(Lichngaytot.com) Năm nhuận là gì? Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Làm thế nào để tính được năm nhuận? Câu trả lời chi tiết sẽ có ngay trong bài viết dưới đây!
1. Năm nhuận là gì?
Năm nhuận là năm có số ngày tăng hoặc số tháng tăng thêm nếu so với những năm bình thường. Tức là:
- Theo dương lịch, năm nhuận là năm chứa một ngày dư ra, ngày dư ra đó là ngày 29/2. Năm nhuận dương lịch được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
- Theo âm lịch, năm nhuận là năm có dư ra 1 tháng, tháng đó là tháng thứ 13. Năm nhuận theo lịch âm thường được các nước châu Á sử dụng như Trung Quốc, Việt Nam… Xem thêm: Tháng nhuận là gì?
Thực chất, năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịch không sai lệch nhau nhiều, không có hàm ý gì về thời tiết, khí hậu.
Trong tiếng Anh, năm nhuận là “leap year”. Trong tiếng Trung Quốc, năm nhuận là “闰年” [Rùnnián].
2. Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
2.1 Năm nhuận dương lịch có bao nhiêu ngày?
Sau khi biết năm nhuận là gì, ta cần biết theo dương lịch, một năm nhuận có 366 ngày.
Dương lịch là lịch tính thời gian theo chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trời. Trái đất mất 356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây để quay trọn 1 vòng quanh Mặt trời, vì thế trên thực tế, một năm dương lịch có 365 ngày và thừa ra gần 6 giờ.
Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng.
Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày.
Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng.
Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày.
Tuy nhiên, khoảng gần 6 giờ lẻ đó sẽ khiến cho cứ 4 năm một lần sẽ thừa đến 24 giờ, tương đương với 1 ngày dương lịch.
Trong những năm không nhuận, lịch sẽ không có thêm một phần lẻ nào của ngày, ví dụ như sẽ không có chuyện thêm 6 giờ nữa mới là bước qua tháng mới, mà người ta sẽ gộp những phần lẻ đó thành một ngày, cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.
Những năm không nhuận sẽ có thời gian nhanh hơn so với thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời một khoảng bằng phần lẻ đó, và sau 4 năm thì lịch sẽ đi đúng với thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời trong không gian.
Xem thêm: Tại sao có ngày nhuận?
Xem thêm: Tại sao có ngày nhuận?
2.2 Năm nhuận âm lịch có bao nhiêu ngày?
Theo âm lịch, một năm nhuận sẽ bao gồm 13 tháng, tức là khoảng 384 ngày.
Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của Mặt trăng. Người làm lịch thời xưa đã phát hiện ra quy luật bình quân mỗi lần Mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày.
Từ đó, họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch đến 11 ngày, vì vậy mà cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày.
Từ đó, họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch đến 11 ngày, vì vậy mà cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày.
Để năm âm lịch vừa tròn một tuần trăng vừa không lệch với thời tiết bốn mùa thì cứ 3 năm theo lịch âm sẽ có thêm 1 tháng nhuận để cân bằng. Cách làm này cũng là để năm âm lịch không lệch quá nhiều so với năm dương lịch. Đây chính là lý do khiến năm nhuận âm lịch có 13 tháng.
Bên cạnh đó, do năm lịch dương vẫn còn nhanh hơn so với âm lịch nên để khắc phục tình trạng này, cứ 19 năm người ta lại có một lần cách 2 năm sẽ thêm 1 tháng nhuận.
Trong 19 năm dương lịch thì có 228 tháng dương lịch, tương ứng với đó là 235 tháng âm lịch - thừa bảy tháng so với năm dương lịch. Bảy tháng này được gọi là bảy tháng nhuận và được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kì 19 năm.
3. Cách tính năm nhuận
3.1 Cách tính năm nhuận dương lịch
Cách tính năm nhuận Dương lịch như sau: Lấy số năm đem chia cho 4, nếu kết quả chia hết cho 4 thì năm nó là năm nhuận.
Với những năm tròn thế kỷ có 2 số 00 ở cuối thì lấy số năm chia cho 400, nếu kết quả chia hết cho 400 thì năm đó là năm nhuận. Hoặc 2 số đầu chia hết cho 4 thì cũng là năm nhuận.
- Năm 2023 không phải là năm nhuận vì không chia hết cho 4. Tuy nhiên, bước sang năm 2024 thì sẽ là năm nhuận vì chia hết cho 4.
- Tương tự, với những năm tròn thế kỷ thì năm 1600 hoặc 2000 là năm nhuận vì chia hết cho 400. Còn những năm như 1700, 1800, 1900 không phải là năm nhuận vì không chia hết cho 400.
3.2 Cách tính năm nhuận âm lịch
Như đã nói ở trên, 7 tháng nhuận của lịch âm được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Vì thế, để tính năm nhuận theo lịch âm, ta lấy số năm dương lịch chia cho 19. Nếu chia hết cho 19 hoặc có số dư là các số 3, 6, 9, 11, 14 hoặc 17 thì năm đó là năm nhuận.
Ví dụ:
- Năm 2020 là năm nhuận âm lịch vì chia 19 dư 6.
- Năm 2023 là năm nhuận theo âm lịch vì chia cho 19 dư 9.
- Năm 2015 không phải năm nhuận âm lịch vì 2015 chia cho 19 dư 1.
4. Mấy năm nhuận 1 lần?
- Theo lịch dương, cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận, ngày đó là ngày 29/2.
- Theo lịch âm, cứ 3 năm sẽ có 1 năm nhuận thêm 1 tháng. Đồng thời, cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm có thêm 1 tháng nhuận.
Xem thêm: Kiêng kị trong tháng nhuận.
5. Các năm nhuận từ năm 1990 đến nay
5.1 Các năm nhuận theo lịch dương
- Các năm nhuận từ 1990 đến nay: 1992, 1996, 2000, 2004, 2008, 2012, 2016 và 2020.
- Các năm nhuận từ 2020 đến 2050 gồm: 2024, 2028, 2032, 2036, 2040, 2044 và 2048.
5.2 Các năm nhuận theo lịch âm
- Các năm nhuận từ 1990 đến nay: 1990, 1993, 1995, 1998, 2001, 2004, 2006, 2009, 2012, 2014, 2017, 2020, 2023.
- Các năm nhuận từ 2024 đến 2050: 2025, 2028, 2031, 2033, 2036, 2039, 2042, 2044, 2047 và 2050.
Xem các bài viết khác: