Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Rằm tháng 7 là ngày gì? Bạn đã thực sự hiểu hết ý nghĩa ngày này?

Thứ Năm, 31/08/2017 17:55 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Rằm tháng 7 là ngày gì mà người dân Việt Nam luôn xem đó là ngày quan trọng trong năm mà gia đình nào cũng nên thực hiện chỉn chu, cẩn thận? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
  

1. Rằm tháng 7 là ngày gì?
 

Theo quan niệm từ xa xưa, người dân Việt Nam rất xem trọng việc cúng bái cho ngày rằm tháng 7 âm lịch. Có thể nói, đây được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 
Người ta hay nói cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng 7. Vậy ngày rằm tháng 7 là ngày gì mà lại được coi trọng đến vậy? 
 
Theo đó, trong ngày rằm tháng 7 diễn ra hai lễ lớn của người Việt đó chính là ngày lễ Vu Lan báo hiếu và ngày xá tội vong nhân. Hai lễ này hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc và ý nghĩa. 
 
Cụ thể như sau:
 

- Ngày lễ Vu Lan (lễ báo hiếu):

 
Rằm tháng 7 được coi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu) xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. 
 
Sau khi tu thành chánh quả, Bồ tát Mục Kiền Liên đã tưởng nhớ tới mẹ mình và đã dùng mắt thần để tìm kiếm xem vong hồn mẹ mình đang ở đâu. 
 
Bằng phép thần thông quảng đại, ông đã tìm thấy mẹ ông dưới địa ngục, trở thành quý đói, bị hành hạ và ông rất thương xót. Vì thương mẹ, ông đã tự mình xuống dâng cơm lên mẹ mình.
 
Nhưng bản tính “tham, sân, si” trong mẹ ông vẫn còn, lúc thấy cơm, bà đã sợ các vong hồn khác thấy và cướp mất nên đã lấy tay che bát cơm đi. Vì thế khi đưa cơm lên miệng thì cơm biến thành lửa. 
 
Quá thương xót cho mẹ, Mục Kiền Liên đã tìm tới Phật tổ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đi chăng nữa cũng không thể tự cứu mẹ mình chỉ dựa vào sức của mình. Chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương trời mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy chính là ngày thích hợp cho ông cung thỉnh các chư tăng, sắm sửa lễ cúng để nhằm cứu được mẹ mình”. 
 
Và Mục Kiền Liên đã làm theo lời Phật chỉ bảo và đã cứu được mẹ mình cùng các vong hồn khác. 
 
Từ đó, lễ Vu Lan ra đời, như là ngày lễ cho con người ta cầu siêu cho cha mẹ đã mất hoặc thể hiện lòng tôn kính tới bậc sinh thành, biết ơn công dưỡng dục của cha mẹ.
 

- Ngày xá tội vong nhân:

 
Còn theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng 7 còn là ngày “xá tội vong nhân”, hay còn gọi là ngày cầu siêu.
 
Quan niệm này xuất phát từ sự tích rằng, từ ngày 1 đến tối 15/7 âm lịch hàng năm, cửa Quỷ Môn Quan sẽ được mở để cho các vong hồn trở lại trần thế. 
 
Cho nên người dân thường sắm sửa lễ cúng lễ xá tội vong nhân vào ngày rằm tháng 7 để cầu siêu cho các vong hồn không về cõi âm kịp, cầu siêu cho các vong hồn không nơi nương tựa, trẻ sinh trẻ lạc, cũng là cách cầu khấn cho bản thân và gia đình không bị ma quỷ quấy phá
 
Vì thế, ngày rằm tháng 7 sẽ có lễ cúng Cô hồn để bày tỏ lòng thương cảm, làm phúc bố thí, ban phước cho các vong hồn, uổng tử vẫn lưu luyến trần gian, không thể siêu thoát nên không biết nên đi đâu, về đâu.

Tham khảo thêm thông tin hữu ích:

Thực hư chuyện cho đàn ông sờ ngực để may mắn hay kiêng nhặt tiền rơi tháng Cô hồn?
Nhiều người tin rằng, trong tháng cô hồn, các cô gái phải cho đàn ông sờ ngực để không bị linh hồn bắt đi làm vật tế hay kị nhặt tiền rơi vì sợ đó là bẫy của
 
Ram thang 7 la ngay gi
 Rằm tháng 7 là ngày gì?
 

2. Rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?
 

Tuy nguồn gốc khác nhau nhưng cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả, đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.
 
Tựu trung lại, ngày rằm tháng 7 có những ý nghĩa như sau:
 

- Là ngày chư Phật hoan hỷ: 

 
Theo giáo lý nhà Phật, rằm tháng 7 được coi là ngày đức Phật hoan hỷ (vui mừng). Bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng tỳ kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, được thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh. 
 
Chúng Tỳ kheo còn mang hình dáng của Phật để làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên mãn và kết thúc vào ngày Rằm tháng Bảy âm lịch.
 
Ba tháng an cư theo luật Phật chế tức là khoảng thời gian chúng tỳ kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tối đa sự đi lại.
 
+ Một là vì thời đức Phật còn tại thế, phong thổ Ấn Độ lúc bấy giờ bước vào 3 tháng mưa mùa hạ, các loại côn trùng sinh sản ra nhiều. Chư Tăng đi lại hay khi khất thực có thể giẫm đạp chết côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật.
 
+ Hai là, chúng tăng đi khất thực thì y, áo, bình bát sẽ bị thấm ướt, mất trang nghiêm nên thế gian có phần chê trách.
 
Cho nên, Đức Phật đã chế ra điều luật trong 3 tháng này, chư Tăng tập trung ở một nơi để cùng nhau tu tập, hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung tu niệm, trau dồi giới đức; từ đó thúc liễm và cảnh tỉnh thân tâm để tăng trưởng đạo hạnh. 
 
Một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư, đức Phật vui mừng lắm. Mừng cho đệ tử của mình đã hoàn thành ba tháng an cư thanh tịnh, cho nên gọi là ngày Phật vui mừng.
 
Ở nước ta, mùa an cư kiết hạ thường bắt đầu từ Rằm tháng 4 và kết thúc vào Rằm tháng 7.
 

- Là ngày chư Tăng tự tứ: 

 
Ngày Tự tứ là ngày chúng tăng sau ba tháng an cư tu tập, sẽ tự kiểm điểm giới đức của nhau, cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó phải phát lộ sám hối.
 
Hơn nữa, mình phát tâm cầu mong được thanh tịnh, chứ không chút nào che giấu, thành tâm cầu xin người khác tự do nói lỗi cho mình, không e dè chi hết, nếu thấy có lỗi thì cứ chỉ cho. Đó là một thái độ rất cao thượng, cởi mở để làm cho mình sạch tội lỗi. 
 
Vì vậy, ngày đó gọi là ngày Tăng tự tứ. Tự tứ nghĩa là cầu người khác chỉ lỗi của mình ra, để cho mình biết mà sám hối.
 
Nhờ thế, ai cũng tiến bộ hơn, được soi sáng, được chỉ lỗi, được sửa lỗi. Và cũng vào ngày này nếu ai cúng dường Tăng chúng sẽ được nhiều phước báu. 
 
Từ đó có thể thấy rằng, rằm tháng 7 không chỉ là ngày kết thúc mùa an cư kiết hạ – ngày chư Tăng tự tứ mà còn là cơ hội để hàng Phật tử tại gia có thể tích lũy công đức và phước báu.
 

- Thứ ba, là ngày Tăng thọ tuế: 

 
Thọ tuế nghĩa là nhận được tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh con ra đủ một năm (mười hai tháng) thì gọi là tròn một tuổi. 
 
Nhưng theo luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật, không tính tuổi theo năm, tháng kiểu thế gian trên, mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiết hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi. 
 
Thí dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15/4 đến 15/7 Âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ. 
 
Nếu một vị tỳ kheo thọ giới rồi mà không an cư lần nào cả thì coi như vị ấy hoàn toàn không có tuổi hạ, khác với cha mẹ sinh ta ra, dù ta có làm hay không làm gì đi nữa hoặc giả có ngủ cả năm đi nữa thì tròn một năm cũng vẫn được tính tuổi từng năm một. 
 
Trái lại, vị tỳ kheo thì phải có kiết giới an cư thì mới nhận tuổi, còn không an cư, thì không tính hạ lạp cũng gọi là giới lạp, pháp lạp. 
 

- Là ngày Vu lan báo hiếu - xá tội vong nhân:

 
Vu Lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Tích Vu Lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục Kiền Liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. 
 
Chữ Vu-lan phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ullambana. Người Trung Hoa dịch là Vu-lan-bồn và có nghĩa là giải đảo huyền, tức giải cái tội bị treo ngược trong địa ngục. 
 
Câu chuyện trên ý nói rằng, những người nào tạo tội ác thì phải thọ quả báo nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, chịu sự hành hạ thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. 
 
Cho nên người làm con khi nghĩ đến công ơn cha mẹ, đến ngày Vu Lan, Phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng dường Tam bảo để cầu nguyện cho thân nhân, tiền vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược.
 
Như vậy, ngày Vu Lan là ngày của Phật tử đền ơn đáp nghĩa bằng cách đến chùa cầu thỉnh chư tăng sau ba tháng an cư thanh tịnh, chú nguyện cho vong nhân của mình thoát khỏi cảnh đọa đày tăm tối của địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, đồng thời cầu nguyện cho tất cả người khác cũng thoát khỏi tội khổ đau cùng cực như Tôn giả Mục Kiền Liên đã làm khi cứu mẹ.
 
Vì theo trong kinh, nhờ Mục Kiền Liên cúng dường lên Phật và chúng Tăng mà rất nhiều tội nhân, vong nhân trong địa ngục, ngạ quỷ ngày hôm đó được siêu sinh, tái sinh về Thiên cung. 
 
Thế nên ngày lễ Vu Lan cũng gọi là ngày xá tội vong nhân. “Xá” tức là giải cho, tha cho tội của những người đã mất, “vong nhân” là những người đã mất. Như vậy, lễ Vu Lan (gọi đầy đủ là Vu Lan Bồn) cũng đồng thời là ngày lễ Xá tội vong nhân.
 
Nếu con thảo cháu hiền nhớ đến tiên tổ, ông bà, cha mẹ đã khuất mà làm phúc cúng dường đến chúng Tăng, hồi hướng phước báu ấy thì tiên tổ, ông bà, cha mẹ đã mất được thoát khổ nạn trong địa ngục.
 
Như vậy rằm tháng 7 là ngày rất ý nghĩa, đề cao việc con cháu báo hiếu, đền ơn đáp nghĩa với những người đã mất. Nhưng báo hiếu cha mẹ bằng hình thức chưa đủ, mà còn phải báo hiếu bằng tinh thần. 
 
Trong kinh, đức Phật dạy rằng: Cha mẹ chưa an trú trong chánh pháp thì làm sao giúp đỡ, dắt dẫn cha mẹ an trú trong Chánh pháp; cha mẹ chưa an trú trong điều Lành thì làm sao cho cha mẹ an trú trong điều Lành; cha mẹ chưa quy y Tam Bảo, thì nên đưa cha mẹ an trú trong quy y Tam Bảo. 
 
Như vậy, cha mẹ không những hưởng được những phúc lạc vật chất bên ngoài mà còn hưởng được phúc lạc trong tâm hồn, giải thoát bớt phiền trược, xa lánh được thế gian chấp trước, vọng tưởng luân hồi sanh tử mà đức Phật đã nhắc nhở. 
 
Khi cha mẹ giải thoát, an vui thì sự báo hiếu của người con mới thành tựu. Nên cổ đức có câu: “Phụ mẫu đắc ly trần, hiếu đạo phương thành tựu”. (Cha mẹ được giải thoát, lìa khỏi trần ai thì người con mới tròn hiếu đạo). 
 
nen cung le trong ngay ram thang 7
 
Là người Phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy như vậy để hàng ngày tu niệm, hàng ngày hồi hướng công đức về cho tiên nhân của mình; nhất là trong ngày lễ Vu Lan, thành tâm chí kính, niệm Phật, tụng kinh, lạy Phật, cúng dường Tam bảo và hồi hướng phước báu đó đến cho tiên tổ, ông bà, cha mẹ, và các quyến thuộc đã quá vãng thì họ tăng thêm phước báu, có cơ duyên sinh lên những cảnh giới cao hơn.
 
Chúng ta được sinh ra, được ăn no, mặc ấm, được tự do làm những điều gì mình thích, được bay nhảy khắp nơi, tất cả đều là sự hy sinh âm thầm của đấng sinh thành. Họ chỉ biết cho đi mà không cần nhận lại nhưng chúng ta mải bận rộn cũng không dành cho họ sự quan tâm đúng mực nên đây là lúc tĩnh tâm để cùng hướng về họ.
 
Thế nên, ngoài việc sắm lễ rằm tháng 7 tại nhà hoặc chùa thì bạn nên dành thời gian ở bên cạnh ông bà, cha mẹ và tận hưởng khoảnh khắc được ở bên cạnh gia đình của mình. Hãy trao cho nhau những lời yêu thương chân thành và vun đắp cho cuộc sống gia đình thêm hạnh phúc, bền vững.
 

3. Những việc phụ nữ cần tránh trong ngày rằm tháng 7, tháng cô hồn

Vì trong ngày này có rất nhiều vong hồn vảng vất ở nhân gian nên có khá nhiều điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn mà chúng ta cần tránh, đặc biệt là phụ nữ cần tránh những việc sau:

1. Không cắt tóc, chải tóc vào buổi tối

 
Phụ nữ có thể cắt tóc quanh năm nhưng vào tháng cô hồn tháng 7 âm lịch thì nên kiêng kỵ. Nhất là vào ngày mùng 1 âm lịch nói chung và rằm tháng bảy. Bên cạnh đó, bạn không nên đứng trước gương chải tóc liên tục.
 
Lý do nhiều người kiêng cắt tóc vì họ sợ nếu cắt tóc thì tài lộc sẽ tiêu hao suốt cả tháng đó. Và việc đứng trước gương chải tóc, họ sợ sẽ gặp phải cô hồn.

2. Không ngã giá mua hàng rồi bỏ đi

 
Người buôn bán rất kỵ việc vào buổi sáng sớm có khách tới xem hàng, đã thỏa thuận giá cả nhưng lại không mua hàng nữa. Họ quan niệm như vậy thì trong cả ngày đó việc buôn bán sẽ gặp xúi quẩy.

Để xua đuổi sự xúi quẩy này người bán hàng sẽ phải “đốt vía” bằng cách vơ vội nắm rác hay que đóm, tờ giấy… quanh đó rồi châm lửa đốt ngay trước mặt người mua hàng vô duyên đó.
 

3. Không mua sắm

 
Mua sắm trong tháng cô hồn là điều rất nhiều người kiêng kị, vì thế, không nên mua vật dụng gì vì nếu không sẽ gặp xui xẻo cả tháng. Tuy nhiên, không thể tránh được việc mua những vật dụng thiết yếu nên chỉ cần tránh chi những món tiền lớn như mua nhà, mua xe, bất động sản…
 

4. Không nhổ lông

 
Nhiều phụ nữ còn quan niệm, không nên nhổ lông chân, lông tay vào tháng này. Bởi dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”. Người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần. Mà tháng cô hồn là tháng mà nhiều ma quỷ.
 

5. Không ham hố “yêu”

 
Trong tháng cô hồn, những chị em cũng nên kiêng kỵ chuyện ấy. Nhất là vào những ngày rằm hoặc mùng 1 tháng cô hồn.

Theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
 

6. Không chụp ảnh vào ban đêm

 
Những phụ nữ cũng không nên chụp ảnh vào ban đêm. Bởi nhiều người cho rằng, ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh mọi nơi vào tháng cô hồn này sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống.

Đó là cách chúng ta hút các vong linh vào máy của mình mang về nhà, điều đó đồng nghĩa với gặp xui xẻo. 
 

7. Không nên đi chơi đêm

 
Nếu đã quen chân đi ra ngoài ban đêm tụ tập với bạn bè, quý cô cũng nên hạn chế ra ngoài ban đêm vào tháng này hoặc về nhà sớm nhé.

Theo người xưa quan niệm, người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm vào ngày này. Nếu không sẽ dễ gặp điều không may. Khi đi chơi buổi tối, cũng nghiêm cấm việc gọi to tên nhau vì ma quỷ sẽ bắt mất hồn.

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X