Anh họ Đức Phật - Đề Bà Đạt Đa là ai?
Tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật ta biết một người anh họ của Ngại là Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) xuất thân trong dòng họ Thích Ca, là họ hàng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Thế nhưng từ nhỏ người này ganh ghét với Đức Phật từ việc Ngài đầy đủ tướng hảo trang nghiêm, tài năng xuất chúng, đức hạnh khiến người người ngưỡng mộ.
Từ thuở nhỏ tranh nhau con thiên nga cho tới việc thi bắn cung, cưỡi ngựa, đấu kiếm… Đề Bà Đạt Đa đều thua cuộc trước tài nghệ của Đức Phật. Thậm chí đến hỏi cưới công chúa Da-du-đà-la, Bà Đạt Đa bày mưu tính kế để có bằng được cô nhưng cuối cùng cũng không thể.
Vì thế, hiềm khích trong tâm ngày thêm lớn theo tuổi tác của cả hai người. Thậm chí sau này Đề Bà Đạt Đa tuy xuất gia làm đệ tử Phật nhưng lại ganh ghét, đố kỵ, thậm chí nhiều lần còn tìm cách hại Đức Phật và chia rẽ Tăng đoàn.
Sau khi theo Phật học lành, tu luyện một thời gian, Đề Bà Đạt Đa nghĩ rằng mình xuất chúng, lại là anh em của Phật nhưng chẳng thua kém gì và rất có uy tín trong Tăng đoàn. Vậy nên ông ấy khởi tâm ý là phải tranh ngôi lãnh đạo Tăng đoàn của Phật.
Lần khác khi Đức Phật đi khất thực, trên đường từ núi Linh Thứu đi xuống thì Đề Bà Đạt Đa leo lên núi, đẩy một tảng đá lớn mong nó rơi đúng vào Phật. Thế nhưng, không may có hòn đá khác nhô lên chặn hòn đá này lại. Và hòn đá này vỡ ra và nó bắn một mảnh rất nhỏ vào chân Phật làm cho Phật chảy máu chân.
Anh họ rắp tâm hãm hại Đức Phật nên chịu quả báo thê lương. Gần cuối đời, Đề Bà Đạt Đa lâm bệnh rất nặng, không có thuốc nào chữa được.
Quá hối hận nên muốn sám hối, quay về để nương tựa Phật, thế nhưng khi ông gần đến Phật thì đất nứt ra và nuốt chửng ông trong lòng đất, không ai cứu được.
Vì sao anh họ rắp tâm hãm hại Đức Phật
Vậy do nhân duyên gì Đề Bà Đạt Đa và Thái tử Tất Đạt Đa luôn tái ngộ trong các kiếp, để rồi anh họ rắp tâm hãm hại Đức Phật. Đức Phật từng kể lại nhân duyên tiền kiếp đã dẫn tới cách hành xử của hai người như sau:
Ở một kiếp trước, có vị vua tên là Indraraj và hoàng hậu Chandraprabhi sống ở Varasani. Có lần hoàng hậu mơ thấy một con hươu vàng hiểu được tiếng người, nó có bộ lông bằng vàng ròng điểm xuyết ngọc lam quý vô cùng đẹp mắt.
Trong giấc mơ, bà thấy hươu mỗi khi uống nước dưới sông, ngay lập tức chỗ nước đó chuyển thành mật quý. Chú hưu rất thân thiết với người bạn là quạ.
Có lần khi hai con vật cùng ra bờ sông uống nước thì nghe được tiếng kêu cứu của người bị hãm hại đang bị trói chặt chân tay và ném xuống sông. Hưu nói với bạn rằng phải cứu ông ta ngay nếu không ông sẽ chìm xuống sông mất thôi.
- Hươi không phải giúp kẻ xảo quyệt kia đâu. Ông này nổi tiếng là vô ơn bội nghĩa vì khi khó khăn thì ông kêu gào thế đấy nhưng thoát nạn sẽ trở mặt, sự ác độc của gã ta rất đáng sợ, kẻ đó vô tình như tảng đá, rồi sẽ đáp lại lòng tốt bằng sự xấu xa của hắn. Hãy cứ mặc ông ta đó, chúng ta đi thôi.
Lòng trắc ẩn quá lớn nên hươu vàng không chịu nghe, vẫn cảm thấy thương xót cho người gần chết đuối kia. Nghĩ vậy nên, bất chấp lời khuyên của quạ, hươu đi xuống sông và chìa bộ gạc san hô của mình ra để gỡ dây trói cho ông ta.
Được cứu mạng, người này quỳ phục xuống cảm tạ và hứa rằng sẽ giữ kín chuyện này, không cho ai biết như là cách để trả ơn cho hươu vàng.
Tỉnh giấc, bà tin rằng giấc mơ của mình là thật nên ra lệnh cho tất cả thợ săn trong toàn vương quốc phải săn tìm nó. Đức vua cũng rất ủng hộ vợ và nhờ các thợ săn tìm khắp nơi nhưng vô ích, thậm chí họ gợi ý là tự làm chú hưu bằng gỗ để làm vui lòng hoàng hậu.
Sau đó, đức vua vẫn quyết tâm tìm bằng được chú hươu và hứa rằng ai tìm ra sẽ ban thưởng vàng bạc, châu báu vô cùng hậu hĩnh. Người đàn ông từng được hươu cứu thèm khát số tiền khổng lồ nên vội vàng tìm đến gặp và tâu với nhà vua những gì hắn biết.
Cuối cùng, người ta tìm thấy chú hươu khi kẻ xảo trá bội bạc dẫn đoàn người đến tận nơi. Lúc này quạ mới hờn trách bạn mình:
- Là hươu đã không nghe lời khuyên của tôi đừng giải cứu người đàn ông ấy và lời cảnh báo của tôi rằng hắn ta sẽ trả ơn ân nhân của mình một cách rất tệ bạc. Giờ thì hắn đang đến, bán đứng bạn để lấy thưởng.
Hươu vô cùng sợ hãi nhưng lo rằng nếu mình không tự nộp mạng thì đàn hươu sẽ bị giết hết nên quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu chấp nhận bị giam trong cung điện, một cách tự nguyện.
Sau đó Hươu Vàng được mời giữ một vị trí trang trọng trong cung điện và được phép ngồi trên ngai vàng. Từ chỗ ngồi được trang hoàng bằng ngọc và đá quý này, Hươu Vàng giảng pháp và giải thoát tất cả các chúng sinh trong cung điện.
“Vậy là các ngươi đã thấy”, Đức Phật giải thích cho các đệ tử, trong một đời quá khứ, Hươu Vàng chính là ta, và người đàn ông bội bạc chính là Đề Bà Đạt Đa”.
(Tổng hợp)