(Lichngaytot.com) Cách con người trở nên khác biệt và hơn thua với đám đông không phải ở dung mạo, tiền tài mà chính ở sự tu dưỡng chính mình.
- Hiểu đúng về lòng biết ơn để thấy từng điều nhỏ nhặt đều thật đáng quý
- Nếu bạn vẫn đang loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc sống thật sự là gì, đừng bỏ qua bài viết này!
Tuy nhiên, nhìn một cách đơn giản, sự tu dưỡng đôi khi lại chính là sắc mặt vui vẻ khi giao tiếp người khác hay thái độ điềm đạm khi đối mặt với những chuyện xảy ra.
Vậy trong xã hội hiện đại, nhịp sống vội vã, tràn đầy ham muốn hưởng thụ vật chất với những sự cạnh tranh, ganh đua không ngừng nghỉ như hiện nay, con người phải làm thế nào để có thể giữ vững được cái “tâm” của bản thân”?
Làm thế nào để tu thân thủ đức, làm một người có giá trị tu dưỡng và phẩm chất? Làm sao để tâm hồn được an bình, bình tĩnh để suy xét lại bản thân?
Đừng bỏ lỡ: 8 đức tính tốt nhất định phải tu dưỡng mới mong có được phúc lộc, tiền tài
Đừng bỏ lỡ: 8 đức tính tốt nhất định phải tu dưỡng mới mong có được phúc lộc, tiền tài
Mỗi một lời nói, mỗi một hành động của chúng ta đều sẽ được đánh giá qua ánh mắt của người khác và nó sẽ thể hiện trình độ tu dưỡng của ta đến đâu. Đó chính là tự tu dưỡng chính mình, điều mà không phải ai cũng làm được.
Vậy tự tu dưỡng chính mình là gì?
1. Tu dưỡng chính mình là sống một cách chân thực
Chân thực ở đây, tức là sống đúng với con người và linh hồn của mình.
Thực lòng đối đãi với người nhà, tức là coi trọng tình thân và chữ hiếu, tình cảm gia đình chẳng thứ gì có thể đánh đổi được.
Thực lòng đối đãi với bạn bè, tức là hết mình không toan tính, vô tư nhiệt tình.
Thực lòng đối đãi với người đời, tức là bao dung tất cả, không so đo đố kị. Bởi Khoan dung là điều tu dưỡng lớn nhất của đời người.
Thực lòng đối đãi với sự vật, tức là tự tìm ra niềm vui trong chúng.
Lão Tử giảng rằng: “Thượng thiện nhược thủy”, nghĩa là cái thiện cao nhất chính là nước. Mỗi một người đều có một dòng nước ngầm chảy trong sinh mạng của mình, đó chính là điều chân thực nhất nằm sâu thẳm trong mỗi chúng ta.
Thật tình thật tính, đó mới chính là kho báu mà sinh mệnh ban cho cuộc đời chúng ta. Kho báu ấy lấy hoài không hết, dùng mãi không cạn.
2. Tu dưỡng chính mình là sống một cách nghiêm khắc với bản thân
Từng có một nhà văn sống rất nghiêm khắc với chính bản thân mình. Mỗi ngày, bà dành ra 6 tiếng để sáng tác, cách một ngày lại đi bơi 1km. Cứ như vậy, cứ 1 đến 2 năm, tên tuổi và sách của bà lại xuất hiện trên kệ tác phẩm bán chạy nhất.
Tiến độ sáng tác của nhà văn này cũng rất ổn định, giống như "nộp bài tập" đều đặn vậy.
Có một phóng viên hỏi bà: "Sao bà có thể viết nhiều sách đến vậy?". Vị nữ nhà văn trả lời rằng mỗi ngày của bà trôi qua hết sức đơn giản: "Tôi từng có thời gian trong quân ngũ, cho nên yêu cầu với bản thân rất nghiêm khắc. Khi anh tự gò bản thân vào nguyên tắc của chính mình, vậy thì khó khăn có là chi."
Người xưa có câu: “Thư kiến hiền học cung hành, quan ái dân nghiệp chủng đức”, ý nói người đọc sách mà không có tu dưỡng đạo đức thì chỉ là nô lệ của những con chữ.
Cũng giống như dạy tri thức mà không thực hành thì chỉ như hòa thượng miệng tụng kinh hàng ngày nhưng không ngộ Pháp.
Người tạo dựng sự nghiệp mà không chú ý tu dưỡng phẩm hạnh đạo đức của mình thì cũng giống như đóa hoa nở đẹp đấy, nhưng trong nháy mắt đã héo tàn.
Người nghiêm khắc với bản thân tức là đang trân trọng chính mình. Người như vậy sẽ không để cường quyền khiến mình trở nên ngông cuồng, không bị cám dỗ bởi sự tình bên ngoài. Trong lòng họ luôn vững như dãy trường thành vững chãi, có thể ngăn được mọi cơn sóng dữ.
Khi đã nghiêm khắc với bản thân, người ấy có thể dùng cái tâm thuần khiết để đối đãi với người khác, nghĩa hiệp khi kết giao bạn bè, giữ được chính nghĩa, không sa ngã, luôn ngẩng cao đầu.
Người càng biết cách tự ràng buộc, sẽ càng tự do. Khám phá: Lời Phật dạy về khiêm tốn: Đức hạnh khiêm nhường mới là đỉnh cao của sự tu dưỡng
3. Tu dưỡng chính mình là sống một cách điềm đạm
Sống điềm đạm, là một trạng thái, một loại thái độ, một loại khí phách và cũng là một cảnh giới cao của con người.
Người giữ được sự điềm đạm trong mọi tình huống thì mới có thể giữ vững được chí hướng, sự thanh bần và khí tiết của mình. Muốn làm được điều đó, cần phải tu dưỡng bản thân trở thành người mà ở ngoài thân thì không vướng bận nhưng trong tâm thì an tĩnh.
Sống điềm đạm là giá trị của sự tu dưỡng, cũng là cách để con người cảm thấy được an nhàn, thanh thản hơn giữa những bộn bề của cuộc đời này.
Cảnh giới cao nhất của đời người là điềm đạm. Điềm đạm sẽ giúp người ta thoát khỏi cám dỗ của lợi lộc.
Điềm đạm chính là một trạng thái “Tĩnh”. “Tĩnh” không phải là im lặng mà dù “động” nhưng vẫn giữ được tâm thái cân bằng. Nó là một trạng thái của nội tâm, do thân điều tiết mà sinh ra.
Một người sống điềm đạm chắc chắn sẽ nhận được sự nể trọng của người đời; một người sống điềm đạm sẽ xóa bỏ được những tham - sân - si xấu xa, chấp niệm mê muội trong lòng.
4. Tu dưỡng chính mình là sống có chí tiến thủ
Lão Tử giảng rằng: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh, thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường.” Ý nói rằng, kẻ biết người là khôn, kẻ biết mình là sáng, thắng người là kẻ có sức, tự thắng mình là kẻ mạnh.
Nếu một người có thể hiểu về người khác, dùng ánh mắt tinh tường để kết bạn, người như vậy mới là người thông minh và hiểu rõ nhất về mình.
Khốn cảnh vốn không hề đáng sợ mà điều đáng sợ nhất chính là mất đi lòng tin, mất đi ý chí của bản thân.
Đôi lúc, chúng ta không thể làm theo mọi điều mà mình mong muốn. Khi gặp phải khó khăn, đó là lúc cần phải tự tán thưởng mình, tin tưởng bản thân và khẳng định chính mình. Có như vậy, ta mới có thể tự cổ vũ mình cố gắng lên.
Cuộc sống vốn tồn tại rất nhiều điều tốt đẹp, bầu trời vốn quang đãng như vậy. Thay vì cứ oán thán tại sao cuộc đời tôi lại thế này thế kia, tại sao bạn không thử tự thay đổi chính mình. Không phải thay đổi hoàn cảnh xung quanh, mà hãy bắt đầu từ việc thay đổi chính tâm thái của mình.
5. Tu dưỡng chính mình là phải biết tự kiểm điểm
Tự kiểm điểm, tức là tự xét lại những lời nói và hành động của mình xem đã đúng mực hay chưa.
Kiểm điểm bản thân còn là lời xin lỗi của mình tới người khác. Khi giữa người và người phát sinh xung đột, mâu thuẫn, chỉ có tự xét lại, áy náy và tự trách thì mới có thể hỏa giải những bất đồng, biến mâu thuẫn thành hiền hòa, biến chiến tranh thành tơ lụa.
Như vậy, trách người chi bằng trách mình.
Đêm khuya không còn ai bên cạnh, hãy tự kiểm điểm bản thân. Khi đó, bạn có thể bình tĩnh nhìn nhận những điều mà ban ngày mình không hề để ý, cũng sẽ cảm nhận những nỗi hổ thẹn lớn nhỏ.
Từ xưa đến nay, bậc quân tử đều tự xét lại bản thân mình, còn kẻ tiểu nhân không nhìn lại bản thân mình mà thường xuyên oán trời trách đất, trách người, trong lòng tràn đầy bực tức.
Người chính nhân quân tử sẽ chủ động tìm ra những thiếu sót của bản thân và hoàn thiện chứ không trách cứ người khác, khi ấy dù không tu đạo nhưng cũng đã ở trong đạo rồi.
Xem thêm: 4 điều tu dưỡng đạo đức luôn được các bậc quân tử đề cao, học được ắt sẽ thành người xuất chúng
Xem thêm: 4 điều tu dưỡng đạo đức luôn được các bậc quân tử đề cao, học được ắt sẽ thành người xuất chúng
Tự kiểm điểm, có thể nói chính là một mặt gương, một liều thuốc bổ sẽ dẫn ta đi trên con đường tốt đẹp hơn.
Tất cả mọi thứ trên đời này, hãy bắt đầu từ việc tự tu dưỡng chính mình, bắt đầu từ hiện tại chứ không phải lúc nào khác. Rồi bạn sẽ nhận ra, sinh mệnh của mình hóa ra tràn ngập rất nhiều cơ hội và điều tốt đẹp chờ bạn khám phá.
Lam Lam