(Lichngaytot.com) Qua những lời Phật dạy về giúp đỡ người khác bạn sẽ hiểu ra rằng việc giúp đỡ ai đó trong khả năng của mình là việc đơn giản nhưng mang lại phúc báo lớn tới mức bạn không thể ngờ tới.
Câu chuyện về anh chàng ăn mày tốt bụng
Một người ăn xin chăm chỉ nhưng số gạo anh tích lũy vẫn chẳng được là bao. Anh quyết định nấp vào góc nhà để tìm lý do và bắt được chú chuột đang ăn trộm gạo của mình.
Anh trách mắng chú chuột: “Sao không ăn trộm nhà giàu mà qua nhà tao?”.
Chú chuột đáp trả: "Mệnh của anh chỉ có tám phân gạo, nên có cố làm lụng thêm nữa thì ông Trời cũng không để anh hưởng đâu”.
Người ăn mày thắc mắc và được trả lời: "Anh nên đi hỏi Đức Phật, tôi cũng không biết vì sao”. Thế là anh quyết tâm đi Tây Thiên để hỏi cho ra nhẽ.
Có hôm trời tối, anh ghé vào một nhà để xin cơm, chủ nhà ra mở cửa và hỏi anh đang đi đâu, anh bèn kể lại câu chuyện của mình. Ông nghe thấy thì liền mời anh vào nhà nghỉ ngơi một lát, rồi mang ra cho anh một ít ngân lượng và lương khô.
Ông nhờ anh hỏi xem vì sao cô con gái đã 16 tuổi nhưng chưa biết nói. Ông cũng tiết lộ rằng nếu ai có thể làm cho con gái nói được thì ông sẽ gả cô cho người đó. Người ăn mày nghe vậy thì đồng ý hỏi giúp.
Một hôm đi tới một ngọn núi gặp một lão hòa thượng vừa đi vừa chống gậy trong ngôi đền. Ông cho anh uống nước và hỏi anh đi đâu. Sau khi kể xong chuyện mình, lão hòa thượng lắng nghe xong liền nhờ ai: “Anh hỏi giúp tôi đã tu luyện ở đây năm trăm đáng lẽ ra là được thăng thiên nhưng sao vẫn chưa thể". Anh chàng ăn mày đồng ý sẽ giúp ông.
Anh tiếp tục hành trình của mình và đi tới dòng sông, không có chiếc thuyền nào để qua anh ngồi than thân trách phận. Bất ngờ, dưới sông nổi lên một cụ rùa, cụ cất tiếng hỏi người ăn mày: “Tại sao anh lại ngồi đây khóc?”.
Nghe xong câu chuyện của chàng trai, cụ rùa nói: “Tôi tu luyện đã một nghìn năm đúng ra là phải hóa thành rồng mà sao tôi vẫn là rùa? Tôi sẽ cõng anh qua sông nếu anh hỏi Phật giúp tôi lý do vì sao". Người ăn mày đồng ý giúp ngay.
Anh chàng ăn mày tiếp tục đi mãi, ngày qua ngày anh bắt đầu chán nản tự hỏi không biết Phật ở đâu vì mình đúng ra là tới Tây Thiên rồi. Anh ngủ thiếp đi và gặp Phật trong giấc ngủ chập chờn. Ngài nói: “Con từ xa đến chắc có gì quan trọng muốn hỏi?”.
Người ăn xin nói: “Vâng, con muốn hỏi Ngài vài câu ạ, mong Ngài giải thích giúp con".
Người ăn xin nói: “Vâng, con muốn hỏi Ngài vài câu ạ, mong Ngài giải thích giúp con".
Đức Phật nói: “Được rồi, nhưng có điều con không được hỏi quá 3 câu”. Anh đồng ý nhưng vẫn phân vân không biết hỏi câu nào.
Câu hỏi thứ hai về lão hòa thượng, Phật cho biết ông cầm chiếc gậy bảo bối là một bảo vật, nếu dùng gậy để vẽ lên mặt đất sẽ xuất hiện một dòng suối mát nên lão hòa thượng tiếc, nếu có thể vứt bỏ chiếc gậy đó thì ông ấy có thể thăng thiên.
Câu hỏi cuối cùng, Đức phật trả lời, cô gái câm chỉ cần gặp đúng người yêu mình thì sẽ tự nói chuyện. Dứt lời Phật biến mất.
Anh vội vàng về báo tin, nghe lời Phật dặn, cụ rùa liền hiểu ra và gỡ bỏ chiếc mai xuống đưa cho anh bảo bối vô giá là 24 viên trân châu rồi liền biến thành rồng rồi bay đi.
Chàng ăn mày quay về đến ngọn núi nọ gặp lại lão hòa thượng và cũng được tặng ngay chiếc gậy trước khi cưỡi mây bay đi.
Khi trở về tới cổng nhà mình từng xin cơm, trong nhà một cô gái xinh đẹp chạy ra, cô nói giọng mừng rỡ: “Người đi gặp Phật chủ đã quay về rồi" khiến cả nhà bất ngờ. Chàng trai giải thích những lời Phật đã nói và ông liền gả con gái cho anh như đã hứa.
Có thể thấy, dù mục đích ban đầu là tìm câu trả lời cho cuộc đời của mình nhưng cuối cùng anh chàng ăn mày chỉ lo giúp đỡ người khác, không màng tới việc của mình. Vậy mà cuối cùng, vô tình anh lại tự tìm ra câu trả lời cho cuộc đời mình.
Tài thí là giúp đỡ người khác bằng tài sản, vật chất. Ví dụ như mỗi tháng chúng ta dành một khoản nhỏ dành cho việc cho đi để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hoặc việc khá phổ biến ngày nay đó là việc từ thiện thực phẩm, quần áo cho những người gặp thiên tai, hoặc ở vùng sâu vùng xa,...
Có người sẽ hỏi khi nào có thể giúp người? Thực ra khi hiểu về pháp thí rồi bạn sẽ có thể giúp bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào miễn là điều bạn đã biết và từng trải nghiệm.
Pháp thí là giúp đỡ người khác phương pháp suy luận, suy nghĩ, hành động để thoát khỏi nỗi khổ.
Trước khi hướng dẫn người khác làm đúng, bạn phải có tư tưởng, hành động đúng đã nếu không những gì bạn lan truyền, chia sẻ sẽ lại có tác dụng ngược.
Hãy sống lương thiện luôn hòa đồng với mọi người, khuyến khích người khác làm việc thiện, thấy người khác làm việc xấu thì khuyên giải một cách thiện ý. Vì thế, đừng quên rèn luyện bản thân để giúp chính mình trưởng thành và từ đó có sức ảnh hưởng tốt đến người xung quanh mình.
Việc này khó khăn việc giúp đỡ ai đó bằng tiền bạc, vật chất vì thế chúng ta cần thời gian. Hãy nhớ, người có lòng lương thiện, yêu thương mọi người, luôn giúp đỡ người khác mà không mưu cầu hồi báo thì chính là người đã tích được công đức lớn và họ đương nhiên được phúc báo, đó là Thiên lý.
Làm việc thiện là cách tốt nhất để gặt hái phúc báo nhanh nhất, làm việc tốt không hề tốn công, cũng chẳng tốn tiền, đôi khi chỉ là sống có thiện ý và giúp người khác nhiệt tình là đủ.
Vô úy thí là giúp đỡ cho người khác hết sợ hãi. Muốn giúp đỡ theo phương pháp này, phải làm cho người ta hết yếu đuối, cứng cáp hơn.
Lời Phật dạy về giúp đỡ người khác
Làm việc thiện, quý ở chỗ làm một cách kiên trì không mệt mỏi. Từ nhỏ thành lớn, tích luỹ từng chút dần trở nên nhiều. Lâu đài cao 9 tầng, ban đầu cũng từ tích lũy từng chút đất dần dần mà nên cao; hành trình nghìn dặm xa, lúc ban đầu cũng là từ đôi chân đi từng bước từng bước! Đức Phật |
Mọi việc chúng ta làm đều tuân theo luật nhân quả, cho dù chúng ta cố lừa dối ai đó thì cũng chẳng thể lừa dối chính mình. Dù làm việc gì cũng hãy tin rằng có một đôi mắt to luôn luôn nhìn chăm chú vào chúng ta ghi nhớ tỉ mỉ hết thảy từng ý từng niệm, từng hành vi thiện và ác của chúng ta. Vì thế, thay vì làm điều xấu hãy làm điều tốt giúp người.
Theo lời Phật dạy về giúp đỡ người khác thì chúng ta đều có thể giúp mọi người trong khả năng của mình, không cần phải quá cầu kỳ, lễ nghi. Mọi người ngại giúp đỡ là vì họ sợ mất nhiều tiền, sợ liên lụy lớn. Thực ra giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình.
Theo lời Phật dạy về giúp đỡ người khác thì chúng ta đều có thể giúp mọi người trong khả năng của mình, không cần phải quá cầu kỳ, lễ nghi. Mọi người ngại giúp đỡ là vì họ sợ mất nhiều tiền, sợ liên lụy lớn. Thực ra giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình.
Nói đến việc giúp đỡ chúng ta thường chỉ nghĩ đến tiền mà không hiểu rằng còn nhiều điều khác quan trọng hơn. Theo Phật giáo, có 3 cách giúp đỡ người khác có thể kể đến như sau:
1. Tài thí:
Tài thí là giúp đỡ người khác bằng tài sản, vật chất. Ví dụ như mỗi tháng chúng ta dành một khoản nhỏ dành cho việc cho đi để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hoặc việc khá phổ biến ngày nay đó là việc từ thiện thực phẩm, quần áo cho những người gặp thiên tai, hoặc ở vùng sâu vùng xa,...
2. Pháp thí:
Có người sẽ hỏi khi nào có thể giúp người? Thực ra khi hiểu về pháp thí rồi bạn sẽ có thể giúp bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào miễn là điều bạn đã biết và từng trải nghiệm.
Pháp thí là giúp đỡ người khác phương pháp suy luận, suy nghĩ, hành động để thoát khỏi nỗi khổ.
Trước khi hướng dẫn người khác làm đúng, bạn phải có tư tưởng, hành động đúng đã nếu không những gì bạn lan truyền, chia sẻ sẽ lại có tác dụng ngược.
Hãy sống lương thiện luôn hòa đồng với mọi người, khuyến khích người khác làm việc thiện, thấy người khác làm việc xấu thì khuyên giải một cách thiện ý. Vì thế, đừng quên rèn luyện bản thân để giúp chính mình trưởng thành và từ đó có sức ảnh hưởng tốt đến người xung quanh mình.
Việc này khó khăn việc giúp đỡ ai đó bằng tiền bạc, vật chất vì thế chúng ta cần thời gian. Hãy nhớ, người có lòng lương thiện, yêu thương mọi người, luôn giúp đỡ người khác mà không mưu cầu hồi báo thì chính là người đã tích được công đức lớn và họ đương nhiên được phúc báo, đó là Thiên lý.
Làm việc thiện là cách tốt nhất để gặt hái phúc báo nhanh nhất, làm việc tốt không hề tốn công, cũng chẳng tốn tiền, đôi khi chỉ là sống có thiện ý và giúp người khác nhiệt tình là đủ.
3. Vô úy thí:
Vô úy thí là giúp đỡ cho người khác hết sợ hãi. Muốn giúp đỡ theo phương pháp này, phải làm cho người ta hết yếu đuối, cứng cáp hơn.
Tiền cho đi rồi sẽ bị tiêu hết, giúp đỡ nhất thời thì cũng chẳng thể theo họ mãi để giúp họ được. Phương pháp giúp đỡ bằng vô úy thí thì còn hơn cả tài thí và pháp thí. Khi một người mạnh mẽ, tự tin vào mình, người ta có thể tự làm mọi thứ.
Việc này không hề dễ vì phải có tác động nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống thì mới có thể thay đổi được người khác, biến một người từ lo lắng, sợ hãi, tự ti thành người không sợ hãi và dám làm.
Vì thế, từ nay, khi người khác gặp hoạn nạn, bạn đừng bỏ rơi họ. Bởi lúc bạn đưa tay cho người khác nắm tức chính là đã mở cho mình lối thoát hiểm khi bạn gặp những chuyện không may. Hãy chân thành giúp đỡ khi việc đó hoàn toàn nằm ở trong khả năng của bạn.
Rachel (Tổng hợp)