Vì sao ngọn đèn dầu không tắt?
Bà lão tìm mãi mới thấy vài đồng lẻ trong túi, lau cho chúng thật sạch sẽ, rồi mang đến một cửa hàng bán dầu đèn gần đó. Người bán hàng vô cùng ngạc nhiên vì bà không có nhà thì cần gì dầu thắp sáng và khuyên bà dùng tiền mà mua thức ăn, sống qua ngày.
Môn đồ của Ngài cũng rất hiếu kỳ, bèn đến báo lại sự việc cho Đức Phật.
Ngọn đèn kỳ diệu không bị thổi tắt của bà lão nghèo khổ là một trong những câu chuyện Phật giáo nổi tiếng được nhiều người biết tới. Bà lão sau đó trở thành Phật, được gọi là Phật Tu Di Đăng (Ngọn đèn ở núi Tu Di).
Những ngọn đèn khác tuy sang trọng hơn, lớn hơn, nhưng do tâm chúng sanh phàm phu ích kỷ, vì tư lợi mà dâng cúng, và lòng tham mong cầu riêng cho bản thân. Tất cả chỉ cháy sáng trong một thời gian ngắn rồi cũng đều lịm tắt.
Đức Phật: Giúp người giúp bằng tâm
Lòng tốt không phân biệt kẻ sang người hèn, người ta giàu có hơn cũng chỉ vì từng có phước đức hơn bạn nhưng cũng đừng vì thế mà kìm hãm, kiểm soát cái tâm, cái đức của chính mình.
Chúng ta dù là người nghèo khổ, trung lưu hay giàu có luôn được khuyến khích là hãy giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình. Thế nhưng mục đích đi giúp người không ai giống ai và không ai có thể "soi" được động cơ của bạn là gì cả.
Hãy nhớ rằng trên đầu luôn có Thần, Phật soi xét dù bạn làm gì thì người đời có thể không biết nhưng mọi việc vẫn được thấu tỏ, và chính bạn cũng không thể dối được cái tâm của mình. Vì thế, hãy làm theo lời Đức Phật: giúp người giúp bằng tâm của mình. Hơn nữa, hãy suy xét từng thái độ của mình, ta làm không phải vì có ai đó sẽ soi xét đánh giá, mà ta làm gì bản năng là sự lương thiện của chính mình. Khi ấy, tâm ta mới trọn vẹn trong cõi Phật được.
Sở dĩ nhà vua cúng dường rất nhiều, nhưng lại không thể trở thành Phật, vì nhà vua, tuy làm việc thiện, nhưng vẫn len lỏi chút thể hiện, ham hư vinh, chứ chưa thật sự giác ngộ.
Chớ phát xét lòng tốt của người khác
Cho dù mục đích của người ta đi giúp người gặp khó khăn trong bão lũ, dịch bệnh là gì đi nữa thì kết quả vẫn là nhiều người thoát khỏi cảnh khổ ở hiện tại, dù là một bữa cơm đơn giản trong lúc đói lòng cũng đáng quý, điều này còn tốt hơn rất nhiều những kẻ "múa bàn phím" ở nhà và đi giảng đạo cho đời và "đi tìm công lý".
Thật nực cười là bây giờ có quá nhiều anh hùng bàn phím, hễ cứ thấy nghệ sĩ, người thành công đăng gì là ngay lập tức vào bình luận: "Làm từ thiện chưa?" hay "Sao không dùng tiền để làm từ thiện?". Không hiểu từ đâu mà họ cho mình cái quyền đi phán xét lòng tốt của người.
Một người bị ép làm từ thiện thì cũng chẳng phải là việc gì tốt đẹp vì như lời Đức Phật: giúp người giúp bằng tâm, nghĩa là đó là từ trong thâm tâm, nguyện vọng của người ta muốn làm, muốn thực hiện chứ không phải vì ai ép, hay để làm thỏa lòng người đang hâm mộ, theo dõi đang chờ để ca tụng họ.
Mark Twain đã từng nói: “Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe, người mù có thể thấy", điều này có nghĩa là lòng tốt sẽ có thể cảm nhận nhận được, bạn đâu biết có những người họ khiêm tốn, âm thầm làm tự thiện, không thích khoe mẽ ra ngoài thì sao.
Hãy bớt quan tâm đến đời sống riêng tư của người khác, nó gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến bạn và những người xung quanh. Thay vì ngồi đó mà đi phán xét, bình luận khắp nơi hay tranh cãi trên mạng, hãy đứng dậy làm một việc nhỏ nào đó từ tâm của mình để giúp người có hoàn cảnh khó khăn. Bạn phải tìm cách thay đổi chính mình trước chứ không phải mải mê đi tranh luận, giết thời gian trên mạng xã hội cho qua ngày rồi nghĩ rằng mình là người hiểu biết, hiểu lẽ phải.