Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cổ nhân khuyên: Làm người phải ẩn tâm làm việc phải lưu tâm

Thứ Tư, 19/02/2025 07:56 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) "Làm người phải ẩn tâm làm việc phải lưu tâm" là câu nói sâu sắc của người xưa, chỉ cần hiểu rõ và mang theo hành trang này trong cuộc đời thì bạn luôn có được tâm thế vững vào trước bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
 
Lam nguoi phai an tam lam viec phai luu tam
 

Người xưa thường nhắc đi nhắc lại về chữ "tâm" vì "tâm là mũi kim ở trong đồng hồ", nếu tâm không chính thì tinh thần suy bại. Cổ nhân từng khuyên: Làm người phải ẩn tâm làm việc phải lưu tâm.

Khổng tử nói: “Dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm.” (Muốn sửa thân mình, trước là làm cho lòng mình được chính đáng).

Làm cho lòng mình được chính đáng có nghĩa là giữ cho lòng mình luôn hướng về điều thiện, giữ tâm ngay thẳng, không bị lung lay trước những hư dối, bất thiện.

1. Làm người phải ẩn tâm 


Cổ nhân thường nói: "Dưỡng hình không bằng dưỡng thần, điều thân không bằng điều tâm". Dưỡng thần sẽ có được sức khỏe tốt, chỉnh đốn tâm tính sẽ trở thành người hữu dụng trong thế gian. 

Để điều tâm thì quan trọng nhất đó là biết ẩn tâm mà theo người xưa đó là những việc sau.
 

1.1 Ẩn tâm kiêu ngạo

 
Kiêu ngạo chính là biểu hiện của người đề cai bản thân quá mức. Người có tính kiêu ngạo, mạnh mẽ thì lúc nào cho rằng bản thân mình giỏi, chiếm ưu thế so với người khác về vật chất và tinh thần.

Thế nhưng Tăng Quốc Phiên đúc rút rằng: “Kiêu ngạo thì ắt hỏng việc". Người chỉ biết khoe khoang thì làm việc gì cũng khó thành.

Thực tế là càng kiêu ngạo lại càng hao tổn phước đức của mình, nên dù có giỏi mấy nhưng giữ tâm kiêu ngạo thì vẫn không có được thành công như ý. 

Thực tế trong cuộc sống, những người có chút tài năng lại càng dễ trở nên kiêu mạn, tài càng cao thì ngạo khí đó càng lớn. Nếu không biết khống chế, tự rước họa vào thân vì sự tự mãn của mình.

Thế nên làm người đừng nói phóng đại, khoa trương. Hãy sống khiêm tốn để hưởng phúc báo. 
 
Xưa kia, thời đại Hán - Sở tranh hùng, Hạng Vũ từng được mệnh danh là Chiến thần, xưng hùng xưng bá, đứng đầu một phương, các nước chư hầu xung quanh đều phải nể sợ.

Mọi người kinh sợ vì Hạng Vũ có sức khỏe hơn người, bách chiến bách thắng, lại vừa có mưu sĩ kiệt xuất nhất thời đại là Phạm Tăng phụ tá, cho nên thế lực ngày càng lớn mạnh.
 
Thế nhưng, vì được nhiều người ca ngợi, ông nảy sinh lòng kiêu căng, sự tự mãn. Ông bỏ qua cả những lời nhắc nhở của Phạm Tăng, dẫn tới mất lòng hiền tài.
 
Phạm Tăng bỏ đi, thế lớn mất sạch, Hạng Vũ bị chính Lưu Bang và Hán Tín phản kích, liên tục thất bại thảm hại trong tay những người mà mình đã quá coi thường. Số phận của một kẻ tự mãn cuối cùng kết thúc bằng việc tự vẫn, bỏ lại đại nghiệp dang dở.
 
Hãy nhớ rằng kẻ mạnh thực sự không cần phải thể hiện ra ngoài, vì nó xuất phát từ nội tâm cứng cỏi và ý chí vững vàng sâu bên trong.

Ẩn tâm kiêu ngạo, thay thế bằng tâm khiêm tốn mới là tâm thế của một người khôn ngoan. Làm người sống khiêm tốn mới được lòng Trời, lòng người, ai ai cũng kính nể.
 

1.2 Ẩn tâm hơn thua với người

 
Người đời cứ thấy ai hơn mình thì cố tìm cách "dìm" người khác xuống để mong mình được nổi bật hơn. Thấy người giàu có, tài giỏi hơn thì chê bai mong họ "không ngóc lên nổi".

Dễ thấy nhất đó là khi có một sự cố nào đó trên mạng xã hội là hàng loạt người "đồng lòng" hạ bệ, nói xấu, không cho họ đường lui.

Tất cả những điều đó đều xuất phát từ tâm hơn thua, không tin rằng thành công hay sự giàu có của họ là nhờ thực lực.

Hãy nhớ rằng ai cũng có khả năng giỏi về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống. Cho dù bạn tài năng đến đâu thì sẽ luôn có người giỏi hơn bạn ở một khía cạnh nào đó.

Nhìn vào những người giỏi hơn và xem xét tiềm năng phát triển bản thân của mình. Hãy nhìn người ta mà học hỏi chứ đừng vì hơn thua mà cố tìm cách hại người.
Cổ nhân khuyên 6 điều nhất định không nên đợi kẻo hối tiếc cả đời
Những điều không nên đợi sau đây hoàn toàn đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế đau thương của người xưa, vì thế họ muốn răn dạy để con cháu mình không mắc

1.3 Ẩn tâm tham lam


Cái làm tổn thương bản thân ta không xuất phát từ vật ngoài thân, mà phần lớn là tai họa do các sở thích và ham muốn gây nên. Trong cuộc sống, tâm tham len hỏi, xúi giục chúng ta làm việc xấu nhưng chẳng mấy ai đủ kiềm lòng mình lại.

Nếu quá yêu thích của ngon vật lạ, chìm đắm trong tửu sắc thì ham muốn nhiều ắt cũng tổn thương lớn. Xã hội nơi thế gian dễ khiến con người coi trọng vật chất, vì thế rất nhiều người có thể bị lạc mất bản tính của mình.

Làm người cần ẩn tâm tham để bản thân không dám buông thả ham muốn để theo đòi hưởng lạc.

Nếu một người không tu đức, người ấy sẽ có xu hướng mất đi bản tính của mình, phóng túng dục vọng và bị sa đọa, hư hoại một đời người.
 

2. Làm việc phải lưu tâm

 

2.1 Đặt trọn tâm sức vào việc mình làm

 
Làm bất cứ một việc gì cũng cần kiên trì tới cùng, kiên trì là thắng lợi, bạn chỉ thất bại khi bạn dừng lại giữa chừng. Trên thế gian này, phần lớn mọi người thất bại, không phải vì tư chất không đủ, cũng không phải vì vận may không tốt, mà là bởi không kiên trì được tới cuối cùng.

Cổ nhân có câu: "Đưa đò đưa tới bờ bên kia, xây tháp phải xây tới đỉnh". 
 
Có một định luật tên là định luật hoa sen, ngày đầu tiên sen chỉ nở một phần nhỏ, ngày thứ hai sẽ nở với tốc độ gấp đôi. Tới ngày thứ 30 nó sẽ nở kín cả đầm sen. Phải tới ngày thứ 29 sen mới nở được một nửa đầm, cho tới ngày cuối cùng, nó sẽ nở nốt nửa phần còn lại. Tốc độ của ngày cuối cùng là nhanh nhất, bằng tổng của 29 ngày trước đó.

Hãy cố gắng như hoa sen, đừng dừng lại ở ngày thứ 29, thành công tưởng chừng như rất xa vời, nhưng thực ra, nó lại chỉ cách bạn một bước cuối cùng mà thôi.

Chỉ cần siêng năng, cần cù, sẽ không còn việc gì khó. Một người bất kể tư chất ra sao, chỉ cần chăm chỉ phấn đấu, không ngừng kiên trì, tài trí tự nhiên sẽ dần dần được tích lũy.

Cổ nhân nói "siêng năng có thể bù đắp cho thiếu sót, một phân khổ một phân tài". Người có thể nên nghiệp lớn, không nhất thiết phải có trí tuệ hơn người, nhưng nhất định là kẻ chăm chỉ hơn người. 

Không ai có thể dựa vào thiên phú để thành công, chỉ có chăm chỉ mới biến thiên phú thành thiên tài. Thành công vĩ đại tỷ lệ thuận với lao động chăm chỉ, có lao động sẽ có ngày thành công.
 

2.2 Nói chuyện phải cùng người hiểu biết

 
Không nên thích gì nói nấy, gặp ai cũng mang chuyện của mình, hiểu biết của mình ra kể lể. Người có giáo dưỡng thì lúc nào giữ được thái độ hài hòa, từ tốn, ăn nói có chừng mực, không nói những lời vô nghĩa. Nói chuyện phải có đạo lý, không nói lời thị phi, không đồn đại. Đặc biệt lúc nào cũng phải biết giữ mồm giữ miệng.

Nói chuyện phải cùng người hiểu biết mới khiến cho người đối diện cảm giác dễ chịu, đồng cảm và thấy được tôn trọng hơn. 

Giống như bác sĩ bốc thuốc phải tùy bệnh, tùy cơ địa từng người mà gia giảm lượng lá thuốc trong đó. Nói chuyện cũng vậy, đối với những người khác nhau thì cần nói lời phù hợp, dễ nghe.
 
Gặp được người không hiểu chuyện, không thông thấu thì có một số lời không nên nói. Bởi nói ra chỉ uổng lời, chắc chắn đối phương sẽ không hiểu được.
 
Cũng như việc khi cần ý kiến đóng góp từ người khác, chúng ta cần tìm những người có tầm nhìn, hiểu biết đạo lý nhân sinh để đàm luận thì mới mong có được kết quả như ý. 

Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy xét. Vì đặt mình vào hoàn cảnh của người khác nên khi chúng ta chia sẻ thì họ cũng sẽ hiểu được tâm ý của chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

X