(Lichngaytot.com) Không phải Tết Hàn Thực chúng ta mới được thưởng thức bánh trôi nước khi món ngon này được bánh quanh năm và luôn khiến chúng ta cảm thấy thòm thèm mỗi khi nghĩ tới.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Là những câu thơ hay mô tả về hình dáng của những chiếc bánh trôi nước nhân đậu xanh, nhân vừng đen, chan lên là nước đường thơm nức mùi gừng, cay cay nồng ấm, khiến ai cũng khó lòng chối từ. Bánh trôi bánh chay là món ăn đặc trưng của ngày Tết Hàn thực mùng 3/3 Âm lịch với các nguyên liệu chính như: bột gạo nếp, đường đỏ viên, đậu xanh…
Tham khảo: Ý nghĩa Tết Hàn Thực trong văn hóa Việt Nam
Tham khảo: Ý nghĩa Tết Hàn Thực trong văn hóa Việt Nam
Hiện, Tết bánh trôi bánh chay là một ngày lễ quan trọng ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ. Trong ngày này, người dân thưởng thức những đồ ăn lạnh thay vì nổi lửa nấu nướng.
Đây cũng là ngày các bà các mẹ dạy các con nhỏ nặn chiếc bánh trôi nước từ bột gạo nếp dẻo thơm để gìn giữ một nét đẹp văn hoá lâu đời của người Việt. Những món bánh này được dân ta dùng để cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng.
Đây cũng là ngày các bà các mẹ dạy các con nhỏ nặn chiếc bánh trôi nước từ bột gạo nếp dẻo thơm để gìn giữ một nét đẹp văn hoá lâu đời của người Việt. Những món bánh này được dân ta dùng để cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng.
Không chỉ vậy, món ăn này còn được dâng cúng trong lễ Hai Bà Trưng ngày 6/3 tại làng Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Tây); ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 và hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu bởi cũng có những sự tích cho rằng, nguồn gốc của bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ.
Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra 50 người con theo cha xuống biển.
Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.
Dường như thói quen thưởng thức bánh trôi nước không chỉ còn dành riêng cho ngày Tết Hàn Thực. Nhất là ở Hà Nội, thật không thiếu những quán bánh trôi tàu ngon, nó được bán ở bất cứ đâu, đặc biệt khi thời tiết Hà Nội đã chớm lạnh.
Món ăn này có mặt từ những quán vỉa hè cho tới những nhà hàng sang trọng nhưng mọi người vẫn thích thưởng thức bánh ở vìa hè nhất, nhìn người ta trực tiếp nhào nặn bánh, nhìn dòng người qua lại, phảng phất cái màu buồn xam xám của ngày đông. Dường như phải thế thì hương vị của món ăn mới cuốn quyện với cảnh vật hữu tình, vì thế mới càng trở nên tinh tế, hoàn hảo.
Món ăn này có mặt từ những quán vỉa hè cho tới những nhà hàng sang trọng nhưng mọi người vẫn thích thưởng thức bánh ở vìa hè nhất, nhìn người ta trực tiếp nhào nặn bánh, nhìn dòng người qua lại, phảng phất cái màu buồn xam xám của ngày đông. Dường như phải thế thì hương vị của món ăn mới cuốn quyện với cảnh vật hữu tình, vì thế mới càng trở nên tinh tế, hoàn hảo.
Cách ăn bánh trôi tàu cũng nói lên cái tinh tế, thanh thoát của nó, đây là món ăn để nhẩn nha, miên man trong một chiều chậm rãi, vậy nên hãy ăn thật từ tốn để cảm nhận được cái bùi, cái ngọt lành của đỗ xanh, vừng đen, của dừa xào... Bưng bát bánh trên tay, các thực khách nên thưởng thức nước dùng đầu tiên để cảm nhận được hương vị chung làm nên "linh hồn" của bát bánh, nó sẽ làm tê tê đầu lưỡi, lưu luyến giữ lại hương vị trong miệng cho tới khi thực khách ăn tới miếng bánh tan chảy cuối cùng.
Tin bài cùng chuyên mục:
Tin bài cùng chuyên mục: