Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Căn cô Cả Thượng Thiên là gì? Cô ít ngự đồng có giảm đi tính linh thiêng?

Thứ Tư, 08/05/2024 19:04 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tìm hiểu căn cô Cả Thượng Thiên là gì để hiểu hơn vai trò của những người có căn đồng số lính tương ứng và hỗ trợ họ làm tròn trách nhiệm của họ với thế gian.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Căn cô Cả Thượng Thiên là gì?

Co can co ca thuong thien la gi
 
Trước khi muốn hiểu căn cô Cả Thượng Thiên là gì cần hiểu rằng "căn" là người có duyên với Thánh từ kiếp trước. Còn cô Cả Thượng Thiên hay còn được gọi là Mẫu Thượng Thiên (danh hiệu trong khoa cúng là Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên, Mẫu Đệ nhất Thượng Thiên) là một vị Mẫu thần thuộc nhánh Tứ Phủ của Đạo Mẫu Việt Nam. Mẫu là người cai quản Thiên Phủ.
 
Các nhân vật sau đây được coi là Mẫu Thượng Thiên hay Mẫu Đệ Nhất: 
  • Thanh Vân Công Chúa (Mẫu Cửu Trùng Thiên)
  • Liễu Hạnh Công Chúa (Mẫu Liễu Hạnh, Bà Chúa Liễu)
     

1.1 Đệ nhất Thượng Thiên là ai trong Tứ phủ?


Mẫu Thượng Thiên là Mẫu Liễu Hạnh Bà là thánh Mẫu đứng đầu trong Tam Tòa Thánh Mẫu trong Tứ Phủ. Đôi khi chỉ được gọi bằng cái tên chung chung như Mẫu Đệ Nhất.

Mẫu hay được khắc hoạ với tông màu đỏ, màu của Thiên Phủ. Tượng Mẫu Đệ Nhất thông thường được đặt chính giữa, hai bên là tượng Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải.
 

1.2 Đệ nhất Thượng Thiên khi ngự đồng trông như thế nào? 


Cô Cả Thượng Thiên ít khi ngự đồng, chỉ những người sát căn cô mới hay hầu cô hoặc trong các dịp khai đàn mở phủ cô mới về chứng sang khăn cho đồng tân lính mới. Có nơi còn thỉnh cô về, thêm một nghi lễ là se duyên.
 
Cô làm lễ khai cuông rồi múa quạt trong trang phục áo màu đỏ, thêu phượng, đầu quấn khăn đóng (khăn vành dây), thắt khăn và vỉ lét đỏ.
 

2. Sự tích về Đệ nhất Thượng Thiên


Tương truyền Đệ nhất Thượng Thiên vốn là là con vua cha Thủy Tề dưới thoải cung, sau lại được Ngọc Hoàng đại đế phong là Thiên Cung Công Chúa trên Thiên đình. Cô được biết đến là người hiền thục, nết na và vô cùng xinh đẹp. 

Cô được vua cha cho hạ phàm để hỗ trợ các vua Hùng dựng nước và giữ nước. Cô có công lớn trong việc giúp nhà nước Văn Lang thống nhất các bộ tộc trong nước. Đến thời Trần, Cô cũng được biết đến là vị tiên cô theo đức Thánh cả giết giặc phương Bắc.

Sự tích về cô sau đó tiếp tục được kể dưới thời nhà Lê sơ. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở đất Lam Sơn – Thanh Hóa, cô lại lần nữa giáng trần, góp công lớn giúp vua Lê Lợi diệt giặc Minh, lập ra nhà Lê.

Sau này, khi thiên hạ thái bình, ổn định, Cô không quay về trời cũng không về lại Thoải Cung mà đi theo hầu mẫu Liễu Hạnh, hay còn gọi là Mậu Đệ Nhất Thượng Thiên, vì thế mà cô cũng được dân gian gọi là Cô Đệ Nhất Thượng Thiên.

Có nơi cho rằng Cô Đệ Nhất Thượng Thiên là thánh cô hầu cận kề bên Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Lại có nơi cho rằng Cô kề cận, tay biên tay chép bên Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên.

Cô hầu cận mẫu, thường báo cáo mọi việc trần thế lên mẫu. Nên khi tấu khấn mẫu, người ta thường có lời tấu lên cô, để cô kêu thay lạy đỡ trước cửa Mẫu tôn kính.

Cô giá ngự trong cung tòa, kề cận bên Mẫu nên khi đến các đền phủ, người ta thường có lời tấu để cậy cô kêu thay lạy đỡ trước cửa Vua Mẫu đình thần Tứ Phủ.
 
Sau này, tuy không còn xuất hiện dưới triều đại nào của lịch sử phong kiến, cũng không ghi nhận thêm thần tích nào về việc cô đầu thai chuyển thế giúp dân đánh giặc cứu nước nhưng vẫn có nhiều người chứng kiến cô hiển linh và chữa bệnh giúp dân. Theo đó, cô hay cưỡi mây cưỡi gió đi khắp các miền trong cả nước, từ Bắc vào Nam. Gặp cảnh đẹp nào cô cũng dừng chân, dựng nhà ngắm cảnh.

3. Làm thế nào để biết mình có căn Đệ nhất Thượng Thiên?


Cũng giống như những người căn đồng số lính khác, những người có căn Đệ nhất Thượng Thiên cũng có khả năng cảm nhận và quan sát được phần âm, giúp giải đáp những vấn đề tâm linh trong đời sống của con người. 

Trong cuộc sống thường nhật, những người như vậy cũng thỉnh thoảng hay rơi vào cảm giác ảo, mơ thấy thần thánh, thân mình bay bổng… tuy thiên cần phân biệt với dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt.

Người hay mơ thấy rắn (có thể còn mơ rắn cắn, rắn cuốn) mơ thấy hổ (hổ đuổi, hổ vồ). Người thi thoảng hay rơi ảo giác, chiêm bao thấy đức Mẹ hoặc Tiên Thánh thần, luôn có cảm giác có Thánh thần bên cạnh mình, ủng hộ và che chở cho bản thân.

Khi lễ hầu bóng diễn ra ở các đền, phủ, điện, trong không khí đàn ca, trống phách, múa hát tưng bừng, mùi nhang khói kích thích, một số ít người tham gia hành lễ có cảm giác thấy lâng lâng, phiêu phiêu, bay bổng, thần thức hoà nhập với không khí lễ hội múa hát... và có khả năng bị ốp đồng.
 
Những người mang căn số thường thì khi đi xem hay tham dự lễ hầu bóng diễn ra ở đền, phủ, điện, thường có cảm giác khao khát về với cửa Thánh, người như trên mây hòa vào không gian đền phủ.

4. Đền thờ cô Cả Thượng Thiên ở đâu?

Den tho co ca thuong thien
 
Ngày nay, sự việc cô Cả Thượng Thiên hiển linh ngày ít đi và không còn quá nhiều người được tận mắt chứng kiến cô ngự đồng. Chỉ khi nào gặp những người sát căn, sát quả cô mới ngự đồng hiển linh.

Do cô đứng hàng thứ nhất trong Tứ phủ Thánh Cô nên hầu hết các đền thờ Mẫu đều có thờ tượng cô bởi cô là vị Thánh Cô hầu cận thân cận nhất bên cạnh Mẫu.

Trong những đền này, cung thờ cô thường được đặt ngay sát bên cung chính thờ Mẫu.

Nhiều người cho rằng đền chính thờ cô Đệ Nhất Thượng Thiên là đền Dùm Tuyên Quang. Tuy nhiên thực tế đền này thờ Cô Đệ Nhất theo hầu Mẫu Thượng Ngàn chứ không phải là đền thờ cô Đệ Nhất Thượng Thiên.

Ý kiến khác cho rằng đền thờ cô tại Vân Đình (huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, sẽ nhận thấy rằng cô Đệ nhất được thờ tại đền này không phải là Thánh Cô thuộc hàng tứ phủ Thánh Cô, hay nói cách khác, đó là một cô Đệ Nhất khác không thuộc đạo Mẫu.

Trong thực tế, đền thờ chính thờ Cô Đệ Nhất Thượng Thiên được nhiều người công nhận nhất nằm ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, cách đền ông Hoàng Mười 50km. 
 

5. Cầu gì và chuẩn bị gì khi đi đền cô Cả Thượng Thiên?


5.1 Lễ hội đền cô Đôi Thượng Ngàn


Cô không thường xuyên hiển linh nên có thể sẽ không chứng giám được lời thỉnh cầu của bạn, do đó nên cố gắng đúng ngày.
 
Theo đó, ngày tốt nhất trong năm nên lựa chọn để dâng lễ lên cô Đệ Nhất Thượng Thiên là ngày 3/3 âm lịch. Đây là ngày tiệc Mẫu Liễu Hạnh, nên việc cô Đệ Nhất Thượng Thiên hiển linh cùng với Mẫu là điều đương nhiên, và lời thỉnh cầu của bạn trong dịp này sẽ được Cô chứng giám và sẽ nhanh chóng linh ứng.
 
Bên cạnh đó, nhiều người cũng có thể chọn những ngày rằm, mồng Một đầu tháng hay những ngày đầu năm mới để dâng lễ lên cô. Còn hữu duyên hay không là tùy ở mỗi người.
 

5.2 Đến đền cô Đôi Thượng Ngàn xin gì?


Điều đầu tiên khi dâng lễ lên Cô Đệ Nhất cần chú ý là sự thành tâm và thành kính. Chỉ có một lòng hướng đến Cô và cầu mong những điều chính đáng, thật tâm mà mình đang mong muốn mới được cô chứng giám. 
 
Cô tuy không hiển linh thường xuyên, nhưng rất linh thiêng, bởi cô là vị Thánh Cô xếp hàng thứ nhất và là hầu cận thân cận nhất bên cạnh Mẫu Liễu Hạnh. Lưu ý không nên cầu khấn những điều quá cao sang, không thực tế.

Điều đầu tiên mà bạn nên cầu nhấn là cầu bình an và sức khỏe. Bên cạnh đó, những ai có bệnh trong người thì nên cầu khấn để được cô chữa trị cho khỏi bệnh, được sống lâu sống khỏe.
 
Sau khi đã cầu khấn những điều trên, mới nên cầu tài lộc và công danh sự nghiệp. Đa phần những người cầu khấn cô phù hộ độ trì cho gia đình ăn nên làm ra, con cái học hành đỗ đạt hay thăng tiến trong đường công danh sự nghiệp đều được cô phù hộ độ trì.
 
Những kẻ cầu buôn gian bán lận được trót lọt hay lừa đảo, trộm cắp, cướp của mà vẫn được bình an, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật chẳng những không được cô phù hộ độ trì mà còn bị cô vật cho sống không yên ổn, nhanh bị pháp luật trừng trị hơn.
 

5.3 Cách sắm lễ cô Đôi Thượng Ngàn


Một lễ dâng lên Cô Đệ Nhất không yêu cầu quá cầu kỳ, xa hoa, tốn kém nhưng nên có đủ những vật phẩm sau: 
  • Hoa quả, bao gồm lọ hoa tươi và đĩa quả tươi.
  • Rượu thịt bao gồm 1 đĩa xôi, 1 con gà luộc hoặc 1 đĩa thịt luộc, 1 cút rượu trắng. Trầu cau.
  • Tiền vàng.
  • Bên cạnh đó cần có sớ viết tên người dâng lễ và cần chuẩn bị trước bài văn khấn khi dâng lễ lên cô.
Đặc biệt, trong mâm lễ không nên thiếu oản. Oản này nên là oản màu đỏ, tượng trưng cho cô khi ngự đồng và cần được trang trí các họa tiết ở xung quanh cho sang trọng, lịch sự.
 

6. Văn khấn Đệ nhất Thượng Thiên


Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
 
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. 
Con kính lạy Đức Hiện Thiên Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế. 
Con kính lạy Mẫu Thượng Thiên Đức Chí Tôn.
 
Hương tử con là:……………………. 
Cùng đồng gia quyển đẳng, nam nữ tử tôn………………… 
Ngụ tại:……………………………….
 
Hôm nay là ngày..............tháng…………..năm Canh Tý
 
Chúng con chấp tay kính lễ, khấu đầu vọng bái Mẫu Thượng Thiên. Cúi xin Thánh Mẫu Thượng Thiên, rủ lòng thương xót phù hộ độ trì cho chúng con được toàn gia an khang, bách sự như ý, vạn sự tốt lành.
 

Tin cùng chuyên mục

X