1. Người may mắn thường ít nói
- Thưa thầy, liệu một ai đó nói nhiều có ích lợi gì không?
Mặc Tử trả lời:
- Con hãy quan sát xem để thấy rằng con cóc, con ếch, cả ngày lẫn đêm đều kêu không ngừng, kêu đến khô mồm mỏi lưỡi, nhưng không có ai để tâm đến tiếng kêu của nó cả. Vậy mà mỗi sáng gà trống lại gáy đúng giờ vào lúc bình minh thì trời đất đều chấn động (muôn loài đều thức dậy sớm). Vậy nói nhiều thì có ích lợi gì chứ? Chỉ có lời nói được nói ra trong tình huống hợp thời cơ mới có tác dụng thôi.
Vậy mà người đời tưởng rằng những ai nói nhiều mới thể hiện được họ là người giỏi, xuất sắc, như vậy mới dễ thành công hơn những ai kiệm lời, ít nói. Vậy nhưng trong Kinh dịch cũng có ghi: "Cát nhân quả ngữ" (Tạm dịch: Người may mắn thì ít lời).
Điều này có nghĩa là người ít nói mới dễ thu hút may mắn đến với mình và ngay kể cả trong giao tiếp hiện đại cũng cho thấy rằng, người ít nói, biết lắng nghe mới là người giỏi giao tiếp.
Ngược lại, những ai hay nói thường sẽ để lộ cả những bí mật, điểm yếu của mình rồi từ đó kẻ xấu thừa cơ lợi dụng để đẩy ta vào khó khăn. Câu: "ếch chết tại miệng" đã phản ánh sự thật là một người lắm lời thường tự rước họa vào thân là vậy.
Nhất là trong thời xưa, giữa các cuộc giao chiến đầy cam go, nếu nói nhiều có thể làm lộ những thông tin cơ mật dẫn tới thất bại, gây hại cho rất nhiều người.
2. Người thông minh không tọc mạch
Bên cạnh đó, có những người nhiều chuyện, ngồi lê đôi mách, thích bàn tán chuyện không phải của mình. Người như vậy sẽ dễ dàng tạo thành khoảng cách, gây thị phi, tổn hại cho người khác bằng câu chuyện chưa rõ đúng sai.
Cổ nhân từng nhận định rằng: "Kẻ hay nói chuyện thị phi chính là kẻ thị phi". Những người tọc mạch chuyện của người thực ra lại là tự đẩy mình vào thị phi, rắc rối.
Họa từ miệng mà ra là ở đấy, câu hỏi cũng chỉ nên chừng mực, không nên hỏi han quá nhiều, nhất là khi người ta đang có chuyện khó nói. Thậm chí có khi vì tò mò chuyện của người mà bị mất mạng vì biết quá nhiều bí mật không liên quan đến mình.
Mỗi người chỉ cần hoàn thành tốt việc của mình, không nên nhòm ngó tọc mạch quá sâu vào việc của người khác. Thậm chí, nếu bản thân còn không hiểu rõ lại đi khuyên người ta làm theo ý mình. Trong khi mỗi người một quan điểm, có việc đối với bạn là tốt nhưng đối với người ta là vô nghĩa, ngược lại, có chuyện bạn nghĩ là xấu nhưng lại có ý nghĩa vô cùng với họ.
Vậy nên giữa người với người nên có khoảng cách nhất định để thể hiện sự tôn trọng, cũng như Dickens từng nói: "Phép lịch sự tốt nhất là đừng bận tâm đến việc riêng của người khác".
Hơn nữa, đối với chuyện của người khác, tuyệt đối không được tiết lộ, nên giữ im lặng, đừng vội bình phẩm. Khi sự việc vẫn chưa thể chắc chắn, cũng không được nói những lời quả quyết có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến người khác và ngay cả chính mình.
3. Kẻ trí không hùa theo kẻ lười nhác
Cổ nhân khuyên: "Kẻ trí không hùa theo kẻ lười nhác" cũng là vì lý do này. Nếu chúng ta thân thiết và khuyến khích, hưởng ứng những kẻ lười thì không chỉ gây hại cho họ mà còn cho cả tương lai của chính mình.
Kẻ lười thường có xu hướng chơi bời lêu lổng, không chí thú làm ăn, là biểu hiện của việc thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình. Những kẻ lười nhác thường chỉ nghĩ cách để trốn việc, hưởng thụ hơn là lao động.
"Đi với ma mặc áo giấy", thế nên nếu ở gần những người này lâu chúng ta sẽ bị những suy nghĩ của họ ảnh hưởng tới mình. Để không hùa theo người lười biếng, cần sự tự kỷ luật ở mức cao, tách bản thân ra khỏi những kẻ này.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: