Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

8 kiếp nạn của Đức Phật không phải ai cũng đủ khả năng vượt qua

Thứ Hai, 06/05/2019 08:34 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cuộc đời chẳng có ai bình yên bể lặng suốt cả cuộc đời, những kiếp nạn của Đức Phật từng phải vượt qua còn khó khăn, gian khổ gấp bội so với những vấn đề mà chúng ta đối mặt mỗi ngày.

Chúng ta thường nói đến Phật như một đấng tối cao xa vời nào đó nhưng sự thật Ngài cũng là người, và cũng có cuộc đời không nhà hạ như ta vẫn nghĩ. Phật nói Ngài giống như con voi to ở giữa trận, bên này bên kia tên bắn rớt trúng, rồi mâu giáo đâm trúng, chịu đựng đủ tất cả sự phỉ báng: 
 
Ta như voi giữa trận,
Hứng chịu cung tên rơi,
Chịu mọi sự phỉ báng,
Ác giới rất nhiều người.
 
(Pháp cú 320)
 
Có câu: ‘‘Phật còn vương tám nạn, huống là người sao khỏi tai ba”, nghĩa là Phật bị tám nạn, còn người chỉ ba tai ách. Hãy cùng Lịch Ngày Tốt nhìn lại những kiếp nạn của Đức Phật đã phải vượt qua:
 

Chướng ngại thứ 1



Một người Bà-la-môn tên là Akkosina; cái tên có nghĩa là “không tức giận”. Nhưng thực tế thì ngược lại: ông này luôn luôn tức giận.

Khi ông ta nghe người ta nói là Phật không bao giờ tức giận với ai, ông ta bèn đến gặp Phật để thử. Ông đến chửi rủa Phật, gọi Phật bằng những từ ngữ thô tục và xấu xa nhất.

Sau một tràng chửi rủa của ông này, Phật mới hỏi rằng ông ta có họ hàng, người thân, bạn bè và họ có đến chơi thăm nhà ông không. Ông ta trả lời “Có”. Và Phật hỏi tiếp rằng ông ta có hay gói quà biếu như bánh trái hay đồ ăn để cho họ mang về hay không? Ông trả lời “Có”. Phật hỏi ông ta:
 
- Này Bà-la-môn, nếu họ không nhận quà biếu đó, thì ai sẽ nhận?
 
- Nếu họ không nhận, thì tôi sẽ nhận lại chứ còn ai nữa, này ông Cồ-đàm.
 
- Cũng vậy, này Bà-la-môn, ông nhục mạ chúng tôi, những người không nhục mạ (ông), ông tức giận với chúng tôi, những người không tức giận (ông), ông cãi vã với chúng tôi, những người không cãi vã gì (với ông). Tất cả những gì ông đã nói thì chúng tôi không nhận lấy. Tất cả là của ông, này Bà-la-môn, ông nhận lại; tất cả là thuộc về ông.
 
Bằng sự nhẫn nhục, trí tuệ và lòng từ tâm, Đức Phật đã khuyên dạy chúng ta thay đổi cách nghĩ về những “món quà” bất nhã và sự chọc tức đó đến với chúng ta, thay vì chúng ta chỉ lập tức phản ứng lại bằng sự tức giận và thù ghét theo cái thói quen đầy tính “chiến đấu” của chúng ta. 
  

Chướng ngại thứ 2


Một lần nữa, cũng trên đường giáo hóa, hôm ấy đức Phật đi khất thực một mình, gặp một người Bà-la-môn khác cũng theo sau chửi Phật, chửi mãi mà đức Phật vẫn lặng lẽ đi, không đối đáp gì cả.

Ông thấy có lúc Phật trải tọa ngồi. Ông lại gần hỏi:
 
- Sa-môn Cù-đàm thua tôi chưa?
 
Đức Phật đáp:
 
Kẻ hơn thì thêm oán,
Người thua ngủ chẳng yên,
Hơn thua hai đều xả,
Ấy được an ổn ngủ.
 
Như vậy sở dĩ chúng ta mất ăn mất ngủ là tại điều gì? Tại những hơn thua, được mất! Khi được cũng ngủ không yên, mất cũng ngủ không xong. Hơn người, khi trở về vẫn còn hằn học nhớ mình nói câu đó hay, hành động đó giỏi, còn nếu thấy thua thì bực tức ngủ không được. 
 
Loi Phat day ve gia dinh
 
 

Chướng ngại thứ 3 

 
Thời điểm Đức Phật mới thành đạo, Ngài vẫn còn trẻ, vô tình đến một vùng có một người Bà-la-môn giàu có lại giỏi về tướng số. Người này nhận thấy Ngài có 32 tướng tốt nên trầm trồ khen, nếu ở thế gian sẽ làm vua Chuyển luân.  Xem thêm: Biết một ngày của Đức Phật như thế nào? Bạn sẽ bất ngờ vì Ngài ngủ quá ít

Vốn có cô con gái xinh đẹp nên ông về bàn với vợ gả cho Đức Phật. Hai ông bà đến gặp đức Phật đang ngồi dưới cội cây thọ trai và nói: “Ngài Cù-đàm, chúng tôi có một đứa con gái đẹp lắm, xin gả cho Ngài”.

Nghe đến đó đức Phật liền đáp: “Ông nói con gái của ông đẹp, nhưng dưới mắt người tu chúng tôi, tất cả người dù đẹp dù xấu cũng chỉ là một đãy da chứa toàn đồ hôi hám đâu có giá trị gì.”

Kẻ đi theo hầu nghe được lời này, nó về thuật lại cho cô tiểu thơ nghe, cô rất tức giận, từ trước đến nay chưa có ai dám khinh chê cô, nay Sa-môn Cù-đàm dám chê cô là một đãy da hôi thúi, cô thề sẽ trả thù.

Sau đó vua nước Kosambi đi hỏi cô làm vợ, và cô được làm thứ hậu. Một hôm đức Phật đi giáo hóa đúng vào xứ cô ở. Nghe tin Ngài đến, đó là cơ hội hiếm có để cô trả thù, cô thuê những người hung bạo trong vùng đón Phật, dặn khi thấy đức Phật tới thì cả đoàn nam nữ vây quanh chửi đến khi nào đức Phật đi chỗ khác mới thôi.
 
Lần này đức Phật đi có ngài A-nan đi theo. Hai thầy trò vừa vào xứ đó, bỗng dưng một nhóm người cả nam lẫn nữ xông ra chửi, đua nhau chửi. Đức Phật vẫn thản nhiên như không có việc gì, nhưng ngài A-nan thì chịu không nổi nên mới thưa:
 
- Bạch Thế Tôn, thôi chúng ta đi chỗ khác.
 
Đức Phật hỏi:
 
- Đi đâu A-nan?
 
- Bạch Thế Tôn, chúng ta qua nước Đề-xá.
 
- Nếu đến nước đó mà dân chúng cũng cư xử giống như dân ở đây thì ông nghĩ sao?
 
- Bạch Thế Tôn, chúng ta qua thành Hoa Thị.
 
- Nếu đến đấy mà dân chúng cũng cư xử như thế này thì ông nghĩ sao?
 
- Bạch Thế Tôn, chúng ta đến nơi nào mà người ta không bạc đãi chúng ta như ở đây, như là về thành Tỳ-xá-ly hay là thành Vương Xá chẳng hạn.
 
Đức Phật liền đặt câu hỏi:
 
- Tại sao dân chúng thành Vương xá, thành Tỳ-xá-ly lại ưu đãi chúng ta?
 
Ngài A-nan thưa:
 
- Bạch Thế Tôn, vì dân chúng ở đó đã từng nghe Thế Tôn dạy, họ biết rõ chánh pháp và họ có trí tuệ phân biệt được hành động nào là thiện, hành động nào là tội lỗi, do đó họ rất chiêm ngưỡng đức Thế Tôn, thôi chúng ta về đó đi.
 
Đức Phật liền hỏi:
 
- A-nan, giả sử có người thầy thuốc giỏi bậc nhất có thể đăng bảng trước cổng rằng: ở đây chỉ trị bệnh cho những người bệnh nhẹ và không bệnh, còn ai bệnh nặng xin mời đi nơi khác, có như vậy không A-nan?
 
- Bạch Thế Tôn, không.
 
- Tại sao?
 
- Vì thầy thuốc hay cần trị cho những người bệnh nặng, nếu thầy thuốc có lương tâm mà bệnh nặng không trị giùm, chỉ trị bệnh nhẹ và không bệnh thì thật là vô lý.
 
- Này A-nan vì sao dân chúng ở xứ này lại đối đãi tệ bạc với chúng ta như vậy?
 
 - Bạch Thế Tôn, vì ở đây họ chưa từng nghe Phật thuyết pháp, họ không biết hành động nào là thiện, hành động nào là ác, nên họ mới xử tệ với chúng ta.
 
 - A-nan, Như Lai ra đời vì làm lợi ích cho mọi người, vì cứu khổ chúng sanh, cũng như người thầy thuốc hay là cốt để trị những người đang đau khổ vì bệnh trầm trọng. Dân chúng ở đây như những người bệnh nặng, Như Lai cần phải có mặt để giáo hoá họ, còn dân chúng ở thành Tỳ-xá-ly hay Vương xá giống như những người bệnh nhẹ không cần đến Thế Tôn, chỉ những đệ tử của Thế Tôn cũng đủ để giáo hóa họ rồi; nơi này nếu Thế Tôn không đích thân đến thì ai dám đến đây giáo hóa?
 
Nghe như thế ngài A-nan liền thưa:
 
- Bạch Thế Tôn, ở đây đâu có ai cần nghe Thế Tôn giảng, họ xử sự quá tệ bạc thì làm sao giáo hóa?
 
Đức Phật giải thích thêm:
 
- Ví như người bệnh nặng, thân thể và tâm hồn họ bị giày xéo đau khổ nên tư cách và ngôn ngữ họ không bình thường, vì thế họ có những lời nói xúc chạm đến thầy thuốc, nếu người thầy thuốc thương bệnh nhân như con thì phải bỏ qua những điều đó để trị lành bệnh cho họ. Cũng như thế, dân chúng đây là những người bệnh nặng nên họ có những thái độ bất thường, chúng ta nên giáo hóa họ chớ không nên bỏ họ.
 
Nghe Phật nói đến đó những người côn đồ liền thức tỉnh, họ đồng thưa:
 
- Bạch Thế Tôn, chúng tôi xin lỗi Ngài, chúng tôi thật là người bệnh nặng, mong Ngài ở lại đây giáo hóa chúng tôi.
 
Đức Phật và ngài A-nan ở lại, chỉ hơn một tuần lễ họ đã qui y rất đông, không kém thành Tỳ-xá-ly hay Vương xá bao nhiêu.
 

Chướng ngại thứ 4

 
Những kẻ đối đầu với Đức Phật đã cho tiền một kỹ nữ tên là Cinca đến chửi bới và làm nhục Phật. Cinca cột một bó đũa bên dưới lớp áo dày và giả như mình đang mang bầu. Khi Phật đang thuyết giảng cho hàng trăm người, cô ta đến đến trước mặt và chửi Phật là người giả dạng thánh nhân, và vu oan cho Phật đã làm cho cô ta có bầu.

Đức Phật không tức giận hay ghét cô ta, mà bình tĩnh nói với cô ta rằng: Này chị kia, chỉ có chị và tôi là biết rõ chuyện gì là có thực hay không. Cinca ngạc nhiên trước thái độ ôn hòa của Phật và thấy mình chùn xuống. Cô ta định quay đi thì bị vấp ngã. Những sợi dây buộc bó đũa bị bung ra và làm rơi đũa ra. Mọi người đều thấy âm mưu của cô. Một số người đòi đánh phạt cô ta.

Nhưng Phật nói rằng: Không, đó không phải là cách các người đối xử với cô ta. Chúng ta phải giúp cô ta hiểu biết được Giáo pháp. Đó là 'hình phạt' hữu ích nhất. Sau khi Phật giảng dạy Giáo pháp cho Cinca, toàn bộ cá tính của cô ta đã thực sự thay đổi. Cô ta trở nên nhẹ nhàng, tử tế và đầy tình thương. 
 

Chướng ngại thứ 5 


nguoi dan ba gia co thai ham hai duc Phat
 
 
Một kiếp nạn của Đức Phật khác của Ngài đó là Khi đức Phật về tinh xá Trúc Lâm, tất cả vua quan và dân chúng đều tới để nghe Ngài giảng dạy mỗi ngày, do đó có một số người Bà-la-môn theo qui y với đức Phật, vì thế có một người Bà-la-môn tên là Tôn-đà-lợi rất tức giận, muốn hại Phật.

Ông cho cô con gái xinh đẹp của mình đi cùng nghe giảng, được vài lần rồi ông giết con gái, giữa đêm lén đem vào đất tinh xá Trúc Lâm, đào lỗ chôn. Đến sáng ông đi thưa quan là con gái ông đi nghe giảng pháp ở tinh xá Trúc Lâm, nay bỗng dưng mất tích không thấy về.

Quan quân mới đi tìm, ông cũng đi theo. Ông dẫn họ đi khắp tinh xá, đến một chỗ có dấu đất mới lấp ông bảo họ đào lên thì thấy thây của con ông bị giết chôn tại đó. Ông liền lớn tiếng buộc đức Phật phạm hai tội: dâm và sát, tức là tư thông với con gái ông rồi giết để phi tang.
 
Trong trường hợp này không có gì minh chứng được nên đức Phật chỉ lặng thinh. Tinh xá Trúc Lâm thuộc nước Ma-kiệt-đà, vua nước Ma-kiệt-đà rất mến Phật nên ông cho người điều tra thật kỹ, kết quả mới biết chính ông Bà-la-môn giết con ông và đem chôn trong tinh xá, từ đó mới minh oan cho đức Phật. 
 

Chướng ngại thứ 6

 
Devadatta là em chú bác của Phật, ông xuất gia và tu chứng được Ngũ thông. Khi chứng được Ngũ thông rồi, ông mới dùng thần thông cảm hóa Thái tử A-xà-thế. Vì lòng tham muốn lãnh đạo và thay đổi Tăng đoàn, nên ông sinh lòng thù hận và muốn giết Phật. Ông mới xui Thái tử A-xà-thế cướp ngôi vua cha rồi thả voi say giết Phật, nhưng không được.

Ông cho voi dữ uống rượu và canh đúng lúc, đúng nơi Phật đang đi qua, ông thả voi điên ra để giết Phật. Mọi người đều bỏ chạy, và ai cũng kêu Phật hãy bỏ chạy khỏi voi dữ. Ngài Ananda cũng bước lên đứng ngăn voi dữ tấn công Phật, nhưng Phật bảo ngài tránh ra, vì sức người như ngài cũng không ngăn được voi dữ.
 
Khi voi dữ đến gần Phật, nó chồm lên, hai tai dựng đứng trong cơn say điên. Đức Phật chỉ đứng im và phóng những ý nghĩ từ bi về phía con voi. Con voi ngừng lại, Phật đưa hai bàn tay ngửa về phía con voi và truyền tâm từ bi sang nó. Con voi phủ phục quỳ xuống dưới chân Phật, ngoan ngoãn như một con cừu. Lòng từ bi đã chinh phục được sự hung dữ dã man của một con vật đang trong cơn điên tiết.

Hại Ngài không được, cuối cùng một hôm đức Phật đi ngang chân núi, ông ở trên núi xô đá lăn xuống, đức Phật bị dập một ngón chân nên ông phạm tội “xúc Phật thân huyết”.

Lại thêm những chuyện như ông rủ chư Tăng bỏ đoàn đi theo ông... nghĩa là ông tạo sự rối loạn, trong chúng lúc đó không còn yên ổn được, sau cùng phải nhờ hai ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đi giải thích cho chúng, họ mới trở về với Phật.

Với những kiếp nạn của Đức Phật phải đối mặt, Ngài không hề run sợ mà nhìn nhận chúng là cơ hội để mình tu hành nhanh thành chánh quả. Kinh Pháp Hoa, Phật kể rằng: Devadatta không những một đời này mà nhiều đời trước Phật ở nơi nào hành hạnh Bồ-tát ông cũng đều tới phá Phật. Phật bảo: Nhờ Devadatta mà ta chóng thành Phật, rồi Ngài thọ ký Đề-bà-đạt-đa sau sẽ thành Phật.
 
Devadatta không phải là người thường, đó là một vị đại Bồ-tát đang ứng dụng nghịch hạnh để giúp Bồ-tát chóng thành Phật. Chỉ có con mắt Phật mới thấu tỏ điều đó. Chúng ta tu mà ai chửi chúng ta nhiều, đó là đại Bồ-tát làm nghịch hạnh để giúp chúng ta mau đạt đạo, dù phải xuống địa ngục. Đại Bồ-tát thì đúng ra chúng ta phải lễ bái chớ đừng nói mang ơn thôi.
 
Nghĩa là chúng ta phải xem lời nói ác của người là công đức cho chúng ta. Người ta chê chúng ta, chửi chúng ta đó là chúng ta tăng trưởng công đức chớ không có mất. 
 
Loi Phat day ve giup do nguoi khac
 

Chướng ngại thứ 7

 
Cuộc đời Đức Phật còn cho thấy rằng, Tỳ kheo Thiện tinh, con Phật (con của một vị thứ phi, không phải con bà Da-du-đà-la) cũng theo Phật xuất gia. Vị này rất thông minh, thuộc làu mười hai bộ Kinh, tu chứng được Tứ thiền, nhưng ông lại chê đức Phật, chê giáo lý của Phật không hay, không đến cứu kính, ông bác cả nhân quả, cả Niết-bàn. Nhiều lần đức Phật khuyên, ông vẫn đinh ninh như vậy. 
 
Đến người thứ ba là Tỳ kheo Thiện túc, theo Phật xuất gia một thời gian, một hôm ông đến Phạm chí Dà-bà nói lỗi đức Phật. Ông nói: Đại sư, tôi không theo ngài Cù-đàm nữa, vì Ngài không nói cho tôi nghe những điều tôi cần nghe và Ngài cũng không hiện thần thông cho tôi thấy, vì thế tôi xin theo Đại sư.

Ông lại kể tám lỗi của Phật cho ngoại đạo nghe. Nghe xong, đến một hôm gặp đức Phật, ông ngoại đạo mới thuật lại cho đức Phật. Như vậy quí vị thấy đệ tử Phật yêu cầu Phật phải hiện thần thông cho thấy, Phật không hiện thần thông liền chê Phật và bỏ đi theo ngoại đạo. Câu chuyện này xuất xứ từ kinh Trường A-hàm.
 
Thêm một người nữa là Tỳ kheo Man đồng tử, ông xuất gia theo Phật một thời gian rồi yêu cầu Phật phải khẳng định thế giới này là thường hay vô thường, sau khi nhập Niết-bàn rồi còn hay hết... Phật phải giải thích điều đó rõ ràng cho ông nghe, ông mới tu theo Phật, nếu Phật không giải thích ông sẽ hoàn tục. Đức Phật mới quở ông là ngu si và đức Phật dùng thí dụ mũi tên bắn vào người (kinh Tiễn Dụ), đó là trường hợp thứ tư.
 
Đến trường hợp thứ năm là hai nhóm Tỳ-kheo ở nước Câu-xá-di tranh đấu nhau, khi đó Phật dùng bài kệ khuyên:
 
Nếu dùng tranh dứt tranh,
Rốt cùng không thấy dứt,
Chỉ nhẫn hay dứt tranh,
Pháp ấy đáng tôn quí.
 
Ý của người là: Nếu dùng tranh đấu để dứt tranh đấu, rốt cuộc không thể dứt được, chỉ nhẫn nhục mới hay dứt được tranh đấu, pháp đó là pháp tôn quí nhất. 

Các tỳ-kheo thưa: “Thế Tôn là Pháp chủ, nay xin dừng, kia nói con, con đâu thể không nói lại”, nghĩa là Ngài đừng có can thiệp, đừng có khuyên nữa, họ chửi con thì con chửi lại. Quí vị thấy Phật đầy đủ phước đức như vậy mà đệ tử của Ngài có nghe Ngài trăm phần trăm không hay là họ cãi nhau, Ngài khuyên cũng không được? Thế nên đức Phật bỏ đi vô rừng. 

Chướng ngại thứ 8


Bữa ăn cuối cùng của Đức Phật là CANH NẤM ĐỘC, trong một lần cúng dường đặc biệt. Ngài không coi đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của mình.

Đức Phật vốn đã có điềm báo trước về cái chết của mình. Ngài cũng từng nói rõ với các môn đồ rằng 3 tháng nữa, mình sẽ có cơ duyên hóa đạo, chính là vào ngày rằm tháng 2 âm lịch. 
 
Chuyện kể lại rằng, Thuần Đà là 1 người thợ rèn sống gần rừng Sala kia, hay tin Đức Phật sắp tới nơi đây để nhập Niết bàn, là 1 người Phật tử thành tâm, Thuần Đà đảnh lễ xin được cúng dường Phật cùng chư tăng. Thiện tâm của Thuần Đà được Đức Phật chứng giám và hoan hỉ nhận lời.
 
Ngày hôm sau, Thế Tôn và chư tăng y hẹn đến nhà người thợ rèn thọ trai. Thuần Đà trước đó đã tự tay vào rừng hái nấm để nấu canh, tự tay dâng lên cúng dường Đức Phật.
 
Bát canh nấm vô cùng thơm ngon, nhưng Đức Phật dùng qua lại nói trong canh có nấm cực độc, lệnh cho tôn giả A Nan không được cho bất cứ ai dùng mà lập tức đem chôn.
 
Người thợ rèn chất phác nghe thế trong lòng kinh hãi vô cùng, vừa sợ hãi vừa ân hận, chỉ vì tấm lòng hướng Phật, muốn cúng dường tạo phước báu cho đời sau mà không ngờ lại vô tình mang tội lớn với Phật. 
 
Đức Phật là người duy nhất ăn phải bát canh độc đó, song Ngài chẳng hề hoảng loạn mà vẫn bình tâm, gọi Thuần Đà đến răn dạy, dặn người thợ rèn chớ nên than khóc hay hối hận vì việc làm của mình bởi đó vốn không phải việc gì sai trái.
 
Bát canh nấm độc đó đã khiến cho sức khỏe của Đức Phật suy giảm nhanh chóng. Ngài không thể tự đi mà cần chư tăng dìu đỡ, mau chóng đến rừng Sa la để kịp ngày nhập diệt như đã định. 
 

Minh Minh (Tổng hợp)
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X