vật. Cũng vậy, tất cả muôn sự muôn vật trên thế gian này có cái nào vượt ngoài vòng nhân duyên đâu.

Cũng như vậy, con người do nhân duyên sinh nên không chủ thể, không cố định. Muôn vật trên thế gian này do nhân duyên sinh cũng không chủ thể, không cố định. 

Chúng ta cứ ngỡ rằng những gì mắt thấy tai nghe là thực có, nhưng không ngờ chúng là duyên hợp. Đã là duyên hợp, chúng ta đừng lầm chấp nó thật thì sẽ không đau khổ. 

Kinh Bát Nhã có câu: "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách”. Nghĩa là, Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành sâu vào trí tuệ Bát Nhã, Ngài xem thấy tất cả sự vật, tất cả pháp hay nói gọn là con người gồm năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều không có thực thể, không cố định. Khi thấy như vậy Ngài liền qua hết thảy khổ nạn.

Chẳng có cái gì được gọi là đôi giày, nhà cửa hay xe cộ cả. Lý do? Vì những thứ đó đều không có bản chất cố định để nhận diện. Tất cả là do nhân duyên tạm bợ nương gá nhau mà thành. Hết duyên thì tan rã rồi trở về với cát bụi hư vô. Không có gì là tự thân riêng biệt của chính nó cả.
 
Chữ “Không” ở đây không có nghĩa là không tồn tại theo cái nhìn hư vô. Mà nó có nghĩa là không có tự tính cố định, vì không có gì riêng biệt, tự thân, độc lập nên mọi thứ đều chịu tác động của vô thường.
 
Tính Không luôn hiện hữu trong các sự vật, hiện tượng nên chúng mới có thể phát sinh và hoại diệt. Thấy được chữ Không của Bát Nhã rồi thì chúng ta dễ tu. Bởi vì chúng ta đang mắc bệnh chấp không. 
 
Bởi vì có trí tuệ rồi chẳng lẽ ngồi không, ai khổ mặc họ không cần biết? Nhưng như thế là ích kỷ. Khi hiểu tính không rồi ta không chấp người, không chấp mình, ta nên chỉ cho họ thấy được lẽ thật, không còn chấp, không còn đau khổ nữa, sống một đời an yên.
 

Hiểu lầm về Tính Không trong Bát Nhã Tâm Kinh 

 
Chúng ta đừng lầm chữ Không trong kinh Bát Nhã là trống rỗng, không có gì hết, chữ Không đây là ngay nơi sự vật hiện tiền mắt thấy, tay sờ mó được song chủ thể nó là không, không cố định. Những gì Kinh Bát Nhã không chỉ là vấn đề tâm linh mà còn là nói về thực tế cuộc sống.

Như vậy dù mắt thấy, tay sờ mó được mà nói là Không, đó là không chủ thể, không cố định. Bát Nhã nói Không vì nó do nhân duyên sinh nên không chủ thể. Cho nên chữ Không trong kinh Bát Nhã còn gọi là tính Không. Hệ thống Bát Nhã gọi đó là tự tính Không. Tức là không có chủ thể, không tự tính nhưng sự vật vẫn có giả tướng của nó khi đủ duyên tụ hội.
 
Chúng ta thử nghiệm lại thân mình có phải là tạm bợ hay không? Do duyên hợp, thiếu duyên sanh nên chúng ta bệnh tật rồi đi đến bại hoại. Vì vậy chữ Không của Bát Nhã là không có thực thể.

Người ta cứ ngỡ cái bàn trước mắt là có, hư không trống rỗng là không. Đó là cái có không của người đời, còn Không của Bát Nhã là không tự tánh, không tự tính tức là không thực thể. Vì vậy đức Phật nói thân này vô ngã. Vì vô ngã nên không chủ thể, bởi không chủ thể nên tùy duyên mà thành, tùy duyên mà hoại, không phải lúc nào cũng nguyên vẹn. Đó là ý nghĩa cụ thể của đạo Phật.

Hướng dẫn tụng kinh cho Phật tử tại gia: Nên tụng bộ kinh nào, tụng thế nào cho đúng?
Tụng kinh là một trong những biện pháp dưỡng tâm rất tốt. Hơn nữa, những Phật tử tại gia cũng thường hay tụng kinh tại nhà để mong điều tốt cho gia đình. Vậy
 
Hieu lam ve Tinh Khong trong Bat Nha Tam Kinh
 
 
Trong con mắt của người thường, chúng ta  thấy cái gì cũng thật nên hay chấp, dễ kẹt. Cho nên si mê là động cơ chủ yếu đưa chúng ta đến chỗ sai lầm. Từ sai lầm đó khiến chúng ta không thấy lẽ thật, rồi bị chìm đắm trong sinh tử, kiếp này kiếp nọ không cùng. Tuy nhiên những thứ đó cũng là tướng duyên hợp không thật.  
 
Kinh Bát Nhã là cái nhìn sâu sắc giúp chúng ta vượt qua tất cả các cặp đối lập, chẳng hạn như sinh tử, bản ngã và vô ngã, phiền não và vô minh, tăng và giảm…Tất cả các hiện tượng đều là sản phẩm của sự phát sinh phụ thuộc, đó là điểm chính của Tâm Kinh. 
 
Vậy là mọi thứ vừa sinh ra đã được “gắn nhãn” hoại diệt! Vậy chúng ta sống làm cái gì nữa chứ? Nhà cửa, tiền tài, danh vọng, vợ đẹp…Tất cả rồi cũng sẽ tan biến như chưa từng tồn tại. 
 
Tính Không trong Bát Nhã Tâm Kinh không phải là dạy chúng ta từ bỏ tất cả, mà nó giúp chúng ta có cái nhìn cân bằng hơn trong cuộc sống. Dù có tác động tích cực hay tiêu cực chúng ta cũng không bị mắc kẹt trong trạng thái tiêu cực ở hiện tại, không tức giận vì hôm nay trời nắng mà không mưa. Mọi thứ đều do nhân duyên mà tạo thành, nhân tốt thì quả tốt, mai là một ngày mới, đâu ai biết thủy triều sẽ mang đến điều gì.

Từ bi tuyệt đối là từ bi trong ánh sáng của Tính không: Tất cả chúng sinh đều trống rỗng. Tất cả chúng sinh, do đức tính trống rỗng của họ, đã được giải phóng và thuần khiết. Như trong Bát Nhã Tâm Kinh đã nói, khổ đau trống rỗng và sự giải thoát khỏi đau khổ cũng trống rỗng.
 
Lòng từ bi tuyệt đối làm cho chúng ta có thể duy trì việc hỗ trợ và giúp đỡ chúng sinh đến vô tận mà không suy nghĩ gì. Lòng từ bi tương đối dựa trên quan điểm rộng lớn của chúng ta về bản chất trống rỗng của cuộc sống, trong mối liên hệ giữa trái tim và sự tham gia. Bản thân xem việc đó cũng là điều không thể, nhưng cả hai cùng nhau tạo ra một cuộc sống kết nối tuyệt vời và bền vững.
 
Bát Nhã Tâm Kinh truyền đạt bản chất của trái tim, của cái được gọi là “Sự hoàn hảo của trí tuệ hay cái nhìn sâu sắc”. Chính nó, nó không phức tạp, nó không cung cấp cho chúng ta tất cả các chi tiết.

Cùng theo dõi và trì tụng Kinh Bát Nhã hàng ngày để được giải thoát khổ đau, tiêu tai giải nạn.
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X