(Lichngaytot.com) Những người không sợ chết không phải vì họ dám tuyến bố mà trong tâm họ đã biết tự buông một cách nhẹ nhàng. Đó thực sự là trí tuệ mà không phải người thường nào cũng có thể ngộ ra được.
1. Chia sẻ của Đức Phật về cái chết
![]() |
- Thưa Ngài, trên đời này chắc ai cũng sợ chết phải không?
Đức Phật phủ nhận:
- Trên đời này nhiều người đúng là sợ chết nhưng cũng có nhiều người không hề sợ chết.
- Trên đời này nhiều người đúng là sợ chết nhưng cũng có nhiều người không hề sợ chết.
Nghe xong câu trả lời, vị Bà la môn càng tò mò hơn, liền hỏi:
- Thật là khó tin, tại sao vẫn có người không sợ chết được, họ là ai vậy?
- Thật là khó tin, tại sao vẫn có người không sợ chết được, họ là ai vậy?
Đức Phật nói rằng, có 4 kiểu người không sợ cái chết.
Thứ nhất, đó là những người biết buông bỏ lòng ham muốn hư vinh của cuộc sống, không còn bị vật chất hay sắc dục ràng buộc.
Thứ 2, đó là những người có nhận thức đầy đủ về cơ thể mình. Họ hiểu rằng cơ thể con người là thứ vật chất không thể tồn tại vĩnh viễn, và việc già đi, bệnh tật rồi cái chết sẽ là những quy luật tất yếu của tạo hóa, không có gì cần phải sợ hãi.
Thứ 3, những người thường làm việc thiện, sẽ có tâm rất thanh thản, nhẹ nhàng, không còn gì phải hối tiếc khi cận kề với cái chết.
Thứ 4 là những người đã được giác ngộ, hiểu rõ về Phật pháp, không còn hồ nghi hay băn khoăn điều gì nữa. Họ sẽ là những người hiểu được trần gian chỉ là cõi tạm mà thôi, và cái chết không phải là sự kết thúc, mà là một khởi đầu mới ở một thế giới khác.
Nếu hiểu rõ về Phật pháp, ta sẽ thấy rằng tất cả những sự vui thích mà ta cảm nhận được bằng các giác quan, cơ thể ta, suy nghĩ và tình cảm của ta, bao gồm cả nỗi sợ hãi, đều là những thứ tồn tại một cách có điều kiện, và không phải là vĩnh viễn.
Janussoni lại hỏi thêm Đức Phật về những người sợ chết. Đức Phật từ tốn trả lời, đó là kểu người đối lập với 4 kiểu trên.
Janussoni lại hỏi thêm Đức Phật về những người sợ chết. Đức Phật từ tốn trả lời, đó là kểu người đối lập với 4 kiểu trên.
Thứ nhất là những người luôn bám chấp vào vật chất và dục sắc. Họ sợ chết sẽ chẳng còn có được những thứ này.
Thứ 2 là những người tự yêu bản thân đến mức phát cuồng. Họ cho rằng thân thể đại diện cho chính họ, họ lo sợ khi thấy nó già đi, tàn tạ, bệnh tật và lo sợ cái chết sẽ làm cho họ mất đi cái thân thể ấy.
Thứ 3, đó là những người chỉ làm việc ác, chưa làm được việc gì tốt đẹp cho đời, luôn sợ bị người khác ám hại, và lo sợ sau khi chết, họ sẽ phải trả giá ở thế giới bên kia.
Thứ 4, đó là những người có tâm chưa vững, không hiểu Phật pháp, luôn sống trong sự bất an, nghi ngờ hiện tại, lo sợ tương lai.
2. Những người không sợ chết
![]() |
2.1. Những người đã bỏ được ham muốn
Con người có quá nhiều ham muốn từ vật chất, tình cảm cho tới mạng sống của mình nên mới ham sống, sợ chết. Thế nhưng những ai đã có thể buông bỏ được tất cả thì họ có thể luôn ra đi nhẹ nhàng, không chút luyến lưu.
Tất nhiên, không phải ai cũng dễ dàng buông bỏ được ham muốn, họ cũng phải có quá trình tu tâm, tu thân để không còn chạy theo hư vinh, vật chất hay dục sắc. Họ biết rằng tất cả cũng chỉ là ảo ảnh ở thế giới Ta Bà này để dạy chúng ta bài học biết buông tất thảy chúng đi.
Buông này là buông từ trong tâm, không bị hoàn cảnh dính mắc, với người thường không phải ai cũng hiểu chữ buông nên họ nghĩ rằng chỉ cần rời nhà đi tu là đủ, cuối cùng những gì đi theo sau đó lại càng khiến họ đau khổ, muộn phiền nhiều hơn.
Khi sự bám víu - dính mắc cố hữu của con người không còn thì họ sẽ không bao giờ sợ hãi chết. Chính vì biết buông nên họ cũng hóa giải được rất nhiều nghiệp nặng từ nhiều kiếp trước.
Theo Pháp giới duyên sinh của đạo Phật, ta có mặt hôm nay ở thế giới này, có nghĩa là ta đang tồn tại cộng nghiệp của nhiều kiếp trước, hay nói dễ hiểu là của nhiều đời sống trước đó. Vì thế, ta đâu chỉ tồn tại ở kiếp sống này, nếu còn dính mắc ở đây, chưa được học bài học ở kiếp này thì ta cũng chẳng có cơ hội để tiến lên bài học tiếp theo.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có cuốn sách có tựa đề "Không sinh không diệt đừng sợ hãi" có đoạn:
"Sống hạnh phúc, chết bình an là chuyện có thể làm được. Ta sẽ được như thế khi ta thấy mình tiếp tục biểu hiện trong các hình thức khác. Bao nhiêu người trong chúng ta có nỗi sợ là mình sẽ biến thành hư vô. Vì sợ hãi mà chúng ta rất đau khổ. Vì vậy mà ta cần giúp đỡ người sắp chết hiểu được cái chân lý này: Ta chỉ là nối tiếp trong nhiều biểu hiện.
Như vậy, ta sẽ không bị chuyện sống chết làm cho hoảng sợ, vì ta hiểu đó chỉ là những khái niệm mà thôi. Đó là một cái nhìn rất quan trọng giúp cho ta hết sợ hãi. Hãy học cách sống hạnh phúc, bình an ngay hôm nay. Hãy tập nhìn sâu để hiểu bản chất thật của sinh tử, như vậy bạn sẽ chết bình an, không sợ hãi. Đấy là điều ai cũng có thể làm được".
2.2 Những người có nhận thức đầy đủ về cơ thể mình
Thân này chúng ta có cũng do nghiệp mà thành, dù cơ thể đẹp hay xấu cũng là do nghiệp mà nên. Thế nhưng người càng có được thân thể đẹp lại càng bám chấp vào đó, trong khi nếu ta qua đời thì thân thể lại trở về với đất, ta cũng chẳng thể níu giữ được gì.
Cho nên Phật giáo đối với sự chết, chỉ là sự xoay biến của nghiệp nơi tự tâm, để thay thân cũ, lấy thân mới. Trong khi đó mọi người, vì sự hiểu biết cạn hẹp đã lầm tưởng thân thể thoạt nhiên sinh ra và sau khi chết hoàn toàn tiêu diệt.
Nhận thức được như vậy sẽ khiến chúng ta sống khác đi theo hướng tự do hơn, không bám víu hay tâm chấp chặt vào cơ thể, thân xác này. Thân xác này cũng chỉ là một tấm áo, có thể bỏ tấm áo này thay bằng một tấm áo khác trong một kiếp khác.
Vì vậy, Đức Phật mới khuyên chúng ta nên mang đề mục quán niệm về cái chết vào sâu từng hơi thở ra vô. Sống cho hiện tại vì chẳng ai đoán biết được ngày mai ta còn ở trên trần thế hay không.
Đức Phật dạy chúng ta hãy suy nghĩ rằng chúng ta có thể chết ngay trong giây phút này, ngay tại đây và bây giờ. Nếu ta chấp nhận rằng sự chết là một phần của sự sống, thế thì khi nó đến, ta có thể đối diện một cánh dễ dàng, thanh thản, từ bỏ tấm áo cũ này để sẵn sàng khoác lên tấm áo mới.
Những kẻ luôn tạo nghiệp xấu ác (tham, sân, si) luôn luôn bám víu, dính mắc, họ luôn nơm nớp lo sợ người khác tìm đến trả thù, gây hại nên họ không thể nào thanh thản, luôn sợ hãi .
Ngược lại, những người không sợ chết đó là những người chăm làm việc thiện vì họ biết rằng họ được mang thân người là quá may mắn, sống là để cho đi vì thể họ, sẽ có tâm rất thanh thản, nhẹ nhàng, không còn gì phải hối tiếc khi cận kề với cái chết.
Bởi không có gì có thể mang theo khi chúng ta chết đi, nên cũng chẳng có gì để bám víu. Vì vậy, Niết bàn luôn hiện hữu trong cuộc sống của họ, đâu cần đợi tới ngày qua đời mới được tới nơi ấy.
Những người giác ngộ là đã hiểu rõ về Phật pháp, không còn hồ nghi hay băn khoăn điều gì nữa. Họ là những người tỉnh thức, không tham sống cũng chẳng sợ chết. Ngày mai, ngày kia hay vài năm tới cái chết có ập tới họ cũng không lấy làm nao núng.
Cùng Đạo Phật ngẫm về cái chết chúng ta biết rằng đó là một điều đến rất tự nhiên, không có gì đáng để sợ hãi hay hoang mang cả. Chúng ta cũng chỉ là khách trọ trần gian, thân này không phải là của tôi, nó chỉ là thứ vay mượn, cuộc sống này cũng là vay mượn cả.
Trong giáo lý đức Phật dạy có nhiều pháp môn tu tập để giác ngộ - giải thoát nhưng không phải ai cũng đủ duyên lành để học được và tu đúng pháp, mà thường bị kẻ xấu dẫn dắt.
Nhưng sự thật là hầu hết chúng ta đều sợ hãi cái chết, bị vướng mắc nơi trần gian này nên trở thành những vong linh lang thang, tự mình giam cầm bản thân ở đây tới cả trăm năm, nghìn năm mà chưa thức tỉnh. Chỉ đợi một cơ may nào đó, có người hồi hướng chút công đức mới có thể thoát kiếp này, chuyển sang kiếp sau.
2.3 Những người có tâm thanh thản
Những kẻ luôn tạo nghiệp xấu ác (tham, sân, si) luôn luôn bám víu, dính mắc, họ luôn nơm nớp lo sợ người khác tìm đến trả thù, gây hại nên họ không thể nào thanh thản, luôn sợ hãi .
Ngược lại, những người không sợ chết đó là những người chăm làm việc thiện vì họ biết rằng họ được mang thân người là quá may mắn, sống là để cho đi vì thể họ, sẽ có tâm rất thanh thản, nhẹ nhàng, không còn gì phải hối tiếc khi cận kề với cái chết.
Vì thế, sống trên đời này, những người này sẽ sống tự tại, tử tế và bao dung, yêu thương mọi người hơn. Họ chẳng vì ai đó dè bỉu việc tốt của mình mà dừng lại vì họ biết giúp người, giúp đời mới thực sự là lẽ sống.
Những người này còn sống là còn cống hiến vì khi chúng ta qua đời đâu có thể mang theo của cải, vật chất nào. Họ sống tự do, bình an, thoải mái và nhiều yêu thương. Tâm họ thanh thản, nhẹ nhàng như vậy thì cái chết đâu có gì đáng sợ, đâu có gì có thể làm khó họ được nữa.
Những người này còn sống là còn cống hiến vì khi chúng ta qua đời đâu có thể mang theo của cải, vật chất nào. Họ sống tự do, bình an, thoải mái và nhiều yêu thương. Tâm họ thanh thản, nhẹ nhàng như vậy thì cái chết đâu có gì đáng sợ, đâu có gì có thể làm khó họ được nữa.
Bởi không có gì có thể mang theo khi chúng ta chết đi, nên cũng chẳng có gì để bám víu. Vì vậy, Niết bàn luôn hiện hữu trong cuộc sống của họ, đâu cần đợi tới ngày qua đời mới được tới nơi ấy.
2.4 Những người đã được giác ngộ
Những người giác ngộ là đã hiểu rõ về Phật pháp, không còn hồ nghi hay băn khoăn điều gì nữa. Họ là những người tỉnh thức, không tham sống cũng chẳng sợ chết. Ngày mai, ngày kia hay vài năm tới cái chết có ập tới họ cũng không lấy làm nao núng.
Vì vô minh nên ta nghĩ (ta chỉ có đời sống ở kiếp này), chết là hết, nên khi bị bệnh tật và cái chết ập đến, chúng ta không thể tránh khỏi sự bàng hoàng, lo lắng và sợ hãi.
Chết trong tình trạng u mê không siêu thoát, và quá nửa trong số chúng ta đang rơi vào tình trạng như vậy. Như thế đủ biết, chết trong tỉnh thức để được vãng sinh cõi lành và giải thoát là một điều không dễ dàng. Để có được một tái sinh tốt đẹp chúng ta cần phải hiểu biết về phật pháp và thực hành tu tập, nếu không muốn bị đọa lạc tam đồ khổ.
Trong giáo lý đức Phật dạy có nhiều pháp môn tu tập để giác ngộ - giải thoát nhưng không phải ai cũng đủ duyên lành để học được và tu đúng pháp, mà thường bị kẻ xấu dẫn dắt.