(Lichngaytot.com) Theo giáo lý nhà Phật, một gia đình có phúc hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và cách giữa vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh em ứng xử với nhau cũng như với người ngoài. Nếu gia đình bạn có ít nhất một trong những điềm lành báo hiệu gia đình có phúc dưới đây thì xin chúc mừng, bởi Phật dạy đó là điềm báo gia đạo hưng thịnh, con cháu được hưởng phúc.
- Đức Phật dành tặng bạn 4 chữ vàng giúp đời thoát bể khổ, dù không tín Phật cũng nên nhớ kỹ
- 3 kiểu người trên đời được Phật Bồ Tát quý nhất, luôn phổ độ chở che, hy vọng có bạn trong đó!
- Phật dạy bí quyết để gia đình phát triển hưng thịnh: Chỉ cần làm tốt một việc này!
Đa phần mọi người đến nơi cửa Phật để thắp hương cầu phúc, cầu may cho bản thân, cầu mong gia đình ấm no, thịnh vượng, hòa thuận, hạnh phúc, phú quý, trưởng bối trường thọ, hậu bối khỏe mạnh...
Nhưng những nguyện vọng đó liệu có thể trở thành hiện thực hay không, không phải do thần Phật quyết định, mà còn phải xem gia đình bạn có may mắn xuất hiện 3 điềm lành dưới đây hay không.
Lời Phật dạy rằng, một gia đình nếu xuất hiện 3 điềm lành báo hiệu gia đình có phúc dưới đây chứng tỏ phúc khí sắp đến, gia đạo chắc chắn sẽ thịnh vượng, con cái gặp nhiều may mắn, cha mẹ mạnh khỏe trường thọ, tài lộc dư dả không chỉ ở đời này mà còn cả đời sau.
Hãy xem gia đình bạn có may mắn xuất hiện những điềm báo tốt lành đó không nhé!
1. Điềm lành thứ nhất: Coi trọng chữ hiếu
Tăng Quốc Phiên - một trong số những trọng thần nổi bật vào giai đoạn cuối của vương triều Mãn Thanh và cũng là nhà tư tưởng ái quốc nổi tiếng của Trung Quốc cận đại từng nói: Sự hưng thịnh của một gia đình nằm ở việc hòa thuận, hiếu thảo, siêng năng và tiết kiệm.
Còn theo giáo lý nhà Phật, điều quyết định một gia đình có thịnh vượng, không nằm ngoài việc xem gia đình đó có truyền thống coi trọng đạo hiếu hay không.
Người xưa thường nói: “Đạo hiếu đứng đầu trăm điều thiện, ân cha mẹ lớn hơn trời.” Nếu một gia đình coi trọng đạo hiếu hơn là vật chất, thì gia đình đó tất yếu sẽ ngày càng hưng vượng, vì trong Đạo Phật, hiếu thuận cha mẹ có thể đạt được phúc báo lớn nhất trên thế gian này.
Ngay từ khi còn nhỏ, đa số chúng ta đều được dạy rằng, "bách thiện hiếu vi tiên" - Hiếu thuận và tôn trọng bố mẹ là phẩm cách cơ bản nhất của một con người.
Bất luận là Nho giáo, Đạo giáo hay Phật giáo đều đặt đạo hiếu lên hàng đầu. Trong trăm điều thiện thì đạo hiếu đứng đầu tiên, hiếu thuận với cha mẹ là nền tảng của gia đình. Một gia đình nào không coi trọng chữ hiếu thì nhất định sẽ đi đến kết cục suy bại.
Cha mẹ là gốc rễ của một gia đình, chỉ khi phần gốc vững chắc thì cả gia đình mới hài hòa, hạnh phúc mỹ mãn.
Lời Phật dạy rằng, cha mẹ chính là Phật sống tại nhà, hiếu với cha mẹ tức là kính Phật. Người ta cứ mải mê tìm kiếm những kiểu cách cúng dường bằng thật nhiều vàng bạc châu báu, những thứ vật chất tiền tài hiện hữu, vật quý giá và cho rằng càng nhiều càng tốt, mà không hay biết rằng, cúng dường cha mẹ mới chính là phương pháp cúng dường cao quý nhất. Cho nên hãy thờ phụng cha mẹ như thờ Phật vậy.
Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời, ách nước, địa chấn… sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên, nội nghịch ngoại thù, luật vua phép nước, trộm cướp mất mùa…
Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thương, danh thơm xông khắp, không bị cảnh nợ nần khổ sở, ít bệnh tật, được tăng tuổi thọ… Sau khi chết được sanh Thiên.
Những đứa con bất hiếu, sau khi chết bị đọa vào địa ngục A tỳ, lửa dữ thiêu đốt, ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, gươm đao đâm chém…. ngày đêm chết sống muôn lần, đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây, sự hình phạt tại A tỳ ngục, rất nặng nề ngỗ nghịch song thân.
Ơn cha lành như núi Thái, nghĩa mẹ hiền sâu hơn biển cả. Nếu ta ở trong đời một kiếp, nói công ơn cha mẹ không thể hết.
Vì cha mẹ mà trăm kiếp nghìn đời, cắt hết tâm can, trăm nghìn dao sắc xuất nhập toàn thân cũng không trả nổi công ơn cha mẹ. Vì cha mẹ cho dù đốt thân làm đèn cúng dường chư Phật cũng không đáp được công ơn cha mẹ.
Phật cũng dạy, mối quan hệ giữa cha mẹ và con chính là nhân quả luân hồi, là số kiếp của mỗi người.
Bổn phận của cha mẹ đối với con cái: Thương yêu con cái; cung cấp cho con cái đầy đủ; tạo dựng nghề nghiệp chân chính cho con cái; tìm chốn xứng đáng để dựng vợ gả chồng; giao hết của cải cho con cái ở thời điểm thích hợp
Bổn phận của con cái đối với cha mẹ: Nuôi dưỡng lại cha mẹ; làm bổn phận đối với cha mẹ; giữ gìn gia đình và truyền thống; làm tang lễ khi cha mẹ qua đời; bảo vệ tài sản thừa tự
Làm con mà không biết ơn cha mẹ hoặc biết ơn mà không lo đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ là người con bất hiếu. Người như vậy sẽ bị xã hội lên án, đời sống đạo đức sẽ bị suy giảm, và đời sống về sau sẽ bị thối đọa.
Như trong cuốn Kinh Tăng Chi, đức Phật có dạy:
Ai thành tựu thân làm ác với cha mẹ, lời nói ác đối với cha mẹ, ý nghĩ ác đối với cha mẹ; không biết ơn, không trả ơn, sẽ tương xứng rơi vào địa ngục và hiện đời sẽ bị đau khổ. Kinh Tăng Chi |
Cuốn kinh này còn mô tả hạnh tri ân và đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ là những gì cao quý nhất trên đời. Sự cao quý đó có thể sánh với sự xuất hiện của đức Phật cũng như sự xuất hiện của chánh pháp. Người tri ân và báo ân như vậy là người cao quý và hiếm có trên đời:
"Sự xuất hiện của Như Lai bậc chánh đẳng giác khó tìm được ở đời. Người hoằng truyền chánh pháp của Như Lai là khó tìm được ở đời. Người tri ân và báo ân là khó tìm được ở đời."
"Sự xuất hiện của Như Lai bậc chánh đẳng giác khó tìm được ở đời. Người hoằng truyền chánh pháp của Như Lai là khó tìm được ở đời. Người tri ân và báo ân là khó tìm được ở đời."
Hình ảnh hiếu dưỡng mẹ và cha đúng pháp không chỉ được gọi là bậc chân nhân, bậc thiện nhân, bậc cao quý, mà còn được sánh ví ngang hàng với phạm thiên, với các bậc tiên sư. Những gia đình có được những người con hiếu thảo như vậy được gọi là gia đình xứng đáng được cúng dường và tán thán:
Này các Tỳ-kheo, những gia đình nào mà con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được xem là ngang hàng với Phạm thiên, với các bậc tiên sư và đáng được cúng dường. Lời Phật dạy |
Ðể giải thích thỏa đáng lý do có sự so sánh ngang hàng này, đức Phật dạy:
"Này các Tỳ-kheo, danh từ Phạm thiên, tiên sư, bậc đáng được cúng dường là đồng nghĩa với cha mẹ. Vì cha mẹ đã đầu tư hầu hết cuộc đời của mình vào công trình nuôi dưỡng, giáo dục và giới thiệu con cái vào đời."
Công ơn cha mẹ lớn lao, chúng ta có cố gắng đáp đền thì cũng không thể nào đủ đầy. Vì thế, việc tốt nhất nên làm là hiếu thuận. Đức Phật dạy rằng, hiếu thảo với cha mẹ là cách cải thiện số mệnh tốt nhất, và phải tận hiếu mỗi giây mỗi phút trong cuộc đời, đừng chờ đợi đến khi đấng sinh thành già đi mới bắt đầu thực hiện bổn phận.
Cũng như câu nói: "Cha mẹ còn, cuộc đời vẫn còn nơi để ta đến; cha mẹ mất, đời này chỉ còn lại lối về".
Cuộc sống không phải lúc nào cũng đi theo cách chúng ta muốn, sẽ có nhiều việc khiến chúng ta trở tay không kịp. Sẽ đến một lúc bạn nhận ra rằng, thì ra tốc độ già đi của cha mẹ còn nhanh hơn trong tưởng tượng của chúng ta rất nhiều.
Vì vậy, không có gì là kiểu tương lai còn dài, việc ở bên cha mẹ, hiếu thuận với cha mẹ, đừng cho rằng là còn sớm, đừng đợi tới khi không còn kịp nữa mới hối hận sao lúc đầu không sớm làm.
Tục ngữ có câu “nhân vô thập toàn”. Không có người nào là mười phân vẹn mười cả, đương nhiên cũng sẽ không có bố mẹ nào là thập toàn thập mỹ. Vì vậy khóa học bắt buộc mà bất kì người con nào cũng nên học đó chính là tha thứ cho sự không hoàn mĩ của bố mẹ.
Họ có thể sẽ bảo thủ, nghiêm khắc, tư tưởng cổ hủ không theo kịp thời đại..., nhưng không thể vì những khuyết điểm này mà xem nhẹ tình yêu họ dành cho chúng ta.
Chuyện buồn nhất trên thế giới chính là mất đi rồi mới biết trân trọng. Nhân lúc chúng ta còn trẻ, cha mẹ vẫn còn đó, hãy yêu thương, bao dung hơn với cha mẹ, đừng để quãng đời còn lại mang toàn sự hối tiếc.
Chúng ta đều nên nói với cha mẹ một câu rằng cảm ơn bố mẹ vì đã làm cha mẹ của con.
Cho nên một gia đình chỉ cần coi trọng đạo hiếu, phúc báo cũng tự tìm đến. Còn nếu coi khinh chữ hiếu, cho dù có dùng cả đời thắp hương bái Phật, có đem bạc vàng tiền cả núi để cúng dường, cũng sẽ chẳng cầu được phúc đức.
Xem thêm: Lời Phật dạy về ân đức cha mẹ mà phận làm con nào cũng nên đọc
Xem thêm: Lời Phật dạy về ân đức cha mẹ mà phận làm con nào cũng nên đọc
2. Điềm lành thứ 2: Tu thân tu đức
Điềm báo thứ 2 trong những điềm lành báo hiệu gia đình có phúc theo lời Phật dạy là xem gia đình có coi trọng việc tu dưỡng bản thân và tu dưỡng đạo đức hay không.
Gia đình được coi là “tế bào”, là nền tảng của xã hội. Vì vậy, xã hội muốn phát triển tốt thì những tế bào ấy phải thực sự khỏe mạnh.
Nếu gia đình bạn coi trọng việc tu thân tu đức thì chắc chắn gia đạo sẽ thịnh vượng, vận may tìm đến, người trong gia đình làm gì cũng suôn sẻ và bình an.
Người xưa có câu: “Hậu đức tải vật.” Ý rằng đức sâu dày nâng đỡ vạn vật, chính là muốn nói rằng, làm người phải có đức hạnh tốt thì mới có thể dung nạp được vạn sự. Cho nên, một người để làm được việc lớn thì phải có đức dày, người mà không có đức lớn thì không thể thành được đại sự.
Người có đức hạnh đến đâu thì nhận được bấy nhiêu phúc. Gia đình cũng vậy, phúc đức của gia đình càng lớn thì người trong nhà càng nhận về nhiều phúc báo.
Trạng thái tốt nhất của một gia đình là "phụ từ tử hiếu", cha mẹ hiền từ đức độ, con cái hiếu thuận, tức nhắc nhở mọi người trong gia đình đều phải chú ý đến việc tu dưỡng đạo đức.
Một người có đạo đức tốt, có tu dưỡng thì dù đi đâu, làm gì cũng được người khác kính trọng, có thể đạt được thành tựu to lớn.
Đức Phật quan niệm rằng, tâm hồn của trẻ thơ giống như tờ giấy trắng. Nếu như tờ giấy ấy, được nhà họa sĩ tài hoa vẽ lên những bông hoa tươi đẹp, thì nó sẽ tô điểm cho cuộc đời thêm sắc. Ngược lại, cũng tờ giấy ấy nếu bị kẻ bất tài vô dụng bôi lên đó những vết mực đen vô nghĩa thì nó trở thành cái vô dụng và làm xấu xã hội…
Nếu một gia đình Phật tử giữ được 5 giới về đạo đức, sống thiện nghiệp, hiểu và thực hành bổn phận của mỗi một thành viên đối với nhau như lời Phật đã dạy: bổn phận cha mẹ đối với con, bổn phận vợ đối với chồng, bổn phận của con cái đối với cha mẹ… thì các thế hệ cùng chung sống sẽ hạnh phúc, hòa thuận.
Lớp trẻ sẽ từ từ cảm nhận, thấm nhuần những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe nhau, tha thứ cho nhau, chấp nhận những khác biệt của nhau, yêu thương nhau, nâng đỡ nhau….
Ngược lại, gia đình cha mẹ thường lục đục, mâu thuẫn thì con cái sẽ không có nhận định đúng đắn về những giá trị đạo đức và dễ rơi vào tình trạng chán đời, thất vọng như: bỏ nhà đi bụi, sống bê tha, sống bất cần đời rồi sa chân vào các tệ nạn nguy hiểm.
Vì vậy mà tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nói rất hay về ảnh hưởng của cha mẹ, gia đình đến con cái như: “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” hay “Họ nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”.
Gia đình - bản thân nó là xã hội thu nhỏ, là tế bào cấu tạo nên xã hội. Như vậy, để có được nền tảng xã hội tốt đẹp cần phải có hệ thống gia đình Phật tử đạo đức với lối sống lành mạnh, giáo dưỡng con cái từ lời nói, suy nghĩ, việc làm để con cái trở thành công dân tốt.
Phật tử làm cha mẹ có sự giác ngộ, góp phần quan trọng xây dựng xã hội tương lai văn minh. Đây là sự giáo dục tưởng như bình dị mà rất sâu xa, ý nghĩa.
Vậy nên việc hiểu rõ, và thực hành theo lối sống trong thập thiện đối với các Phật tử là cha, mẹ là việc rất cần thiết. Việc thực hành ở đây không nhất thiết cứng nhắc, bó buộc mà nên vận dụng linh hoạt dựa trên đạo đức Phật giáo và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và điều kiện, hoàn cảnh sống của từng gia đình.
Có như vậy, con mới biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình, tôn trọng người khác và hiểu những chuẩn mực giá trị đạo đức mà người con Phật phải tuân thủ.
Người xưa có câu:
Đạo đức gia truyền, thập đại dĩ thượng; phú quý gia truyền, bất quá tam đại. Lời người xưa |
Câu này muốn nói, chú trọng tu dưỡng đạo đức có thể làm cho cả gia đình thịnh vượng hơn mười đời; còn nếu một gia đình chỉ chú trọng tranh giành danh lợi, thì dù hiện tại sung túc phú quý nhưng cuối cùng cũng không thể giàu có quá ba đời.
Của cải, vinh hoa suy cho cùng cũng chỉ là những vật ngoài thân, sớm muộn gì cũng tiêu tan, nhưng đức hạnh của một người có thể truyền từ đời này sang đời khác. Một gia đình chú trọng tu dưỡng đạo đức, gia đạo ắt thịnh vượng muôn đời.
3. Điềm lành thứ 3: Tích lũy phước báo
Cuốn “Kinh Dịch” có câu:
Tức là, nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có tai ương.
Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương. Trích "Kinh Dịch" |
Tức là, nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có tai ương.
Ý nói những gia đình chú trọng tích đức hành thiện, nhất định sẽ có chuyện tốt đang chờ, tất yếu sẽ hưng thịnh. Còn nếu gia đình đó làm những điều xấu xa, độc ác, hại người lợi mình, tức là đang tích toàn những điều "bất thiện" thì sớm muộn gì cũng đi đến suy bại.
Người xưa dạy: "Tích kim dĩ tử tôn, tử tôn vị tất năng thủ, tích thư dĩ di tử tôn, tử tôn vị tất năng độc; bất như tích âm đức u minh minh chi trung dĩ vi tử trường cửu chi kế".
Nghĩa là: Tích trữ vàng dành cho con cháu, chưa chắc con cháu giữ nổi; tích trữ sách dành cho con cháu, chưa chắc con cháu đọc nổi; không bằng tích âm đức trong cõi mờ mịt để làm kế hoạch lâu dài cho con cháu sau này.
Còn nếu không tích phúc thì dù sinh ra trong gia đình giàu có, trước sau gì cũng sẽ trải qua gia đạo suy sút.
Lại có câu: "Đời cha ăn mặn đời con khát nước".
Quan niệm này mới nghe qua, thì dường như có sự chống trái với luật Nhân quả của đạo Phật. Vì theo luật Nhân quả, ai làm người đó chịu, không thể người này ăn mà người khác lại no, hay người này uống mà người kia hết khát. Nghiệp mình gây ra thì mình phải chịu nhận lấy quả báo, không ai thay thế cho ai.
Tuy nhiên, sở dĩ có hiện tượng “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” chính là do “Cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau, quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại”.
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy:
Người có nghiệp chung mới sinh ra ở chung một nước, nói cùng một ngôn ngữ, sống cùng một tập quán... Kinh "Thủ Lăng Nghiêm" |
Mặc dù bị chi phối bởi phúc và nghiệp của chính mình từ nhiều kiếp trước nhưng khi một đứa trẻ được sinh ra, người gần gũi nhất với chúng lại là cha mẹ. Và mọi hành động, lời nói, tính cách của con cái, ảnh hưởng từ cha mẹ rất nhiều.
Cha mẹ làm điều tốt, thì con sẽ nhìn vào đó học theo để trở thành người tốt.
Còn nếu như cha mẹ là người lấy oán báo ân, buông lời cay độc, hãm hại người lành, thì đứa con khi lớn lên cũng đâu thể nào là người lương thiện.
Cha mẹ luôn mở lòng từ bi giúp đỡ người nghèo, thì con cái từ nhỏ đã nhìn thấy điều ấy, đứa trẻ lớn lên cũng sẽ là một người nhân hậu.
Vậy nên không chỉ hưởng phúc - nghiệp của mình từ nhiều kiếp trước mà chính phúc báo của trẻ cũng đều liên quan đến cha mẹ.
Mọi việc chúng ta làm hôm nay đều liên quan phúc báo của con cái chúng ta sau này. Như cha mẹ là người tàn phá môi trường, thì con ắt sẽ phải sống trong một môi trường ô nhiễm, đầy những rủi ro bệnh tật. Cha mẹ là phường trộm cắp vô ơn, thì con cái khó có thể là người thật thà trung thực.
Nếu cha mẹ trồng những cái cây, thì con cái là người hưởng trái ngọt. Cha mẹ có tích lũy thì con cái mới nhận được của để dành.
Cho đi không phải là hết, cho đi là còn mãi, vì cho đi là cha mẹ đang tích đức hành thiện, và mọi phúc báo của con cái đều từ những việc làm thiện lương của cha mẹ mà ra.
Chỉ khi một gia đình chú trọng tích lũy phước báo thì mới có thể ban ơn cho con cháu đời sau. Một khi con cháu được thừa hưởng phúc lành từ đời trước, vinh hoa phú quý chẳng bao giờ lo thiếu, số mệnh suôn sẻ, hạnh phúc ấm no.