Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Việt Nam hay Trung Quốc? Người Trung Quốc ăn gì trong Tết này?

Thứ Sáu, 28/02/2020 09:24 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Có rất nhiều tranh cãi quanh nguồn gốc Tết Hàn Thực. Trước giờ mọi người vẫn cho rằng đó là ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc song có nhiều quan điểm trái chiều lại cho rằng Việt Nam cũng có Tết Hàn Thực với ý nghĩa đặc trưng của riêng mình...
 

1. Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Việt Nam hay Trung Quốc?

 

1.1 Tết Hàn Thực trong văn hóa Trung Quốc


nguon goc tet han thuc o trung quoc
 
Tết Hàn Thực của người Trung Quốc bắt nguồn từ 1 truyền thuyết từ thời Xuân Thu.
 
Tương truyền thời bấy giờ Giới Tử Thôi là bầy tôi trung thành phò tá vua Văn Công của nhà Tấn từ những ngày đầu, khi mà Văn Công còn chưa nên nghiệp lớn, phải hành tẩu khắp nơi.
 
Từ nước Địch, nước Vệ, qua nước Tề, nước Sở… hễ Văn Công là Giới Tử Thôi chẳng nề hà bất cứ việc gì. Suốt 19 năm trời ròng rã, cuối cùng Tấn Văn Công cũng gây dựng được đại nghiệp của mình.
 
Song thói thường khi bình yên người ta thường hay quên lúc sóng gió, vua Văn Công tuy ban thưởng cho hết quần thần nhưng lại bỏ sót công đầu của Giới Tử Thôi.
 
Là kẻ sĩ trung trinh yêu nước, Giới Tử Thôi chẳng vì thế mà oán hận Tấn Văn Công, chỉ nghĩ mình đã làm hết phận sự của bề tôi thì nay lui về để chăm sóc mẹ già, báo hiệu mẹ sau bao năm bôn ba hành tẩu.
 
Ông về quê nhà, cõng mẹ vào núi Miên Sơn ở ẩn, xa lánh sự đời. Mãi về sau, tới khi Tấn Văn Công nhớ ra và lệnh tìm kiếm Giới Tử Thôi về triều nhưng không thành.
 
Tấn Văn Công biết tin Giới Tử Thôi đã cùng mẹ ở ẩn trong núi Miên Sơn mà 5 lần 7 lượt mời gọi không ra nên quyết định đưa ra kế sách cuối cùng, đó là đốt rừng, buộc 2 mẹ con phải chạy ra ngoài.
 
Song vua Tấn không thể ngờ được người bề tôi trung thành của mình một khi lòng đã quyết thì không thay đổi, ông thà chịu chết cháy trong núi cũng không ra gặp vua. 
 
Lúc bấy giờ, nhà vua hối hận vô cùng nhưng sự đã muộn, chẳng thể làm gì hơn, đành cho lập miếu thờ và hạ lệnh cho dân chúng không được nổi lửa nấu ăn vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, tức ngày mẹ con Giới Tử Thôi vong mạng.
 
Tất cả đồ ăn thức uống đều phải nấu từ những ngày trước đó, còn vào ngày này chỉ có thể ăn đồ nguội lạnh, vì thế mà được gọi là Tết Hàn Thực. Như vậy, ngày lễ này ở Trung Quốc là được tổ chức để tưởng nhớ vị trung thần Giới Tử Thôi.
 
Tùy theo từng thời kỳ hưng vượng của chế độ Nho giáo mà ngày lễ này được làm kéo dài từ ngày 3-5/3, có thời kỳ đỉnh điểm suốt hơn 100 ngày người dân không được phép nổi lửa vì Tết Hàn Thực.
 
Tới thời Tần Hán, Tết Hàn Thực có thêm lệ tảo mộ, nhưng vì gần với Tết Thanh Minh nên tới thời nhà Đường thì về cơ bản 2 ngày lễ này được nhập vào làm 1.
 
Cho đến bây giờ, ngày Tết Hàn Thực không còn là ngày lễ lớn của người dân Trung Quốc mà các phong tục cũng được kết hợp cùng ngày Tết Thanh Minh.
 

1.2 Tết Hàn Thực trong văn hóa Việt Nam


truyen thuyet han thuc o viet nam
 
Rất khó để khẳng định nguồn gốc của Tết Hàn Thực là của Trung Quốc hay của Việt Nam. Có nhiều quan điểm cho rằng đây là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng với nền văn hóa có nhiều giao thoa của 2 nước thì đã sớm được Việt hóa từ lâu.
 
Song cũng có không ít quan điểm lại khẳng định đây là 1 ngày lễ truyền thống của Việt Nam, có ý nghĩa hoàn toàn khác với ngày lễ Hàn Thực của Trung Quốc. Xem thêm Ý nghĩa Tết Hàn Thực trong văn hóa Việt
 
Theo quan niệm dân gian, bánh trôi bánh chay dùng để cúng tế trong ngày lễ này được dùng để nhắc nhớ về sự tích “trăm trứng đẻ trăm con” của mẹ Âu Cơ từ thời Hùng Vương.
 
Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, còn bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra 50 người theo theo cha Lạc Long Quân xuống biển.
 
Cũng có tích truyện kể rằng, xưa kia khi Hai Bà Trưng bại trận và chạy về đến Hát Môn thì được bà hàng (là bà tiên hóa thân thành) dâng cho bánh trôi và bày cho Hai Bà Trưng tuẫn tiết dưới sông Hát, cũng là để hồn 2 bà được về trời.
 
Ngoài ra, sách sử xưa chép lại có viết rằng: Năm 1292, khi sứ giả nhà Nguyên là Trương Hiển Khanh đi sứ An Nam, Phật Hoàng Trần Nhân Tông khi đó đã đãi sứ giả 1 mâm bánh kèm với bài thơ như sau:
 
“Giá chi vũ bãi thí xuân sam
Huống trị kim triêu tam nguyệt tam
Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính
Tòng lai phong tục cựu An Nam.”
 
Dịch nghĩa rằng:
 
“Múa giá chi rồi, thử áo xuân,
Hôm nay Hàn Thực, buổi thanh thần
Bánh rau tinh khiết đầy mâm ngọc
Phong tục An Nam theo cổ nhân.” 
(Trần Lê Văn dịch).
 
Lời thơ thanh thoát tinh tế, phối cùng những món ăn cổ truyền của dân tộc An Nam như 1 lời khẳng định chủ quyền đầy sâu sắc mà Phật Hoàng dành cho nước bạn.
 
Cho đến ngày nay, Tết Hàn Thực vẫn là 1 trong những ngày lễ Tết quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Cứ đến ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm là người dân lại làm bánh trôi bánh chay cúng lễ.
 
Điều này mang ý nghĩa hướng về cội nguồn tổ tiên, tưởng nhớ công lao của những bậc tiền nhân, những anh hùng dân tộc cùng ông bà và người thân đã khuất.
 
Có năm Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực trùng nhau, song có năm lại khác biệt về thời điểm.
 
Song dù thế nào thì 2 ngày Tết này cũng đều được tổ chức riêng biệt với những phong tục riêng chứ không có sự hòa nhập. 
 
Tết Hàn Thực ở Việt Nam chỉ cúng lễ với bánh trôi bánh chay là chính chứ không có thêm tục tảo mộ của Tết Thanh Minh. Người Việt cũng vẫn nổi lửa nấu ăn bình thường trong ngày 3/3 này.
 

2. Người Việt Nam ăn gì ngày Tết Hàn Thực?

 
Theo phong tục, ngày Tết Hàn Thực ở Việt Nam không thể thiếu 2 món bánh trôi và bánh chay, cũng là những thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Hàn Thực. Đây được coi là đặc trưng của ngày lễ này, trong dân gian còn gọi đây là ngày Tết bánh trôi bánh chay.

nguon goc tet han thuc
 
 
Trong sách “100 điều cần biết về phong tục Việt Nam” hay “Văn khấn Nôm tại nhà – Tập văn cúng gia tiên” có hướng dẫn rằng: “ Mâm lễ cúng ngày Tết Hàn thực gồm hương hoa, trầu cau và 5 hoặc 3 đĩa bánh trôi cùng 5 hay 3 bát bánh chay.”
 
Ngoài 2 món bánh này thì ở 1 số vùng, người dân còn nấu xôi chè để dâng cúng lên tổ tiên.
 
Ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội) cùng 1 số vùng ngoại thành Hà Nội khác, người dân còn làm thêm món bánh nhót, vừa để lễ Phật, cúng Hai Bà Trưng, vừa để cúng gia tiên.

banh troi
bánh trôi
 
Bánh trôi và bánh chay đều được làm từ bột nếp. Bánh trôi có hình tròn nhỏ, nhân là đường, có vừng rang rắc lên trên. Trong khi đó bánh chay làm viên tròn lớn hơn, nhân là đậu xanh, chan cùng nước đường.

banh chay
bánh chay
 
Bánh nhót cũng được làm từ bột nếp nhưng khác với 2 loại bánh trên ở hình dáng như trái nhót và không có nhân bên trong. Tùy theo từng địa phương mà bánh nhót sau khi luộc chính sẽ được xào qua với mật hoặc rắc thêm vài hạt lạc bên trên. 

banh nhot
bánh nhót
 

3. Người Trung Quốc ăn gì ngày Hàn Thực?


Bánh trôi, bánh chay được người Trung Quốc ăn vào tết Nguyên tiêu (ngày 15/1 Âm lịch), còn Tết Hàn thực (mùng 3/3 Âm lịch), họ ăn các món ăn hấp dẫn với nhiều màu sắc sau đây.
 

Bánh thanh đoàn tử 


banh thanh doan
 
Món ăn này nhìn bề ngoài khá giống với sủi cảo – món ăn truyền thống ngày Tết của người Trung Quốc. Tuy nhiên, về màu sắc thì có đôi phần khác biệt khi bánh thanh đoàn tử có lớp vỏ màu xanh. 
 
Đây là màu của nước ép từ 1 loại thảo mộc có tên Tương mạch thảo, tạo màu sắc riêng và hương vị khó lẫn của bánh.
 

Bánh Quả


banh qua
 
Loại bánh này có hình tròn đầy đặn viên mãn. Màu xanh của vỏ bánh được làm từ rau ngải cứu, nhân có hẹ, , trứng gà, đậu phụ khô…
 
Vỏ ngoài xanh xanh của bánh được nhuộm từ rau khúc hoặc ngải cứu, nhân bánh là rau hẹ, trứng và đậu phụ khô. Ngoài ra, nhân trong bánh còn có phiên bản kết hợp giữa đậu xanh và mỡ lợn. 
 
Bánh được hấp chín với thành phẩm có màu xanh bóng như ngọc, vị ngọt bùi, thường được người dân dâng cúng tổ tiên và biếu tặng bạn bè, người thân. 

Nem cuốn 


nem cuon rau
 
Đây là món ăn phổ biến dễ làm ở Trung Quốc, có nguồn gốc từ Tuyền Châu, sau lan ra các khu vực khác như Đài Loan, Phúc Kiến…
 
Món ăn này có nhiều màu sắc rực rỡ nhờ phần nhân khá đa dạng, có thể gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau như trứng, cà rốt, rong biển, đậu hà lan, đậu phộng, thịt nạc…
 
Lớp vỏ bao bên ngoài là bánh đa cuốn được làm từ gạo, khá mềm, thơm, dày và dai, khác với bánh đa của Việt Nam. Thường thì bánh đa từ Phúc Kiến là loại ngon nhất, được nhiều người lựa chọn.  
 

Xôi ngũ sắc 


com ngu sac
 
Đây là món ăn truyền thống của người Giang Tô. Cơm ngũ sắc được nấu từ gạo nếp, song khi chế biến sẽ lấy màu nhuộm thành 5 màu đen, vàng, đỏ, tím, trắng rất rực rỡ. 
 
Màu sắc của món ăn này không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn mang tính tâm linh, phong thủy bởi đó là 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.
 

Cháo lúa mạch


 
Tết Hàn Thực 3/3 vốn không được nổi lửa nên đây là 1 trong những món ăn truyền thống trong ngày này, cháo lúa mạch có vị thanh mát, dễ chịu.
 

Bánh cuộn thừng


banh quay
 
Đây là món ăn cổ truyền phổ biến ở khá nhiều địa phương tại Trung Quốc. Về cơ bản thì bánh được làm thành hình sợi cuộn lại với nhau, song có thể do đặc trưng vùng miền mà về nguyên liệu và hình dáng có phần khác biệt.
 
Người miền Bắc có thói quen dùng lúa mì làm các món ăn hàng ngày nên món bánh này ở miền Bắc cũng có nguyên liệu chính là lúa mì. Bánh cuộn thành hình sợi to, thô và dài.
 
Còn người dân miền Nam Trung Quốc thì thường dùng gạo, bánh cuộn thừng làm bằng bột gạo được người dân chế biến thành hình sợi nhỏ nhắn hơn soi với người dân miền Bắc.
 
Thực sự rất khó để đoán định nguồn gốc thực sự của Tết Hàn Thực là từ Trung Quốc hay Việt Nam với nền văn hóa giao thoa suốt mấy nghìn năm của cả 2 dân tộc. 
 
Song có thể khẳng định rằng ngày Tết Hàn Thực của 2 nước theo thời gian đã dần trở nên khác biệt, khi mà người Trung Quốc không còn ngày lễ Hàn Thực riêng mà nhập dần vào Tết Thanh Minh thì người Việt Nam vẫn giữ được ngày lễ truyền thống với những món ăn đặc trưng của riêng mình. 

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X