(Lichngaytot.com) Đức Phật phân biệt 4 kiểu người cơ bản với những đặc điểm tính cách riêng và từ đó những nỗi khổ mà họ chịu đựng do tâm của mình gây ra cũng tương ứng.
Theo Đức Phật Thích Ca, khổ đau ở mức độ nào đều do tâm ta kiểm soát vì hoàn cảnh không ai giống ai, nhưng điều quan trọng là người đó có biết điều phối tâm mình để không còn bị dính mắc vào cái khổ đó hay không. Mỗi người có hành xử khác nhau, từ đó Ngài đã phân chia ra làm từng kiểu người:
Đức Phật phân biệt 4 kiểu người cơ bản
Theo đó, có câu chuyện kể rằng, nhân một ngày, Đức Phật Thích Ca gọi tất cả đệ tử của mình đến ngồi xung quanh để nghe Ngài giáo hóa. Ban đầu, Ngài kể về 4 loại ngựa trong nhân gian mà người đời hay sử dụng như sau:
“Loại thứ 1 là loại ngựa thượng phẩm. Nó chạy rất nhanh và có thể chạy khoảng 1.000 dặm (khoảng 500 cây số) một ngày. Ngay khi người chủ nhấc roi lên, nó sẽ biết là chạy hay dừng lại.
Loại thứ 2 là loại ngựa nhất phẩm. Khi người chủ nhấc roi lên, nó không chạy ngay. Nhưng khi roi đụng vào mình nó thì nó sẽ hiểu và chạy. Mạnh mẽ và nhanh chóng, nó vẫn là một loại ngựa tốt.
Loại thứ 3 là loại ngựa nhị phẩm. Nó không làm theo lệnh của chủ ngay cả khi bị quất roi. Chỉ khi người chủ điên lên và quất mạnh vào nó thì nó mới chạy.
Loại thứ 4 là loại ngựa tam phẩm, đây là loại kém nhất vì tốc độ đã chậm mà lại rất ngoan cố, thà bị đánh chứ nhất quyết không chạy. Để ngựa tam phẩm nghe lời, người chủ thường phải quất mạnh roi khiến chúng đau thấu xương đến bị thương và rỉ máu thì chúng mới chịu chạy”.
Nghe Phật Thích Ca kể tới đây, các đồ đệ của Ngài dường như vẫn chưa hiểu lắm về hàm ý mà Ngài muốn nhắn nhủ. Biết ý, Ngài thong thả nói tiếp: “Con người sống trên đời cũng được chia ra là 4 kiểu như trên:
Kiểu thứ 1 là kiểu người tinh tấn bẩm sinh, thông suốt cuộc đời, biết mình biết ta nên luôn trong tâm thế nỗ lực phấn đấu, không ngừng tiến lên để trở thành một cá nhân được người đời trân trọng.
Kiểu thứ 2 là kiểu người có căn cơ thông tuệ nhưng phải tận mắt chứng kiến tính chất vô thường của cõi hồng trần, hoa nở hoa tàn, trăng tròn trăng khuyết,... mới tự giục mình tiến lên, cố gắng từng chút một.
Kiểu thứ 3 là kiểu người ngộ tính kém cỏi, họ chỉ tỉnh mộng trần gian và thiện đãi sinh mệnh, hiểu mình hiểu đời khi và chỉ khi bản thân trải qua vài kiếp nạn tai ương thống khổ. Nỗi đau là liều thuốc quý giúp họ đến bến bờ an lạc.
Kiểu thứ 4 là kiểu người chấp mê bất ngộ, mãi mãi không chịu quay đầu mà cứ u mê trong giấc mộng không có thật. Để rồi khi bản thân mang nặng nghiệp chướng, bệnh tật đầy mình, trên bờ vực cái chết, họ mới giật mình hối cải. Đáng tiếc, mọi chuyện đã muộn màng.
Hãy suy xét để biết mình là ai trong 4 kiểu người trên
Từ việc Đức Phật phân biệt 4 kiểu người cơ bản trên ta cũng có thể xét theo các đặc điểm ấy để nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình. Đó là việc rất quan trọng, ta nên làm thường xuyên vì trên đời này ta chẳng thể thay đổi ai cả ngoài bản thân mình.
Việc hiểu mình là ai trong 4 kiểu người theo cách phân chia trên là để tìm cách bước lên từng nấc một thành kiểu người tốt hơn, nhằm mục đích hoàn thiện bản thân mình theo thời gian và luôn nhắc nhở rằng không bao giờ là quá muộn cả:
Kiểu người thứ 1
Kiểu người này thực sự may mắn vì họ sinh ra đã là người tinh tấn, nghĩa là những người này không chỉ thông minh mà còn rất nhạy cảm, thức thời. Những người này luôn biết lường sức mình, đoán biết được ý định của người khác để không quá liều lĩnh, không làm tổn thương người khác.
Với mẫu người này, họ không đặt nặng quá vấn đề mình có là người thành công hay không vì trở thành người bình thường đối với họ cũng là ân huệ rồi. Đối với họ, giàu cũng được, bình bình cũng chẳng sao vì họ thấu tỏ rằng tất cả đều là nhân duyên từ tiền kiếp mà họ có mặt ở trên cuộc đời này, ta chẳng thể nào chọn nơi mình sinh ra.
Trong khi người khác tìm cách để làm giàu, có sự nghiệp lẫy lừng, gia đình sung túc thì họ cứ bình chân như vại. Việc họ quan tâm nhất đó là tìm cách tu thân và không ngừng mở mang kiến thức để nhằm mục đích hoàn thiện mình từng ngày qua đi, không lãng phí chút thời gian nào khi bản thân đang trong hình hài một con người.
Hơn ai hết, họ tin vào nhân quả là một trong 3 kiểu người được Phật bồ tát quý nhất. Những người này biết được bản chất vô thường của cõi hồng trần nên vẫn luôn không ngừng học hỏi, tích lũy kiến thức. Họ là những người biết rõ sức mạnh của mình nằm ở đâu để phát huy chúng tối đa khi cần.
Nếu có khó khăn trở ngại họ cũng biết cách lùi bước, dưỡng sức, có bị thiệt thòi thì họ cũng xem nhẹ hết, đối với kiểu người số một này, sống trong cuộc đời đâu phải cứ tranh giành hơn thua mới là người thông thái.
Họ biết nương theo hoàn cảnh, theo từng tình huống cụ thể mà thích nghi, việc này cũng giống như loại ngựa tốt nhìn bóng roi liền biết điều chỉnh thuần phục. Đây chính là kiểu người hiền năng thiện lương đệ nhất, đắc được điều thiện trong chính Pháp mà tự điều chỉnh tuân theo.
Đặc biệt, điểm nổi bật nhất của những người này đó là họ sống cực kỳ hiếu thuận với cha mẹ. Với phận làm con phải biết kính trên nhường dưới báo đáp công lao dưỡng dục sinh thành của cha mẹ. Họ luôn ý thức cao việc phải làm tròn chữ hiếu với bậc sinh thành.
Kiểu người thứ 2
Kiểu người này cũng may mắn khi sinh ra thông minh, nhanh nhẹn hơn người khác. Nhưng họ có chút điểm yếu đó là thực sự không tinh tế, khéo léo hoặc có tầm nhìn xa trông rộng được như kiểu người thứ 1.
Họ có nét tương đồng như loại ngựa thứ 2 vậy, chúng chạy cũng rất nhanh nhưng lại không thông minh lắm, chúng chỉ chạy khi roi của người cưỡi quất trúng thân mình. Điều này có nghĩa là kiểu người này vẫn phải chịu "đòn roi" của cuộc đời mới tỉnh thức, họ phải trải qua đau đớn mới nhận ra bài học của mình.
Họ là người hiểu chuyện nhưng phải chính mình trải qua rồi mới có được kinh nghiệm, không dám tái phạm. Họ hiểu đúng về sám hối để từ đó biết rằng bản thân đã từng phạm sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết hối lỗi, biết điều chỉnh bản thân, không để cho mình tiếp tục mu muội như xưa.
Họ có nét tương đồng như loại ngựa thứ 2 vậy, chúng chạy cũng rất nhanh nhưng lại không thông minh lắm, chúng chỉ chạy khi roi của người cưỡi quất trúng thân mình. Điều này có nghĩa là kiểu người này vẫn phải chịu "đòn roi" của cuộc đời mới tỉnh thức, họ phải trải qua đau đớn mới nhận ra bài học của mình.
Họ là người hiểu chuyện nhưng phải chính mình trải qua rồi mới có được kinh nghiệm, không dám tái phạm. Họ hiểu đúng về sám hối để từ đó biết rằng bản thân đã từng phạm sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết hối lỗi, biết điều chỉnh bản thân, không để cho mình tiếp tục mu muội như xưa.
Họ cũng biết sợ hãi sinh, lão, bệnh, tử để từ đó tìm cách tu thân, tu tâm, họ cũng giống như loại ngựa tốt thấy roi chạm vào lông đuôi liền biết điều chỉnh thuần phục, thuận theo ý của người đánh xe vậy.
Kiểu thứ hai này cũng rất đáng khen, họ chứng kiến cuộc sống thế gian hoa nở hoa tàn, trăng tròn rồi khuyết, đời người lúc thăng lúc trầm, cũng kịp thời tự mình thúc giục, không dám buông lơi, phóng túng, biết điểu chỉnh thân tâm cho phù hợp.
Kiểu người thứ 3
Người thứ 3 thì chậm chạp hơn rất nhiều người thứ 2, do đó, bản thân cũng phải chịu thống khổ hoặc chính bản thân họ gặp tai ương thì mới bắt đầu tỉnh ngộ và thiện đãi sinh mệnh. Họ không đủ thông minh, nhanh nhẹn nhưng đúng là "muộn còn hơn không", vì sau cùng họ vẫn kịp tỉnh ngộ để biết bản thân nên làm gì.
Họ không khác loại ngựa thứ 3 là bao, loại này thì tốc độ thường thôi, nhưng đôi khi rất cứng đầu khó thuần hóa, khiến chủ phải điên tiết quất roi thật mạnh. Kiểu người này roi chạm tới da thịt thì mới biết điều chỉnh thuần phục, thuận theo ý của người đánh xe.
Có thể thấy, kiểu người như vậy đã có chút mu muội, họ phải chịu rất nhiều đau đớn như trời giáng mới tỉnh ngộ, chứ vài "cái tát" cuộc đời xem ra không đủ, kiểu người này phải mất nhiều thời gian hơn để tu tập.
Có thể thấy, kiểu người như vậy đã có chút mu muội, họ phải chịu rất nhiều đau đớn như trời giáng mới tỉnh ngộ, chứ vài "cái tát" cuộc đời xem ra không đủ, kiểu người này phải mất nhiều thời gian hơn để tu tập.
Cuộc sống thực sự khó khăn đối với họ, nhất là giai đoạn đầu đời khi mà họ còn quá ngây ngô, phạm sai lầm hết lần này tới lần khác.
May mắn là sau thời gian dài thống khổ, bị không ít người đời giày xéo thì họ cũng kịp đứng lên từ bùn đen, ngộ được tính vô thường của cuộc đời thì thay vì để tham lam, sân hận, đố kỵ, ganh ghét,... dẫn lối và phá hủy cuộc đời mình. Từ đây, họ bắt đầu chọn cách làm chủ cuộc sống.
Khi có được sự khôn ngoan sau những trải nghiệm hãi dùng, họ chọn làm người thiện lương, tĩnh lặng và tự thân phấn đấu để có trí huệ, có một cuộc đời vừa vặn, để người đời ngưỡng vọng.
Kiểu người thứ 4
Có những người thấy bao nhiêu tấm gương của người đi trước kết cục không hề tốt đẹp gì khi chạy theo lợi danh, tiền bạc, bị dục vọng cuốn trôi nhưng họ vẫn không biết sợ là gì. Có thể họ cứng nhắc, cố chấp tới mức cứ "vô tư" phạm lỗi và nghĩ rằng cuộc sống này "chừa mình ra" nên họ vẫn cứ thế gieo rắc tội lỗi.
Đối với nỗi khổ lão, bệnh, tử mà người khác phải chịu thì họ không nghe, cũng không nhìn. Họ cứ mãi mãi lẩn quẩn trong bể khổ của chính mình, họ sống trong địa ngục trước cả khi nhắm mắt xuôi tay, khổ đau không sao kể xiết. Suốt cả đời họ như con thiêu thân dành cả đời theo đuổi lợi danh, tình ái, bạc tiền, quyền lực, khi ngoảnh lại thấy tháng ngày đã cạn, lúc ấy không khỏi giật mình, bàng hoàng.
Đối với nỗi khổ lão, bệnh, tử mà người khác phải chịu thì họ không nghe, cũng không nhìn. Họ cứ mãi mãi lẩn quẩn trong bể khổ của chính mình, họ sống trong địa ngục trước cả khi nhắm mắt xuôi tay, khổ đau không sao kể xiết. Suốt cả đời họ như con thiêu thân dành cả đời theo đuổi lợi danh, tình ái, bạc tiền, quyền lực, khi ngoảnh lại thấy tháng ngày đã cạn, lúc ấy không khỏi giật mình, bàng hoàng.
Họ không chịu học hỏi, thường xuyên đánh mất niềm tin mà bỏ qua cơ hội tốt học đạo làm người. Dường như không chịu hối tiếc, thức tỉnh, cho đến khi thân đang trong nạn, nghiệp bệnh đầy thân, ốm nặng liệt gường, đang trên bờ vực cái chết mới mong muốn một cơ hội sửa chữa lỗi lầm thì cũng đã muộn màng. Họ là một trong 3 kiểu người bái Phật vô ích vì tội lỗi quá nhiều mà thời gian sám hối quá ít ỏi.
Sám hối thực chất là một hành động xin lỗi về lỗi lầm mình đã gây ra. Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã.
Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất giá trị của bản thân, người khác coi thường.
Đây chính là kiểu người không khác gì loại ngựa thứ 4, không chạy ngay cả khi bị quất roi mạnh. Người chủ không còn cách nào khác phải vụt thật mạnh làm nó đau thấu xương. Sau đó con ngựa bị thương sẽ biết chạy nhanh.
Bạn sẽ tự hỏi sao họ không chạy nhanh từ đầu cho bớt khổ? Thực ra, họ vốn cứng đầu, cố chấp như thế nhưng cứ tự cho rằng mình xuất chúng, khác người, thậm chí khi biết sai cũng không chịu sửa do cái tôi quá lớn nên sống một đời lầm lạc, nhiều đau thương.
Kết luận
Sống trên đời không phải ai cũng có khả năng nhìn thấu tỏ tường mọi việc, có người đủ nhạy cảm, nhìn vấn đề của người khác đã có thể rút kinh nghiệm cho bản thân nhưng hầu hết chúng ta thường phải vấp ngã mới biết sợ. Nhưng sợ là một chuyện, vì biết sai mà hối cải, cố gắng sửa sai, hoàn thiện bản thân mới là điều nên làm.
Con người sống trên đời không ai có quyền chọn cho mình nơi sinh ra, không thể chọn bố mẹ giàu, cũng không thể chọn cho mình một trí tuệ thông minh sáng suốt, hay một ngoại hình sáng láng, đẹp đẽ. Điều quan trọng là ở cách ta hành xử với đời từ những gì mình có, nếu bản thân quá xuất sắc là điều cực kỳ may mắn, nhưng số đông thì không hoàn hảo, do đó ta cần biết mình yếu kém ở đâu để chỉnh sửa, bổ sung.
Hãy tin rằng, chỉ cần còn sống một ngày trên đời, chúng ta vẫn có khả năng thay đổi cuộc sống của mình theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Do đó, nên nỗ lực để thay đổi trở thành một người có ích cho xã hội.
Không phải phân biệt 4 kiểu người như trên để xem thường ai có phẩm giá không bằng mình mà đơn giản để hiểu rằng mỗi người có một góc nhìn riêng theo hệ giá trị của họ, sinh ra đã là thế. Phân biệt ta với người là để thấy có những quan niệm khác biệt cần được tôn trọng.
Nếu họ không giống ta cũng hãy thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh, nếu ta có tốt đẹp họ có xấu xa thì cũng hãy thông cảm cho thiếu sót của người yếu kém hơn ta vì chẳng ai muốn mình sinh ra lại là kẻ ngốc nghếch để người đời chê cười cả. Thay vào đó, nếu có thể hãy động viên, khuyến khích họ mở lòng, kiên nhẫn học hỏi nhằm phát triển bản thân.