Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Ngỡ ngàng lý do Đức Phật im lặng 7 tuần sau khi thành đạo

Thứ Tư, 05/05/2021 10:22 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Sự im lặng của Đức Phật có thể xem là quá lâu nhưng đủ để Ngài tĩnh tâm và thay đổi quyết định vào phút cuối cùng để bắt đầu truyền đạo cho dân chúng.
  
Việc Đức Phật thành đạo được xem là một trong những sự kiện vô cùng quan trọng trong cuộc đời Đức Phật tương đương với thời khắc Ngài đản sinh, hàng phục Ma vương, đạt thành giác ngộ và nhập Đại Niết Bàn.

Những danh xưng cao đẹp Tất-đạt-đa (người thành tựu mọi ước nguyện của mình), Thích-ca Mâu-ni (bậc thánh của dòng họ Thích-ca), đức Thế Tôn (bậc tôn quý trong cuộc đời)… nhằm hàm ý về những phẩm tính siêu phàm nhất của Đức Phật đã được thành tựu và hiển lộ trọn vẹn ngay trong thời khắc huy hoàng khi Ngài thành đạo.
 
Đức Phật im lặng 7 tuần sau khi thành đạo
 

Đức Phật im lặng 7 tuần sau khi thành đạo


Khi thành đạo, Đức Phật đã phải đấu tranh tâm lý rất nhiều trong việc ra quyết định rằng có nên truyền đạo, hướng dẫn cho mọi người về những gì mình đã biết, đã thấy, hay giữ chỉ cho riêng mình mà thôi.

Việc Người giữ hết những hiểu biết mới mẻ này cho mình không phải vì ích kỷ mà Ngài chỉ sợ những thông tin này không được người đời chấp nhận.

Thực ra, ở thời của Ngài mọi người thiếu hiểu biết, họ đã bị dẫn dụ bằng niềm tin mãnh liệt với Thần linh và những gì đã được truyền dạy từ họ được xem là kiến thức cố định, không ai có thể chỉnh sửa, chỉ biết làm theo như một cái máy.

Ví dụ với kiến thức của mình Đức Phật biết rằng ai cũng có thể thành Phật nhưng với con người thời đó phân biệt giai cấp rõ rệt, những người nghèo luôn bị xem thường, không có tiếng nói, họ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc chứ nói gì đến việc tu tâm hay thành Phật.

Hoặc Phật giáo không tin vào đấng sáng thế và mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền định đoạt cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào bất cứ ai. Kể cả quyền giải thoát cũng nằm trong tay mỗi người chứ không Thần hay Phật nào giúp được cả...

Đức Phật bác bỏ quan điểm dòng dõi và giai cấp của Bà La Môn cho rằng chỉ có người do giai cấp Bà La Môn sinh ra mới có thể thành đạo. Đức Phật cho rằng đó là do tu tập và sự phấn đấu của bản thân mọi giai cấp và con người. 

Nhận thấy những luồng tư duy mới của Đức Phật không dễ dàng xâm nhập vào đời sống của người dân nên Đức Phật đành chọn cách im lặng trong 7 tuần đễ suy ngẫm. Ngài nghĩ rằng không giảng pháp cho bất kỳ ai, chỉ an trụ trong thiền định. Thế nhưng quyết định của Ngài cũng dần thay đổi sau 49 ngày suy tính.

Tuần thứ 1: Ngự tại bồ đoàn chiến thắng

 
Không dễ gì thoát khỏi luân hồi
 
Tuần lễ đầu tiên, từ ngày 16 đến ngày 22/4, đức Thế Tôn ngồi trên bồ đoàn suốt bảy ngày để chiêm niệm về pháp thập nhị nhân duyên nên tuần lễ này còn được gọi là Tuần lễ bồ đoàn chiến thắng - Pallaṅkasattāha.

Đức Phật ngồi không lay động dưới tàng cây của cội Bồ đề để chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát (Vimuttisukha). Trong đêm cuối tuần, vào lúc đầu hôm, trong minh nhiên vắng lặng và trong suốt, đức Phật thấy rõ từng vòng khoen, dính trong nhau, tiếp lực cho nhau, tan hòa trong nhau; và, quá khứ, hiện tại, vị lai dường như không có kẽ hở nào. 

Vòng luân hồi cứ thế lặp đi lặp lại, muốn chấm dứt vòng tái sanh luân chuyển chỉ cần gỡ một khoen là chúng sẽ đứt lìa, nhất là cái khoen vô minh. 

Muốn tỏ tường hơn nữa, ngài quán sát chiều xuôi và chiều ngược vòng duyên khởi ấy nhiều lần. Chẳng có chỗ nào là không hiện ra một cách thông tỏ, minh bạch. Khi nhân này có thì có quả này. Có sự phát sanh của nhân này thì có quả này phát sanh. Khi nhân này không có thì quả này không thể có mặt. Nếu nhân này chấm dứt thì quả này chấm dứt. 
 

Tuần thứ 2: Tri ân cội bồ đề

 
Vào tuần thứ 2 sau khi giác ngộ, tức từ 23 đến ngày 29/4, Ngài nhìn cây Bồ đề mà không hề chớp mắt để tỏ lòng biết ơn cây. Điều này chứng tỏ Đức Phật đã thành tựu ngũ nhãn (dục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn và Phật nhãn).

Lúc vầng dương vừa ló dạng, đức Phật xả thiền, bước ra xa chừng hai mươi tầm thốt nốt về hướng Bắc của cội Bồ đề, chăm chú nhìn cội cây ân nghĩa đã che sương đỡ nắng cho ngài suốt thời gian qua.

Ngài nhìn đúng một tuần không nháy mắt, hồi tưởng lại cuộc trường kỳ chiến đấu cam go, gian khổ, với tự thân, tự tâm, trong vô lượng kiếp, cho đến ngày nay thành đạo dưới cội Bồ đề, để rút tỉa kinh nghiệm hầu tìm ra một con đường giải thoát cho chúng sanh khỏi luân hồi đau khổ.

Hiện nay nơi đây còn có tháp kỷ niệm do vua Asoka dựng lên, tên là Animisacetiya - Bảo tháp không nháy mắt. Và tuần lễ thứ hai này được gọi là tuần lễ không nháy mắt - Animisasattāha.
 
Đức Phật dưới cây bồ đề khi đắc đạo
 

Tuần thứ 3: Con đường kinh hành châu báu


Đến tuần lễ thứ ba, từ ngày 30/4 đến ngày 6/5, thời gian trôi qua nhưng mọi người thấy đức Phật Gotama cứ luẩn quẩn loanh quanh tại cội bồ đề, một số chư thiên hoài nghi không biết ngài đã thật sự chứng đắc đạo quả hay chưa?

Thấy rõ tâm ý ấy, đức Phật Gotama hóa ra con đường kinh hành bằng bảy loại ngọc báu chạy từ hướng Đông sang hướng Tây ở khoảng giữa của Bảo tọa chiến thắng (aparajitapallaṅka) và nơi Đức Phật nhìn không chớp mắt để cúng dường đến Thế Tôn.

Ngài còn vận dụng một loại thần thông trao truyền tư tưởng cho số chư thiên ấy biết rằng, ngài còn có chín đức tánh vô thượng, mười tuệ lực viên mãn, bốn pháp vô úy siêu việt, bốn năng lực chở che bất hại, bốn trí biện thông vô ngại, bốn vô lượng tâm với chúng sanh, ba mươi ba-la mật tối thắng, tròn đủ sáu thông, tám minh, mười lăm hạnh và còn nhiều hơn thế nữa.

Hiểu xong, biết xong, thấy xong, số chư thiên ấy hoan hỷ tán thán không hết lời. Hoa mạn-thù tung bay phất phới. 
 
Nơi đức Phật đi kinh hành, sau này được thành lập một bảo tháp có tên là Ratanacaṅkamacetiya và tuần lễ thứ ba này được gọi là Tuần lễ kinh hành - Caṅkamasattāha.
 

Tuần thứ 4: Bảo điện châu báu


Kể từ ngày 7 đến 13/5, Thế Tôn đi đến hướng Tây bắc cội Bồ đề, chư Phạm thiên và chư Thiên cúng dường đến Thế Tôn tòa bảo điện bằng bảy loại ngọc báu. Ngài ngự trong bảo điện và suốt tuần lễ này để quán xét về Vi diệu pháp - Abhidhamma.
 
Đức Phật dùng thần thông, kiến tạo một ngôi lầu bằng ngọc (ratanaghara) ở hướng Tây Bắc - tượng trưng cho ngôi lầu giáo pháp - rồi ngài ngự ở trong ấy, quán chiếu, soi tỏ những trạng thái sanh diệt của những sát na tâm. Những dòng tâm đi qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Những dòng tâm dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế giới.

Ngài soi rõ tâm của cả con kiến, con ruồi, chim, thú dữ, người mù, kẻ điếc lãng, ngạ quỷ, chư thiên, địa tiên, a-tu-la....

Sau đó, ngài hình dung, sau này, tòa nhà lầu giáo pháp, phải lấy bốn niệm xứ làm nền móng, bốn cây cột vững chắc chính là bốn thần túc, vách tường phải được dựng lên, ngăn chặn bất thiện pháp - chính là luật giới.

Rui, mè, đòn tay, các chi tiết phụ khác chính là tạng kinh. Abhidhamma chính là nóc lầu. Trong khi tuệ đi sâu vào tâm để thấy những vi tế, phức tạp của những sát na nhân duyên và duyên hệ cả thân và tâm đức Phật trở nên sáng trong và tinh khiết, tỏa ra vòng hào quang sáu màu, đó là xanh dương (nīla), vàng (pīta), đỏ (lohita), trắng (odāta), cam (maje ṭṭ ha) và trộn lẫn năm màu thành màu thứ sáu (pabhassara). 
 
Về sau nơi Đức Phật ngồi quán xét Thắng Pháp, được xây dựng ngôi tháp châu báu - Ratanacetiya. Và tuần lễ này được gọi là Tuần lễ bảo điện châu báu - Ratanagharasattāha.
 

Tuần thứ 5: Cội cây Nigrodha - Ma nữ quấy rối

 
Từ ngày 14 đến ngày 20/5, đức Phật đi đến hướng Đông của cội Bồ đề, tọa thiền dưới bóng cây si của những người chăn dê – Ajapālanigrodha để thọ hưởng hạnh phúc vô vi, giải thoát. Vào ngày cuối, có ma nữ đến quấy phá Ngài nhưng chẳng làm được gì.
 
Như vậy, trong tuần lễ thứ năm này, Thế Tôn đã ngự tại cội cây Ajapālanigrodha suốt bảy ngày, và chính vì thế tuần lễ thứ năm này còn được gọi là Tuần lễ tại cây Ajapālanigrodha - Ajapālasattāha.
 

Tuần thứ 6: Bờ hồ Mucalinda


Sau bảy ngày thiền tịnh ở dưới cội cây Ajapālanigrodha, Thế Tôn xuất khỏi thiền tịnh. Ngài đi đến cội cây Mucalinda ở cạnh bờ hồ nằm về hướng Đông cội Bồ đề. Từ ngày 21 đến ngày 27/5, Thế Tôn trải qua bảy ngày ngồi kiết già thọ hưởng sự an lạc của đạo quả giải thoát.
 
Lúc bấy giờ, một cơn giông tố lớn trái mùa khởi lên[35] và trong bảy ngày, trời mưa gió lạnh, bầu trời u ám. Rồi rắn chúa Mucalinda ra khỏi chỗ ở của mình, với thân cuốn vòng quanh bảy vòng thân của Thế Tôn, và đứng thẳng, vươn cao các mang lớn trên đầu Thế Tôn với ý nghĩ: “Mong Thế Tôn khỏi lạnh! Mong Thế Tôn khỏi nóng! Mong Thế Tôn khỏi xúc chạm với ruồi, muỗi, gió, sức nóng, các loài bò sát”.
 
Như vậy, đức Phật đã trú ngụ bên trong bảy vòng thân của long vương Mucalinda và trải qua suốt bảy ngày thọ hưởng sự an lạc của giải thoát tựa như Ngài đang ở trong một hương phòng không quá hẹp. khi long vương nhìn lên trời cao và thấy không còn những đám mây mưa, vị ấy bèn bỏ thân long vương và hoá ra một chàng trai trẻ tuấn tú, đứng chấp tay trước đức Phật.
 
Suốt tuần thứ sáu, Thế Tôn an tịnh dưới cội cây Mucalinda nên Tuần lễ này gọi là Tuần lễ Mucalinda - Mucalindasattāha.
 

Tuần thứ 7: Cội cây Rājāyatana


Sau khi trải qua bảy ngày thọ hưởng sự an lạc của đạo quả A-la-hán dưới cội cây Mucalinda và đến tuần lễ thứ bảy, Đức Phật rời khỏi chỗ đó và đi đến cội cây Rājāyatana ở về hướng nam của đại thọ Bồ đề và ngồi dưới cội cây ấy thọ hưởng sự an lạc của đạo quả A-la-hán trong bảy ngày, kể từ ngày 28 tháng năm đến ngày 5 tháng sáu.
 
Suốt 49 ngày này, đức Phật không làm công việc gì khác như súc miệng, rửa mặt, đại tiểu tiện, tắm, độ thực, uống nước và nằm. Ngài trải qua thời gian ấy chỉ thọ hưởng sự an lạc của thiền (jhāna) và quả.
 
Khi 49 ngày đã kết thúc, đến ngày mồng năm tháng năm, trong khi đức Phật đang trú ngụ ở Rājāyatana, vua trời Sakka đến và dâng đến Ngài trái thuốc Myrobalan vì vị ấy biết Đức Phật muốn rửa mặt và vệ sinh thân thể. Đức Phật nhận lấy trái Myrobalan.

Khi Ngài vừa độ xong trái Myrobalan thì Ngài đi đại tiện và tiểu tiện. Sau đó Sakka dâng cây chà răng lấy từ cõi rồng, và nước từ hồ Anotatta để rửa mặt. Đức Phật dùng cây chà răng, súc miệng và rửa mặt bằng nước ở hồ Anotatta và vẫn ngồi dưới cội cây Rājāyatana.
 
Tuần lễ thứ bảy này được gọi là Tuần lễ Rājāyatana – Rājāyatanasattāha.
 
Tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật thích ca ta sẽ biết rằng, sau khi thành đạo 49 ngày, Đức Phật tự nhủ: “Ta đã tìm ra đạo pháp quý giá như nước cam lồ, thậm thâm vi diệu, dẫn đến đại hỷ lạc và ánh sáng toàn thiện. Nhưng dù ta có truyền giảng thì cũng chẳng ai có thể hiểu được, vì vậy ta nên ở lại khu rừng này và giữ im lặng mãi mãi”.

Nhưng rồi Ngài lại nghĩ: “Nếu một người bình thường thỉnh cầu, dù ta là hiện thân của lòng từ bi, ta cũng sẽ không truyền dạy lại đạo pháp. Tuy nhiên, vì tất cả mọi người đều có đức tin đối với đấng Phạm Thiên, nên nếu ông ta thỉnh cầu, ta sẽ chuyển bánh xe Pháp vì lợi ích hết thảy chúng sinh”. 
 
Khi Đức Phật phóng quang, đấng Phạm Thiên, bậc thiên chủ của ba cõi hiểu được tâm ý của Ngài, ông cùng muôn vàn quyến thuộc, tùy tùng cùng chắp hai tay, thỉnh cầu Đức Phật truyền dạy giáo pháp giải thoát.

(Tổng hợp)


Tin cùng chuyên mục

X