1. Căn cô Đôi Thượng Ngàn là gì?
Cô Đôi Thượng Ngàn hay còn gọi là cô Đôi là một nàng tiên vô cùng thông minh, xinh đẹp, từng hạ thế để giúp đời, giúp người. Căn cô Đôi Thượng Ngàn là người có duyên cơ sâu dày từng được cô cứu giúp trong một kiếp nào đó, thế nên theo Nhân - Quả họ đã từng "nợ" cô nên sinh ra trong kiếp này có nhiệm vụ phải trả nợ. Thế nên họ không thể trốn tránh nhiệm vụ giúp người, giúp đời mà cô giao cho. Với những người mang căn cô Đôi, thường họ sẽ có khả năng xem bói, chữa bệnh và bắt đồng.
Nghĩa vụ của phận tôi con nhà thánh là phải phụng sự nhà ngài cả đời. Một năm bắc ghế hầu đồng hai lần, tuần tiếc tiệc gì cũng phải lễ cha, lễ mẹ. Có nợ, có trả, trì hoãn cũng không ích gì. Họ phải hoàn thành trách nhiệm của mình trước khi mưu cầu hạnh phúc riêng của mình.
1.1 Cô Đôi Thượng Ngàn là ai trong Tứ phủ?
Cô Đôi Thượng Ngàn là một trong 12 Thánh cô nổi tiếng trong đạo mẫu Tứ Phủ Thánh Cô của Việt Nam. Gọi là cô Đôi Thượng Ngàn vì do cô đứng hàng thứ hai trong 12 nàng tiên của Đạo Mẫu, sau cô Đệ Nhất Thượng Thiên và ngay trước cô Bơ Thoải. Bạn có thể tìm hiểu thêm căn cô Bơ là gì.
1.2 Cô Đôi Thượng Ngàn khi ngự đồng trông như thế nào?
Trang phục khi thực hiện giá hầu cô Đôi Thượng Ngàn mặc áo xanh lá hoặc quây thắt đai và áo xanh (ngắn đến hông), cổ đeo kiềng bạc, tay đeo hoãn bạc.
Trên đầu cô dùng khăn (khăn voan hoặc khăn vấn) kết thành hình đóa hoa theo lối thượng ngàn sơn trang, cũng có một số nơi dâng cô áo xanh, đội khăn đóng (khăn vành dây) và thắt lét xanh, hai bên có cài hai đóa hoa.
Cô về đồng thường khai cuông rồi múa mồi, múa tay tiên hái tài hái lộc cho đồng tử.
2. Sự tích về cô Đôi Thượng Ngàn
Nơi cô sống là Mường Thàng - một vùng cao, thiếu thốn nước sinh hoạt. Dưới chân núi Đầu Rồng có một con suối thần, nước cứ chảy miết, trong mát quanh năm. Dân làng thường ra suối gánh nước về dùng, cô con gái cũng thường ra gánh nước phụ giúp cha mẹ.
Bà còn khen ngợi cô hiền lành, đức độ lại có lòng thương với chúng sinh. Bà không quên tiết lộ kiếp trước cô chính là tiên nữ, nghe lệnh Ngọc Hoàng mà hạ phàm báo ân cha mẹ. Thế nên bà sẽ độ cho cô thành tiên trở về hầu cận bên cạnh mình để học phép mà cứu giúp nhân gian.
Sau đó Đức Mẫu rút một cây gậy khắc đầu rồng bên mình, trao cho cô. Sau đó, cô hóa về trời, để lại cây gậy phép. Cây gậy phép được lưu giữ tại đền thờ cô Đôi Thượng Ngàn, nơi người dân đến cầu nguyện và tưởng nhớ vị tiên nữ nhân hậu.
3. Làm thế nào để biết mình có căn cô Đôi Thượng Ngàn?
Những người mang căn cô thường có ngoại hình xinh đẹp mặt hoa da phấn, má hồng hây hây, lưng ong thon thả ưa thích các màu xanh của núi rừng. Cùng với đó là tấm lòng bao dung, thường ban phát phước lành cho những người có tâm, tính cách thông minh nhanh nhẹn, cốt cách thanh cao của bậc nhà tiên thánh.
Người có căn cô Đôi Thượng Ngàn cũng có dấu hiệu khá tương đồng với người có căn cô Bơ, cô Chín, căn Hoàng mười, Hoàng bảy hay các vị thánh khác trong tứ phủ đền mẫu đều có dấu hiệu để báo hiệu như sau: ốm đau quặt quẹo, khám chữa mọi nơi không ra bệnh, vái bệnh tứ phương không khỏi, làm ăn thất bát, kinh tế trì trệ, nói chung đây là bệnh âm.
Dân gian gọi đây là cơ đày, phải ra hầu đồng thì sức khỏe mới cải thiện, công việc mới thăng tiến, đỗ đạt. Những người có căn nặng thì phải lập đàn mở phủ thờ nhà ngài, thực hiện nghĩa vụ của phận tôi con của nhà thánh phải phụng sự nhà thánh cả đời đến khi trả hết duyên nợ. Mỗi năm đến dịp tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ thì những người mang căn cô Đôi Thượng Ngàn sẽ ra trình đồng bằng các lễ lên đồng.
4. Đền thờ cô Đôi Thượng Ngàn ở đâu?
4.1 Đền cô ở Ninh Bình
Đền chính cô Đôi Thượng Ngàn tại làng Bồng Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (qua rừng quốc gia Cúc Phương). Đây là ngôi đền nổi tiếng nhất gắn với truyền thuyết cô giáng sinh.
Đền được xây dựng từ thời Trần và được trùng tu nhiều lần, đến nay có kiến trúc theo kiểu chữ Nhất gồm 3 gian mái phẳng lợp ngói vảy.
Đền thờ cô Đôi còn có tên gọi là Miếu Thượng hay Đền thờ Mẫu Thượng cô Đôi Bồng Lai. Tương truyền, gia đình cô Đôi có công lao giúp Vua đánh quân giặc Tống. Phía trước tiền bái có ban thờ Quan Giám Sát, tiền bái thờ Hội đồng Tứ Phủ, hai bên thờ Đức Thánh Trần Triều, Chúa Sơn Trang.
Gian thượng bái thờ Cô Bản Đền và Chúa Thượng Ngàn. Trong cung cấm thờ tượng cô Đôi Thượng Ngàn và thờ Nàng Ân, Nàng Ái là hai hầu cận của Cô. Phía sau cô là Tam Tòa Thánh Mẫu và Chầu Quỳnh, Chầu Quế hầu cận của các Thánh Mẫu, gian bên Tả thờ Bà chúa Sơn Trang và thập nhị tiên nàng (12 tiên cô).
Đền còn giữ sắc phong của Vua Khải Định phong cho cô Đôi Thượng Ngàn là Thượng đẳng thần.
4.2 Đền cô Hoà Bình
Đền thờ tại huyện Cao Phong, Hòa Bình gắn liền với truyền thuyết cô hóa tức là nơi ra đời, và nơi từ biệt cõi tạm.
4.3 Phủ thờ cô ở Phú Thọ
Thanh Hương Linh Từ được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, do bà Trần Thị Tý, một người con của quê hương Phụ Khánh, đứng ra khởi công xây dựng. Ngôi đền được xây dựng để thờ cô Đôi Thượng Ngàn, một trong những vị thánh quan trọng trong tín ngưỡng Tứ Phủ.
5. Cầu gì và chuẩn bị gì khi đi đền cô Đôi Thượng Ngàn?
5.1 Lễ hội đền cô Đôi Thượng Ngàn
Ngày tốt lành nhất để đi lễ cô Đôi Thượng Ngàn là vào những ngày đầu năm mới, ngày mở hội đền thờ cô Đôi hoặc ngày tiệc của cô diễn ra vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm.
Chúng ta có thể chọn ngày bất kỳ trong tháng giêng để đi cúng lễ cô sao cho hợp lý. Vạn sự tùy tâm nên dù gia chủ có cúng lễ cô ngày nào cũng được.
5.2 Đến đền cô Đôi Thượng Ngàn xin gì?
Cô Đôi Thượng Ngàn có phép tiên, có tài chấm đồng và bắt đồng. Ngoài ra cô còn là tiên cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang. Người trần gian ai mà nhất tâm thường được cô ban thưởng nhưng nhược bằng có nợ mà không mau trả lễ cô sẽ bắt phạt nặng hơn.
5.3 Cách sắm lễ cô Đôi Thượng Ngàn
- 1 đĩa hoa
- 1 đĩa quả gồm nhiều loại quả
- 1 cơi trầu cau
- 1 chai rượu trắng
- 1 đĩa xôi thịt
- 1 tập giấy tiền
- Thẻ hương cùng một cánh sớ trình cô.