(Lichngaytot.com) Theo lời Phật dạy về hạnh phúc vợ chồng, có 2 việc tuy đơn giản nhưng lại đóng vai trò quyết định hạnh phúc của một gia đình, song không phải ai cũng làm tốt được 2 việc đó. Còn một khi đã làm được rồi, phúc lộc viên mãn không cầu cũng tự đến.
Giáo lý nhà Phật dạy rằng: Vạn vật trên đời đến với nhau đều bởi một chữ "duyên", cái duyên đó đã được số mệnh sắp đặt sẵn.
Mỗi cuộc gặp gỡ đều không thể tránh được cái
nhân quả của đời người. Chính vì mối quan hệ nhân quả đó, chúng ta mới có thể gặp được nhau trong biển người mênh mông này.
Cũng như
lời Phật dạy:
| Kiếp trước 500 lần ngoái đầu nhìn lại mới đổi được kiếp này một lần gặp thoáng qua. Lời Phật dạy | |
Người gặp gỡ được với nhau ở kiếp này chính là nhờ mối nhân duyên tu từ nhiều kiếp trước đó.
Duyên phận là điều gì đó rất kì lạ, không ai có thể thực sự nói rõ về nó.
Có duyên mà không nợ thì gặp nhau cũng không thể chung sống. Có nợ mà không duyên thì cũng chẳng thể thành vợ chồng. Duyên nợ tác thành vợ chồng, hay nói đúng hơn là nghiệp lực đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hai người đến với nhau để có
nhân duyên vợ chồng.
Khi hai người gặp nhau, yêu nhau rồi nên duyên chồng vợ, vốn từ hai người xa lạ, tính cách cũng có nét khác biệt song nếu như có thể tìm ra cách để dung hòa những cái trái ngược đó, ấy chính là hạnh phúc.
Theo như lời Phật dạy về hạnh phúc vợ chồng, chỉ cần làm tốt hai việc này thì sóng gió nào cũng qua, hạnh phúc không cầu cũng tự đến với gia đình.
1. Nhẫn nhịn là bí quyết gìn giữ tình nghĩa vợ chồng
Người xưa có câu:
| Tu trăm năm mới đi chung một chuyến thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng. Lời người xưa | |
Hai con người xa lạ không quen biết có thể được đi chung đường với nhau, đó đều là nhân duyên.
Duyên do trời định, phận do nhân định. Đúng là như thế, gặp nhau là ý trời, bên nhau là ý người. Dựa vào đôi bên gìn giữ, phát triển thì duyên một lần gặp gỡ mới thành mối phận trăm năm.
Gia đình hài hòa là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Để có một gia đình hài hòa, điều quan trọng vẫn là do cá nhân tự điều chỉnh, hay nói cách khác, hạnh phúc gia đình được quyết định bởi sự cố gắng vun vén của cả hai vợ chồng.
Trong đó, cảm xúc và thái độ đóng vai trò lớn đối với sự hài hòa của một gia đình.
Muốn vợ chồng hạnh phúc, hai bên phải nhường nhịn, hạ thấp cái tôi để chung sống.
Vợ chồng nên nhịn khi sống chung với nhau, có vậy mới mong dài lâu và hạnh phúc. Đức Phật xem hôn nhân không chỉ là nhân duyên để con người kết nối hạnh phúc thương yêu mà còn là cơ hội cho cá nhân (vợ, chồng) hoàn thiện chính mình.
Bởi sinh ra không ai hoàn hảo cả, đàn ông cần thời gian để trưởng thành. Đàn bà cũng cần nơi để hoàn thiện bản thân mình.
Hôn nhân là hai con người đầy khuyết điểm tìm thấy nhau rồi nên duyên, vì vậy phải nhường nhịn nhau mà sống. Ngoài đường hơn thua ai cũng được nhưng về nhà phải tôn trọng nhau.
Khi đã bước chân vào hôn nhân thì sự tự tôn, cái tôi cũng nên tạm gác lại để đặt cái chung lên hàng đầu.
Vợ chồng nên "tu khẩu" mới mong hạnh phúc bên nhau trọn đời trọn kiếp.
Gia đình không phải là nơi để bất cứ ai phô diễn sức mạnh, tranh cãi “tới bến” để chứng minh rằng mình đúng. Khi có “xung đột” xảy ra, sự thỏa hiệp, hy sinh một chút, nhún nhường một chút sẽ giúp cả hai nhận được nhiều hạnh phúc.
Đức Phật cho rằ̀ng việc hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ trong hôn nhân là việc đáng làm hơn là bất cứ sự tranh đấu cho quyền lợi nào. Do đó, Ngài xem bổn phận và nghĩa vụ như là những phương tiện hữu hiệu để thiết lập một mối quan hệ hôn nhân thành công.
2. Chung thủy là chìa khóa mở cửa hạnh phúc
Theo lời Phật dạy về hạnh phúc vợ chồng, chung thủy chính là chìa khóa dẫn đến thứ hạnh phúc mà ai cũng ước ao đó.
“Thủy” là khởi nguồn, “Chung” là kết thúc. Một khi đã mang danh phận vợ chồng thì phải trước sau như một, vững lòng vững dạ, không thay đổi trước những biến cố của cuộc đời.
Vợ - chồng tuy là hai người không cùng huyết thống nhưng tình cảm này vô cùng thiêng liêng, đẹp đẽ và đáng trân trọng, chỉ có thể là một. Trừ khi hai người mất đi mới không thể sống chung nữa.
Phật dạy rằng, người phụ nữ phải biết giữ tiết hạnh, đàn ông không được sanh tâm tà vạy (không ngay thẳng). Sự chung thủy trong đời sống vợ chồng vô cùng quan trọng, là chuẩn mực đánh giá đạo đức của một con người.
Có một câu chuyện đáng suy ngẫm của Đức Phật dạy về sự chung thủy trong hôn nhân như sau:
Đêm khuya, trong một ngôi Chùa, có một người quỳ dưới chân Đức Phật nhờ Ngài chỉ bảo để tìm ra lối thoát cho rắc rối hiện tại.
Người đó nói: Thưa Đức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm một người phụ nữ khác, con thật sự không biết nên làm thế nào bây giờ?
Đức Phật đáp: Con có thể xác định người phụ nữ con đang yêu hiện nay là người phụ nữ cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không?
Người kia trả lời: Thưa vâng.
Đức Phật: Vậy giờ con ly hôn, sau đó lấy cô ấy?
Người kia: Nhưng vợ con là một người dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Đức Phật?
Đức Phật: Hôn nhân không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.
Người kia: Nhưng vợ con vẫn rất yêu con, yêu con rất nhiều, thưa Đức Phật.
Đức Phật: Vậy thì vợ con hạnh phúc.
Người kia: Sau khi con chia tay vợ để lấy người khác, vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Ngài?
Đức Phật: Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi một tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.
Người kia: Nhưng con cắt đứt mối quan hệ với vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ chứ?
Đức Phật lại nói: Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ chuyển sang một người khác, bởi vì tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.
Người kia: Vợ con đã từng nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác.
Đức Phật: Con cũng đã từng nói thế phải không?
Người kia nghe đến đây ấp úng không nói tiếp được gì.
Đức Phật: Bây giờ con nhìn ba ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?
Người kia: Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.
Đức Phật: Ba ngọn nến đó ví như ba người phụ nữ. Một ngọn trong đó là người hiện giờ con đang yêu. Chúng sinh đông đảo, phụ nữ có rất nhiều người. Ngay đến một trong ba ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không tìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người phụ nữ hiện nay con đang yêu là người cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?
Người kia lại ấp úng nói không lên lời.
Đức Phật: Bây giờ con cầm một cây nến đặt trước mắt, để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?
Người kia: Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.
Đức Phật: Bây giờ con đặt nó về chỗ cũ, rồi lại nhìn xem ngọn nào sáng nhất.
Người kia: Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.
Đức Phật: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người phụ nữ cuối cùng con đang yêu hiện nay, tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất, đẹp nhất. Khi con để nó về chỗ cũ, con lại không tìm được cảm xúc tốt đẹp như lúc trước nữa. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình vô nghĩa.
Người kia: Con đã hiểu rồi, đã ngộ ra chân lý mà Ngài muốn truyền đạt. Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.
Đức Phật: A Di Đà Phật…
Qua câu chuyện trên có thể thấy, hạnh phúc không cần chờ đến kiếp sau, cũng không cần tìm kiếm ở nơi nào xa xôi, nó có thể hiện hữu ở ngay bây giờ và ở đây.
Ai cũng mong đạt được hạnh phúc chân thật, nhưng không ít người vì mù quáng nhất thời mà không biết trân trọng hạnh phúc mình đang có, mải mê đuổi theo những thứ vô nghĩa ngoài kia.