(Lichngaytot.com) Từ 25 tuổi đến 35 tuổi, trong 10 năm mấu chốt của cuộc đời này, có những bài học xương máu trước tuổi 35 nào mà ai cũng cần ghi nhớ để những bước đường đời thêm nhẹ nhàng hơn? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn.
- Vẻ đẹp tạo hóa ban tặng, hãy trân trọng để hạnh phúc suốt đời
- Nếu sớm biết đau nỗi đau của người khác cũng là nỗi đau của mình thì dịch bệnh đã chẳng lan tràn đến vậy
- Những cá tính cần phải vứt bỏ nếu không đừng hỏi vì sao đã nghèo còn hay gặp xui
1. Từ 25 đến 35 tuổi - Giai đoạn vàng của cả đời người
Bài học xương máu trước tuổi 35 (Ảnh minh họa) |
Người ta vẫn thường nhắc đến những năm từ 25 tuổi đến 35 tuổi như một mốc thời gian quan trọng nhất của cuộc đời, hay còn gọi là giai đoạn vàng của cả đời người.
Bởi lẽ trong 10 năm đó, con người sẽ đạt được những bước phát triển mang tính quyết định cuộc đời, ví dụ như: trưởng thành trong tư duy nhận thức, xác định hướng đi cho quá trình khởi nghiệp và khẳng định sự đúng đắn của quá trình đó…
Sau 10 năm quan trọng ấy, người ta đúc kết được kinh nghiệm cũng như bài học xương máu cho bản thân để rồi sau 35 tuổi, người ta sẽ “có một cái gì đấy” để tự hào về chính mình.
Đó có thể là một mái ấm nho nhỏ, một công việc như mong ước, một chỗ đứng vững trãi trong công ty hay cho ra đời một doanh nghiệp mới.
Không chỉ dừng lại ở những ước mơ, những mộng tưởng như những năm tuổi trước đó, dám nghĩ – dám làm – dám chịu trách nhiệm là những gì hình dung chính xác nhất về giai đoạn vàng của cuộc đời này. Cho nên, hãy lạc quan mà sống vì đời này ta được bao nhiêu lần 10 năm?
2. Những bài học xương máu trước tuổi 35 - Hiểu càng sớm càng tốt
Từ 25 tới 35 tuổi được coi là 10 năm mấu chốt của cuộc đời.
Lý thuyết giống như những điều đã được để cập ở bên trên, thế nhưng thực tế không phải ai cũng đạt được những bước đột phá mang tầm quyết định như vậy.
Lý thuyết giống như những điều đã được để cập ở bên trên, thế nhưng thực tế không phải ai cũng đạt được những bước đột phá mang tầm quyết định như vậy.
Rất nhiều người lâm vào cảnh mông lung về chính cuộc đời mình với những câu hỏi chẳng thể giải đáp: “Ra trường rồi thì làm gì? Lựa chọn công ty nào tốt hơn? Chọn bạn đời ra sao? Có nên chia tay không? Có nên nhảy việc không? Lúc nào thì mua nhà? Mua nhà ở đâu?...”
Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng mông lung như vậy, 5 bài học xương máu trước tuổi 35 dưới đây sẽ giúp bạn đạt được bước đột phá trong tư duy để tìm ra câu trả lời cho bản thân.
Hiểu ra những điều đó càng sớm, bạn sẽ thấy cuộc đời càng nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
2.1. Về tương lai: Đời người vốn dĩ không được lập trình cố định
Trước khi thi đại học, đứng ở một góc độ nào đó, hầu hết chúng ta và những người bạn cùng trang lứa đều đứng ở cùng một vạch xuất phát, có một lộ trình chung: học hết mầm non rồi lên tiểu học, hết tiểu học thì lên trung học cơ sở, học hết trung học cơ sở rồi lên phổ thông.
Có thể nói, ở giai đoạn này, bạn biết rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, cứ đi theo lộ trình có sẵn là được, không cần phải đau đầu khi đứng trước bất cứ lựa chọn nào quá to lớn.
Nhưng khi chuẩn bị thi đại học lại khác, hoang mang sinh ra từ đây, cuộc đời bắt đầu ép bạn phải đưa ra lựa chọn.
Phải lựa chọn trường nào, chuyên ngành nào? Học xong tất cả rồi, về quê hay tiếp tục ở lại thành phố lớn? Ra trường thì lựa chọn công việc nào? Công ty nào tốt hơn? Lựa chọn bạn đời ra sao? Có nên nhảy việc không? Lúc nào nên mua nhà?...
Chúng ta và những bạn đồng trang lứa của mình ban đầu cùng ở một vạch xuất phát, nhưng sau đó trên quãng đường đời lại tách ra ở những ngã rẽ khác nhau. Lúc này, bạn mới phát hiện ra, đời người không phải là một đường chạy được lên lộ trình cố định, mà là một mê cung với nhiều ngã rẽ khác nhau.
Mỗi người đều phải đi tìm con đường riêng cho mình, tìm ra nơi mà mình muốn đi.
Thành công đời người không phải là bạn hơn ai, mà đó là bạn tìm ra được việc mình thích và giỏi, đồng thời sắp xếp cuộc sống theo cách mà bạn muốn. Bạn có biết có những sự thật tàn nhẫn tạo nên thành công của mỗi người.
Vậy hiểu được điều đó thì có ích lợi gì?
Khi hiểu rõ điều này, bạn sẽ không đặt mình và người khác vào cùng một đường chạy để rồi so sánh thắng thua, thứ bạn quan tâm nhất không còn là làm sao để thắng người khác, mà là làm sao để tìm ra nơi mà mình muốn đi, tìm ra con đường để tới được nơi đó.
Bạn sẽ một lòng một dạ cho cuộc đời mình, chứ không phải ngó trái nghiêng phải, cả ngày mệt mỏi, lo âu vì ai đó sống tốt hơn mình, ai đó lương cao hơn mình...
Bạn sẽ chuyên tâm vào việc của mình, không mù quáng chỉ biết đi ngưỡng mộ người khác.
Không phải chạy theo bất cứ ai, bạn sẽ bắt đầu theo đuổi chính bản thân mình.
2.2. Về công việc: Đừng bao giờ để tầm nhìn "ếch ngồi đáy giếng" hủy hoại bản thân
Đừng bao giờ để tầm nhìn "ếch ngồi đáy giếng" hủy hoại bản thân |
Những người như vậy thường chỉ sống trong thế giới tự cho mình là đúng, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của ếch. Họ nhìn nhận sự vật sự việc từ một phía, không quan tâm hay để ý tới bất cứ điều gì xung quanh.
Nhất là ở nơi làm việc, có không ít những “chú ếch” tầm nhìn chỉ dừng lại ở phía trước một bước, không muốn bước ra thế giới cao và xa hơn nhưng lại suốt ngày chỉ biết so sánh, tính toán chi li.
Thấy đồng nghiệp lười, mình cũng phải lười theo. Thấy đồng nghiệp trì hoãn, thắc mắc vì sao tôi không thể trì hoãn?
Luôn cảm thấy bất công khi nghĩ cùng làm trong một phòng ban, vì sao khối lượng công việc của mình nhiều hơn người khác trong khi tiền lương sếp trả chỉ có ngần đó?
Cầm lương cố định, làm ít chuyện đi, thế là mình lãi rồi!
Đây là tầm nhìn vô cùng ngắn hạn của những chú ếch ngồi đáy giếng. Khi bạn phát hiện ra tất cả đồng nghiệp đều ở trong trạng thái lười biếng như vậy, tốt nhất hãy mau chóng rời khỏi cái công ty đó.
Kiểu tính toán giá trị này quả thực quá thiển cận. Chỉ muốn an nhàn thì đời này bạn khó giàu sang, việc dễ thì ai chả làm được
Người có tầm nhìn xa trông rộng sẽ không bao giờ tính toán như vậy, thứ họ tập trung vào là không gian phát triển và làm thế nào để nâng cao năng lực của bản thân. Nhờ vậy, xác suất thành công của họ cũng cao hơn người khác là đương nhiên.
2.3. Về năng lực: Người bình thường tìm công việc, người “hiếm có” được công việc tìm đến
Trong khi có những người đau đầu nát óc ra đi tìm công việc thì luôn có một nhóm người không sợ thiếu việc. Khi còn tại chức, những người như vậy là đối tượng trọng dụng của công ty; một khi nghỉ việc, sẽ có vô vàn các cuộc gọi từ các công ty săn nhân tài tìm tới họ.
Điều gì khiến họ có được quyền chủ động như vậy với công việc? Chính là tính “hiếm có”.
Người bình thường tìm công việc, kẻ tinh anh sẽ được công việc tìm tới.
Từng có người đặt ra câu hỏi: công nhân vệ sinh môi trường làm việc vất vả, họ có vai trò vô cùng quan trọng với một thành phố, nhưng vì sao lương của họ lại thấp như vậy?
Đó là bởi lương tháng không dựa vào mức độ lao động vất vả để tính toán, mà dựa vào mức độ quan trọng của công việc để tính toán.
Giá trị của lao động trên một đơn vị thời gian được xác định bởi mối quan hệ giữa cung và cầu, và chúng ta được trả theo mức độ khan hiếm của năng lực.
Tính chuyên môn của công việc dọn dẹp vệ sinh môi trường nằm ở mức phổ thông, tính thay thế lại mạnh, vì vậy dù công việc có vất vả, hay mức quan trọng của công việc cao thì mức lương họ nhận được cũng chỉ ở mức thấp.
Quan trọng và khan hiếm là hai chuyện khác nhau, mức độ vất vả và giá trị sáng tạo cũng không thể so sánh.
Vì vậy, muốn có được công việc lương cao, bạn nhất định phải tôi luyện được cho mình một năng lực hiếm có nào đó, trong quá trình phát triển khả năng, hãy luôn hỏi mình: Tôi có thành thạo các kỹ năng mà người bình thường không làm được không?
Trước hết, tìm hiểu xem lĩnh vực nào thiếu nhân khẩu, lượng nhân viên ít? Hãy lựa chọn ngành học cần kĩ năng cao, tính thay thế yếu, kinh nghiệm đáng tiền.
Chẳng hạn như làm bác sỹ, tích lũy và kinh nghiệm là vô cùng quý giá, nhưng nếu chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường thì kinh nghiệm có vẻ không đáng tiền lắm, khả năng thay thế cũng cao hơn.
Khi đã bước chân vào một ngành nghề cụ thể, cùng là một kĩ năng, hãy xem bản thân có chuyên môn nào hơn người khác, có bí quyết nào để hoàn thành công việc hiệu quả hơn người khác?
Hãy tự biến bản thân thành một người “khan hiếm” trong môi trường có những người cùng chuyên môn, cùng kỹ năng như mình. Khi đó, quyền chủ động với công việc sẽ nằm trong tay bạn.
2.4. Về tài chính: Muốn được tự do tài chính, phải dựa vào thu nhập mang tính tài sản
Được tự do về tài chính có lẽ là mơ ước của mỗi người. Nhưng làm sao mới có thể tự do về tài chính?
Có một sự thật vô cùng tàn khốc không thể chối cãi đó là, trừ nhóm người có mức lương cao ngất ngưởng ra, phần lớn mọi người nếu chỉ dựa vào lương tháng cố định ở công ty, vậy thì về cơ bản là sẽ không bao giờ có thể được tự do về tài chính.
Cần phải hiểu rằng, thu nhập thông thường được chia làm hai loại: một là nhu nhập mang tính tài sản, hai là thu nhập mang tính lao động.
Thu nhập mang tính tài sản tức là dùng số tiền hiện có tạo ra lợi ích, chẳng hạn như tiền cho thuê cái gì đó, tiền cổ phần, tiền bản quyền...
Thu nhập mang tính lao động tức là dùng sức lao động đổi lại thu nhập, một khi dừng lao động thì sẽ không có thu nhập.
Tự do tài chính không phải chỉ là đủ tiền để dùng mà còn là trong khoảng thời gian dài không lao động thì vẫn có thể sống tốt. Chỉ dựa vào đồng lương hàng tháng tới từ lao động thì không bao giờ có thể hiện thực được tự do tài chính.
Vì vậy, về phương diện tiền bạc, sau 25 tuổi, chúng ta phải nỗ lực để dần dần chuyển từ thu nhập mang tính lao động thuần túy sang một tỷ lệ phần trăm thu nhập mang tính tài sản nhất định, đồng thời dựa vào thu nhập mang tính tài sản để đạt được tự do tài chính.
Sau 25 tuổi, ngoài quan tâm tới thăng chức tăng lương, còn phải học cách đem tiền đi đầu tư một cách thận trọng và đúng đắn.
Đọc thêm: Học khi 20, Liều khi 30, Tỉnh khi 40, Bỏ khi 50, Buông khi 60, bạn đã đang và sẽ làm được không?
Đọc thêm: Học khi 20, Liều khi 30, Tỉnh khi 40, Bỏ khi 50, Buông khi 60, bạn đã đang và sẽ làm được không?
2.5. Về quan hệ xã hội: Muốn duy trì được quan hệ, phải cho đi, phải biết ban ơn để đổi lấy
Hồi còn nhỏ, ta trông thấy một bạn học thường dùng đồ ăn ngon để “lấy lòng” các bạn học khác, đổi lấy là được mọi người vây quanh, chơi cùng và thậm chí là nịnh nọt. Để rồi khi cậu bạn đó không có gì, mọi người chẳng còn quan tâm đến cậu ta nữa.
Nhưng cũng có một trường hợp khác, đó là một bạn học giỏi trong lớp, lại luôn nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của các bạn trong lớp. Cậu bạn học giỏi này chẳng cần dùng đồ ngon đồ đắt tiền để “đút lót” người khác nhưng vẫn nhận được sự yêu quý và ai cũng thích chơi cùng bạn ấy.
Những trường hợp như vậy vẫn thường xuất hiện cả trong thế giới của người trưởng thành.
Tương tự như khái niệm thu nhập mang tính tài sản và thu nhập mang tính lao động ở bên trên, mối quan hệ này cũng được phân chia thành quan hệ mang tính tài sản và quan hệ mang tính lao động.
Với quan hệ xã hội mang tính lao động, bạn cần phải duy trì trong trạng thái lao động mọi lúc, tức là luôn phải ở trong trạng thái cho đi, ban ơn cho người khác, thể hiện rằng ở mình có thứ lợi ích mà đối phương cần để đổi lấy sự quan tâm từ họ.
Kiểu quan hệ này hoàn toàn bị động, khả năng duy trì quan hệ của nó cũng vô cùng yếu ớt. Trông thì có vẻ quen biết khá rộng, nhưng một khi bạn hết lợi ích, bạn từ chối thì người ta cũng bỏ bạn mà đi. Những nỗ lực tạo dựng trước đó đều sẽ tan theo mây khói.
Còn quan hệ mang tính tài sản được thiết lập dựa trên sức hút cá nhân, dù bạn có ban hay không ban ơn thì các mối quan hệ của bạn cũng vẫn luôn còn ở đó. Tài sản này có thể là sự giàu có, quyền lực, danh tiếng, diện mạo, cũng có thể là tài hoa, phẩm cách, cá tính, hay cả sự hài hước...
Với kiểu quan hệ này, có kết giao với người khác hay không, bạn là người nắm quyền chủ động.
Vì vậy, sau 25 tuổi, hãy dần dần nâng cao giá trị bản thân, dựa vào giá trị bản thân để thu hút các mối quan hệ có giá trị, trở thành người mà người khác muốn quen biết, muốn tiếp cận và đến gần bạn.