Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Hướng dẫn xem Lịch vạn niên dễ hiểu nhất, không cần phải xem Thầy cũng tự biết ngày tốt xấu

Thứ Hai, 04/11/2019 13:43 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Biết cách xem Lịch vạn niên, từ nay mỗi người tự xem Ngày tốt xấu, Ngày giờ hoàng đạo hợp mệnh mình mà không cần nhờ các Thầy nữa.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 
lich van nien la gi
 
Trước khi tìm hiểu chi tiết Hướng dẫn xem Lịch vạn niên, bạn nên đọc qua những kiến thức sơ khảo dưới đây để có cái nhìn tổng quát nhất về khái niệm Lịch vạn niên, cơ sở hình thành và cách sử dụng Lịch vạn niên sao cho đúng.
 

1. Lịch vạn niên là gì? 

 
Lịch vạn niên còn có tên gọi khác là Hoàng lịch thông thư, Hiệp ký lịch, Hiệp kỷ biện phương thư, Vạn bảo toàn thư, Tuyển trạch nhật, Ngọc hạp, Lịch âm dương...
 
 Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử, Lịch lại có một tên gọi khác nhau.
 
Lịch vạn niên là gì? Về cơ bản, Lịch vạn niên là cuốn lịch dùng cho nhiều năm, được soạn theo chu kì ngày tháng năm, dựa theo thuyết âm dương ngũ hành, quy luật tương sinh tương khắc, kết hợp với thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái và các cơ sở khác của khoa học cổ đại Phương Đông…
 
Lịch vạn niên dường như không thể thiếu được trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi năm bởi tầm quan trọng và những tính năng hữu ích mà nó mang lại.
 
Trong xã hội hiện đại, nhiều người sử dụng luôn những ứng dụng lịch được cập nhật trên điện thoại, máy tính để thuận tiện hơn cho việc xem xét ngày giờ, quản lý thời gian, chọn ngày tốt xấu để di chuyện, làm việc, …
 
Thông thường, Lịch vạn niên của một năm mới sẽ được phát hành vào khoảng cuối tháng 10 năm cũ, được thiết kế đồ họa sinh động, bắt mắt, phù hợp với năm tuổi của từng năm.
 

2. Lịch vạn niên qua các thời kỳ lịch sử

 
huong dan xem lich van nien Lich van nien qua cac thoi ky lich su
 
 Theo các nhà nghiên cứu, Lịch vạn niên được chia thành các thời kì sau:
 

2.1. Thời Bắc thuộc

 
Trong những năm Bắc thuộc (hơn 1000 năm), Lịch dùng chính thức ở nước ta là lịch Trung Quốc do bị chịu cai trị và ảnh hưởng nặng nề bởi nền văn hóa của quốc gia này.
 

2.2. Thời phong kiến

 
Từ đời Đinh (969) đến hết thời Lý Thái Tông (1054): Tiếp tục sử dụng lịch nhà Tống, như lịch Ung Thiên hoặc lịch Sùng Thiên.
 
Từ đời Lý Thánh Tông lên ngôi cuối năm 1054: Nhiều ghi chép lịch sử cho thấy nước ta đã bắt đầu tự soạn lịch riêng.
 
Các đời Lý và Trần từ 1080 đến năm 1399: Ban đầu nước ta dùng lịch được soạn theo phép lịch đời Tống, sau chuyển sang sử dụng lịch Thụ Thời (sau đổi thành Hiệp kỷ).
 
Năm 1401, nhà Hồ đổi lịch Hiệp kỷ sang lịch Thuận Thiên.
 
Năm 1407 nhà Hồ bị mất, nhà Minh đô hộ nước ta và dùng lịch Đại Thống.
 
 Năm 1428, nước ta được giải phóng, triều Lê tiếp tục sử dụng phép lịch Đại Thống cho đến năm 1812.
 

2.3. Thời Pháp thuộc và kháng chiến chống Mỹ

 
Tìm hiểu về Lịch vạn niên qua các thời kỳ lịch sử có thể nhận thấy, từ năm 1813 đến năm 1945: Nhà Nguyễn dùng phép lịch thời Hiến (giống như nhà Thanh) và gọi là lịch Hiệp Kỷ.
 
Sau khi Pháp cai trị nước ta, các nhà soạn lịch cũng lập các bảng đối chiếu Lịch Dương với Lịch âm Dương lấy từ Trung Quốc, trong khi nhà Nguyễn vẫn soạn và ban lịch của mình ở Trung Kỳ.
 
Từ năm 1946 đến năm 1967: Việt Nam không biên soạn Lịch âm Dương mà các nhà xuất bản dịch từ lịch Trung Quốc sang.
 

2.4. Từ năm 1968 đến nay

 
Ngày 8-8-1967, Chính phủ đã ra quyết định giờ chính thức của nước ta là múi giờ thứ 7 để thống nhất việc tính giờ và tính lịch dùng trong các cơ quan nhà nước và giao dịch dân sự trong xã hội.
 
Bên cạnh đó, Dương lịch vẫn được dùng trong các cơ quan với nhân dân, Âm lịch vẫn dùng để tính năm tết dân tộc, một số ngày kỷ niệm lịch sử và lễ tết cổ truyền. 
 

3. Nguồn gốc, cơ sở tính toán của Lịch vạn niên


co so tinh toan lich viet nam
 
Lịch vạn niên là một loại lịch thiên văn và được tính toán dựa trên sự chuyển động của mặt trời, trái đất và mặt trăng. Ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau:
 

3.1. Ngày Âm lịch

 
Ngày âm lịch được tính là 12 giờ: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
 
Qua đó, ta có thể thấy độ dài của ngày Âm lịch bằng với độ dài của ngày Dương lịch, tức đều gồm 24 giờ.
 
Tuy nhiên, một ngày Âm lịch bắt đầu sớm và kết thúc sớm hơn ngày Dương lịch 1 giờ. Cụ thể, ngày Âm bắt đầu từ giờ Tý (23h hôm trước) đến giờ Hợi (23h hôm sau), còn ngày Dương bắt đầu từ 0h đến 24h. 
 

3.2. Tháng âm lịch và năm âm lịch

 
Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc, một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch. Đông Chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch.
 
Trong năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông Chí là tháng nhuận.
 
Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° Đông.
 
Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). 
 
Gọi là "hội diện" vì mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.
 
Trung khí là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân Phân (khoảng 20/3), Hạ Chí (khoảng 22/6), Thu Phân (khoảng 23/9) và Đông Chí (khoảng 22/12).
 
 Lịch vạn niên ở Việt Nam không phải là thuần âm lịch mà là Âm Dương lịch vì dựa trên cả Mặt trời và Mặt trăng. 
 
Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng âm lịch cho một năm bất kỳ chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc (New moon) và các thời điểm Trung khí (Major solar term). 
 
Một khi bạn đã tính được ngày Sóc, bạn đã biết được ngày bắt đầu và kết thúc của một tháng âm lịch: ngày mùng một của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc.
 
Sau khi đã biết ngày bắt đầu/kết thúc các tháng âm lịch, bạn có thể xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận theo cách sau:
 
Đông Chí luôn rơi vào tháng 11 của năm âm lịch. Bởi vậy, chúng ta cần tính 2 điểm sóc: Sóc A ngay trước ngày Đông Chí thứ nhất và Sóc B ngay trước ngày Đông Chí thứ hai. 
 
Nếu khoảng cách giữa A và B là dưới 365 ngày thì năm âm lịch có 12 tháng, và những tháng đó có tên là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, …, tháng 10. 
 
Ngược lại, khi xem nguồn gốc, cơ sở tính toán lịch Việt Nam, nếu khoảng cách giữa hai sóc A và B là trên 365 ngày thì năm âm lịch này là năm nhuận, và chúng ta cần tìm xem đâu là tháng nhuận. 
 
Để làm việc này, ta xem xét tất cả các tháng giữa A và B, tháng đầu tiên không chứa Trung khí sau ngày Đông Chí thứ nhất là tháng nhuận. Tháng đó sẽ được mang tên của tháng trước nó kèm chữ "nhuận".
 
Khi tính ngày Sóc và ngày chứa Trung khí bạn cần lưu ý xem xét chính xác múi giờ. Đây là lý do tại sao có một vài điểm khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.
 
Ví dụ, nếu bạn biết thời điểm hội diện là vào lúc yyyy-02-18 16:24:45 GMT (giờ quốc tế) thì ngày Sóc của lịch Việt Nam là 18 tháng 2, bởi vì 16:24:45 GMT là 23:24:45 cùng ngày, giờ Hà nội (GMT+7, kinh tuyến 105° đông). 
 
Tuy nhiên theo giờ Bắc Kinh (GMT+8, kinh tuyến 120° đông) thì Sóc là lúc 00:24:45 ngày yyyy-02-19, do đó tháng âm lịch của Trung Quốc lại bắt đầu ngày yyyy-02-19, chậm hơn lịch Việt Nam 1 ngày.
 

4. Sử dụng Lịch vạn niên sao cho đúng?

 
Hiện nay, nhiều cuốn Lịch vạn niên xuất bản trôi nổi trên thị trường đã bộc lộ rất nhiều sai lầm, thiêu sót, cụ thể là:
 
- Sai so với thuyết địa lý cổ
 
- Nhầm ngày tháng này sang tháng khác
 
- Tự ý thay đổi trật tự ngày tháng, sao tốt, sao xấu khiến việc sử dụng phức tạp
 
- Những sự không đồng nhất khiến người sử dụng hoang mang, phiền phức
 
 
su dung lich van nien sao cho dung ngoc hap thong thu
 
Theo các nghiên cứu lịch sử, cuốn Ngọc Hạp Thông Thư của Triều Nguyễn là lịch chuẩn, vì lịch này do Bộ lễ làm ra để vua ban cho dân chúng sử dụng, đã sàng lọc kỹ càng, xếp thành quy luật Vạn Niên, đời sau cứ thế mà dùng. 
 
Những người làm lịch đương thời chỉ cần trích ngang từ Lịch Vạn niên đã có đủ cơ sở để làm bộ lịch mới đảm bảo nội dung và chất lượng hàng năm.
 
Ngọc Hạp Thông Thư là gì?
 
“Ngọc Hạp” có nghĩa là cái hộp, cái tráp bằng ngọc quý giá, thường được sử dụng để chứa đựng cất giữ những vật có giá trị.
 
 “Thông Thư” nghĩa là cuốn sách khi đọc, học tập có thể làm cho trí tuệ thông thái, sáng suốt. 
 
Như vậy, Ngọc Hạp Thông Thư hiểu theo một ý nghĩa đầy đủ nhất chính là cuốn sách giúp cho tư tưởng, trí tuệ con người được thông tuệ, sáng suốt, mẫn tiệp và được cất trong một chiếc hộp ngọc quý, với ý nghĩa giá trị của nó rất cao.
 
Ngọc Hạp Thông Thư hứa chân quân là một cuốn sách về các phương pháp chọn ngày phù hợp với tuổi của từng người và công việc phù hợp với các ngày đó.
 
Nội dung cơ bản của Ngọc Hạp Thông Thư
 
Cuốn sách Ngọc Hạp Thông Thư được chia thành hệ thống chương mục rõ ràng, mạch lạc, gồm 11 phần:
 
- Phần 1: Luận giải chi tiết về Lục thập hoa giáp và ngũ hành nạp âm của hoa giáp
 
- Phần 2: Cách tính tuổi Kim lâu, Hoàng ốc.
 
- Phần 3 Cách tính trùng tang.
 
- Phần 4: Phương pháp chọn ngày theo Lục diệu.
 
- Phần 5: Phương pháp chọn ngày theo cát hung của Nhị Thập Bát Tú. 
 
- Phần 6: Phương pháp chọn theo Dương công (có những ngày kiêng kỵ đối với nhiều công việc. Dương công ở đây chính là Dương Quân Tùng, tổ sư phái phong thủy Loan đầu. Những ngày Dương công kỵ kiêng nhiều việc, đặc biệt là vấn đề xây dựng).
 
- Phần 7: Chọn các ngày Hoàng đạo và Hắc đạo.
 
- Phần 8: Bàn về vòng Trường sinh.
 
- Phần 9: Bàn về hệ thống Cát tinh nhật thần và thần sát theo ngày.
 
- Phần 10: Những ngày xung với các tuổi.
 
- Phần 11: Chọn hướng xuất hành.
 
Với nội dung đầy đủ, chi tiết, được biên soạn cẩn thận, dựa trên cơ sở tính toán chính xác, Cuốn Ngọc Hạp Thông Thư được coi là cuốn sách hữu ích giúp cho việc chọn ngày được thực hiện chi tiết, kỹ càng, tỉ mỉ. 
 

4. Hướng dẫn xem Lịch vạn niên chi tiết nhất

 
huong dan xem lich van nien
 

4.1. Hiểu những kiến thức cơ bản về tính chất cát hung của từng tinh đẩu

 
Mỗi tinh đẩu đều mang các tính chất Âm Dương và Ngũ Hành riêng biệt.
 
Theo thuyết Âm Dương: Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, Âm Dương từ Thái Cực sinh ra và cũng tự hủy diệt bởi Thái Cực. 
 
Còn trong Ngũ Hành: Có sinh có khắc giữa hành này với hành kia. 
 
Vì thế, tinh đẩu tọa thủ trong âm lịch khi được mô tả là sao cát hay hung, chưa hẳn đã đúng cho tất cả mọi người. Có khi tốt cho người này nhưng xấu cho người khác.

Tinh Đẩu được chia thành 6 nhóm cơ bản gồm:

1- Nhóm tinh đẩu phân bổ theo ngày Can Chi.
 
2- Nhóm tinh đẩu phân bổ theo ngày Âm lịch.
 
3- Nhóm tinh đẩu phân bổ theo tháng Mạnh, Trọng, Quý (các tháng Sinh, Mộ, Tuyệt).
 
4- Nhóm tinh đẩu phân bổ theo 24 Tiết Khí trong năm
 
5- Nhóm tinh đẩu phân bổ theo Nhị Thập Bát Tú.
 
6- Nhóm tinh đẩu phân bổ theo Thiên Can năm.
 
Khi xem lịch vạn niên để xem ngày tốt xấu, bạn nên dựa trên cơ sở của nguồn lý thuyết này để qua đó để có thể luận đoán được hung cát, tốt xấu cho tuổi của chính mình.
 

a. Nhóm Tinh đẩu phân bổ theo ngày Can Chi

 
- Can: Có nghĩa là thân cây có gốc ở Trời, nên được gọi là Thiên Can, dùng ngũ vận để tính tức 2 x 5 = 10 là Thập Can, gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
 
- Chi: Có nghĩa là cành trúc bị lìa khỏi thân, là cành cây nơi mặt đất, được gọi là Địa chi, được tính theo lục khí là 2 x 6 = 12, có tên Thập Nhị Chi, gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
 
- Can Chi là sự phối hợp giữa Thiên Can và Địa Chi, theo nguyên tắc dương hợp dương, âm hợp âm.
 
Thiên Can là cha có nghĩa là dương, số lẻ, đứng trước, Địa Chi là mẹ có nghĩa là âm, số chẵn, đứng sau. 
 
Sự kết hợp giữa Thiên Can và Địa Chi hình thành nên chu kỳ 60 tên Can Chi hay còn gọi là Lục Thập Hoa Giáp, mang 30 ngũ hành nạp âm khác nhau, do cứ một Can Chi dương và một Can Chi âm có cùng một nạp âm.
 
Mỗi Ngũ hành có 6 tên nạp âm khác nhau, được tính theo thông số từ Thai Dưỡng đến Mộ Tuyệt của vòng Trường Sinh.
 
Tinh đẩu nào tọa thủ theo Thiên Can có ảnh hưởng từ Trời, thuộc dương phù.
 
Tinh đẩu nào tọa thủ theo Địa Chi có ảnh hưởng từ Đất, tức được âm trợ, nhưng đa số sao tọa thủ theo Địa Chi thuộc sát tinh. 
 
Còn Tinh đẩu nào tọa thủ theo Can Chi có ảnh hưởng theo nghĩa Tam Tài: Thiên Địa Nhân.
 
Để suy đoán cát hung, độc giả nên nhớ đến những yếu tố trên.
 
- Tinh Đẩu phân bổ theo Can Chi

Tinh Đẩu phân bổ theo Can Chi gồm: 
 
STT Tinh đẩu và tính chấtÝ nghĩa các tinh đẩu
1Thiên Ân, Thiên Thụy (CÁT TINH), Ngũ Hợp (BÀNG TINH)Tốt mọi việc
2Bất Tương (TRUNG TINH)Tốt cho những công việc khởi đầu, xây dựng, nhập gia, hôn sự, khắc chế được các sao hung và thứ hung về tật ách, xuất hành
3Sát Chủ, Thọ Tử (ĐẠI SÁT TINH)- Xấu mọi việc
- Tuy nhiên, Trong NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP sao Thọ Tử lại tốt cho việc đi săn, buôn bán
4Thiên Địa (chuyển sát – HUNG TINH)Kỵ động thổ, đào ao, đào giếng, làm bếp, gác đà, lợp mái nhà
5Âm Thác (nữ), Dương Thác (nam) (HUNG TINH) Kỵ đi xa, xuất hành, cưới hỏi
6Cửu Thổ Quỷ (HUNG TINH)- Gặp 4 ngày Trực Kiến, Phá, Bình, Thâu: hung càng thêm hung 
- Nếu gặp được Bất Tương, Sát Cống, Nhân Chuyên, Trực Tinh sẽ hóa giải được tính hung
7Ly Sào (HUNG TINH)Xấu về hôn nhân, xuất hành, nhập gia
8Bát Phong (Nông lâm ngư nghiệp)Kỵ ra sông biển chài lưới đánh bắt cá
9Thiên Đức, Thiên Đức Hợp (CÁT TINH) Mọi sự đều tốt lành, may mắn
 
 
- Tinh Đẩu phân bổ theo riêng Thiên Can gồm:

STTTinh đẩu và tính chấtÝ nghĩa các tinh đẩu
 1Nguyệt Ân (CÁT TINH), Nguyệt Đức (CÁT TINH), Thiên Phúc (BÀNG TINH)Mọi việc tốt lành, đại cát đại lợi
 2Nguyệt Đức Hợp (CÁT TINH)Tốt hầu hết mọi việc, xấu kiện thưa, tranh chấp, vào đơn
 3Nguyệt Không (BÀNG TINH) Tốt cho việc sửa chữa nhà cửa, lợp mái, làm giường
 4Trùng Tang (ĐẠI SÁT TINH), Trùng Phục (HUNG TINH)Kỵ an táng, cưới hỏi, xây dựng
 5Đại Mộ (Tứ thời Đại Mộ – (HUNG TINH)Kỵ an táng
 
 
– Tinh Đẩu phân bổ theo Địa Chi

 
Nhóm Cát Tinh có:
 
 
STTTinh đẩu và tính chấtÝ nghĩa
1Thanh Long, Ngọc Đường, Kim Đường, Minh Đường (CÁT TINH) Hoàng đạo: Tốt mọi sự
2Kim Quỹ, Tư Mệnh (CÁT TINH)
- Mang tính chất như 4 sao Hoàng đạo nói trên

- Kim Quỹ khi hội tụ với Thiên Phú hay Lộc Khố cùng ngày Trực Mãn, mọi việc về tài lộc đều gặp may nhiều rủi ít, tốt cho việc mua tủ, ví để giữ tiền của, đầu tư về chứng khoán, tín dụng, bất động sản...
 
3Thiên Quý, Yếu Yên (CÁT TINH) Tốt mọi việc, nhất là hôn sự (lễ vấn danh, hỏi, cưới)
4Tam Hợp, Lục Hợp, Ngũ Phú (CÁT TINH)Tốt mọi việc, biến hung sang cát
5Giải Thần (CÁT TINH)Trừ được các sao hung thuộc trung và bàng tinh, tốt cho tế lễ, giải trừ tai ương, kiện thưa và giải oan
6Dịch Mã (CÁT TINH), Thiên Mã (TRUNG TINH)- Tốt cho mọi việc, nhất là xuất hành, dời đổi, thay đổi.

- Riêng Thiên Mã gặp Lộc Khố, Kim Quỹ hay Thiên Phú tốt cho việc đi giao dịch, cầu tài lộc; nhưng gặp Bạch Hổ sẽ cản ngăn bước tiến.
7Hoàng Ân (CÁT TINH)Quý nhân phù trợ, mọi sự tốt lành
8Minh Tinh (TRUNG TINH)Tốt mọi việc, nếu gặp Thiên Lao sẽ hóa cát thành hung
9Hoạt Diệu (TRUNG TINH)- Giải trừ các sao thứ hung và trị những tật bệnh, tai ách nhỏ

- Gặp Thọ Tử, tính chất này không có hiệu lực
10Sinh Khí (BÀNG TINH)- Tốt mọi việc,

- Gặp Trực Khai: Tốt về khai trương, động thổ, thực hiện công việc mới.

- Trong Nông lâm ngư nghiệp: Tốt cho chăn nuôi và gieo trồng
11 Thiên Hỷ (BÀNG TINH) Tốt mọi việc, nhất về hôn sự. Gặp được Trực Thành, sao này sẽ phát huy tác dụng thêm
12 Lộc Khố, Thiên Phú (BÀNG TINH) Tốt về xây dựng, khai trương, cầu tài lộc, an táng.

Nếu hội tụ thêm các tinh đẩu như Kim Quỹ, Tư Mệnh, Dịch Mã, Thiên Mã, việc cầu tài lộc đều được như ý, tốt cho mua tủ, ví để giữ của
13 Thiên Thành (BÀNG TINH) Tốt mọi việc, nếu gặp ngày Hoàng đạo Ngọc Đường, sẽ hóa giải các tật ách, tai nạn
14 Thiên Quan (BÀNG TINH) Tốt mọi việc, nếu gặp Tư Mệnh mọi việc có lợi cho trong các tranh chấp, kiện thưa
15 Thiên Tài, Địa Tài (BÀNG TINH) Tốt cho cầu tài lộc, khai trương

Gặp thêm Kim Đường Hoàng đạo, Kim Quỹ, Thiên Phúc sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn
16 Nguyệt Tài (BÀNG TINH) Tốt về giao dịch, xuất hành, khai trương, cầu tài lộc

Nếu gặp Thiên Hình, Thiên Lao chớ nên manh động.

Trong NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP: Tốt về làm chuồng trại, thả gia súc ngoài đồng
17 Nguyệt Giải, Thánh Tâm (BÀNG TINH) Tốt mọi sự, nhất là cầu phúc, tê lễ, giải oan
18 Phúc sinh, Cát Khánh, Âm Đức, Thời Đức, Đại Hồng Sa, U Vi tinh, Mãn Đức tinh, Quan Nhật, Tuế Hợp (các BÀNG TINH) Tốt mọi việc nhỏ
19 Kính Tâm (BÀNG TINH) Tốt cho ma chay, tương tế
20 Mẫu Thương, Phúc Hậu (BÀNG TINH) tốt cho khai trương, cầu tài lộc
21 Phổ Hộ, Ích Hậu, Tục Thế (BÀNG TINH) Tốt cho làm phúc, cầu phúc, hôn nhân

Riêng Phổ Hộ còn tốt cho việc xuất hành, thay đổi
 
 
Nhóm Sát Tinh

Nhóm Sát Tinh có:
 
STTTinh Đẩu và tính chấtÝ nghĩa
 1Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, Câu Trận (ĐẠI SÁT TINH)Hắc Đạo: Tránh khai trương, động thổ, lợp mái nhà, xuất hành, hạ huyệt, giao dịch...

Chu Tước: Kỵ khai trương, nhập gia, nhập phòng.
 
Huyền Vũ, Bạch Hổ, Câu Trận:Kỵ mai táng.

Riêng Bạch Hổ nếu gặp Thiên Giải không kỵ.
 2Thiên Hình, Thiên Lao (ĐẠI SÁT TINH)Mọi việc đều xấu

Thiên Lao: Kiêng kỵ khai trương, xuất hành, hôn sự

Thiên Hình: Kiêng động thổ, an táng
 3Thiên Cương, Đại Hao (ĐẠI SÁT TINH), Thiên Hỏa (HUNG TINH), Tiểu Hồng Sa, Thiên Lại, Hoang Vu, Băng Tiêu, Nguyệt Hình (THỨ HUNG) Mọi việc đều xấu
 4Kiếp Sát (ĐẠI SÁT TINH)Xấu khai trương, xuất hành, xây dựng, an táng và cưới hỏi
 5Lỗ Ban Sát, Phủ Đầu Dát (HUNG TINH)Xấu nhất tu tạo nhà cửa, sau đến khởi sự việc làm mới
 6Ly Sàng, Không Phòng, Cô Quả (Tứ thời Cô quả) (HUNG TINH), Cô Thần (nam), Quả Tú (nữ) (THỨ HUNG)Đại kỵ về hôn nhân vấn danh, cưới hỏi
 7Tiểu Hao (HUNG TINH)Xấu về cầu tài lộc, khai trương cửa hàng, xuất hành
 8Thiên Tặc, Địa Tặc (HUNG TINH)Xấu cho khai trương, khởi công xây dựng, nhập gia, xuất hành.

Địa Tặc trong Nông lâm ngư nghiệp:Xấu cho đào giếng, vét cống rãnh
 9Thiên Hỏa, Nguyệt Hỏa, Hỏa Tai (HUNG TINH)Xấu về lợp mái nhà, dựng bếp
 10Thiên Ôn, Thổ Phù, Địa Phá, Lục Bất Thành, Nguyệt Phá (HUNG TINH)Xấu trong các việc tu tạo nhà cửa

Sao Thiên Ôn trong NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP xấu về dựng chuồng trại, chữa bệnh cho gia súc
 11Thổ Ôn (còn tên Thiên Cẩu – HUNG TINH)Xấu trong xây dựng, đào ao nuôi cá, đào giếng lấy nước, tế lễ cầu phước, cầu tài lộc, cầu tự.

Trong NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP: Tốt cho đào ao nuôi thủy sản, đào giếng lấy nước
 12Nguyệt Hư (HUNG TINH)Xấu với khai trương, mở cửa hàng, hôn sự, giao dịch mưu cầu tài lộc
 13Hoàng Sa, Ngũ Quỷ (HUNG TINH)Kỵ xuất hành
 14
Nhân Cách (HUNG TINH)
Xấu khởi tạo việc mới, hôn sự
 15Thần Cách (HUNG TINH)Kỵ tế lễ, cầu phúc lộc
 16 Hà Khôi (HUNG TINH)Xấu mọi việc, đặc biệt kỵ khi đi sông biển, dựng bếp, làm nhà trên sông
 17 Cửu Không (HUNG TINH) Xấu cho xuất hành, khai trương, hay cầu tài lộc
 18 Lôi Công (HUNG TINH) Xấu xây dựng, hợp tác
 19 Tội Chí (HUNG TINH) Xấu trong tế lễ, kiện thưa, tranh cãi
 20 Nguyệt Kiến (chuyển sát – HUNG TINH) Kỵ động thổ
 21 Tam Tang, Ngũ Hư (HUNG TINH)  Xấu khởi tạo, hôn nhân, an táng, cải táng

Ngũ Hư trong NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP: Kỵ khởi sự gieo trồng, cày bừa
 22 Thổ Cấm (HUNG TINH) Xấu trong xây dựng nhà ở, an táng
 23 Quỷ Khốc (HUNG TINH)  Xấu tế lễ cầu an cầu phúc, an táng
 24 Vãng Vong (có tên Thổ Kỵ – TỨ HUNG) Kỵ xuất hành, động thổ, hôn sự, khai trương, cầu tài lộc
 25 Nguyệt Yếm (THỨ HUNG) Xấu cho việc xuất hành, cưới hỏi
 26Tai Sát (có tên Phi ma sát – THỨ HUNG) Xấu nhập trạch, nhập phòng, hôn sự
 27 Khô Tiêu  (NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP) Xấu cho việc gieo trồng ngũ cốc
 28 Đao Chiêm Sát, Huyết Chi, Huyết kỵ (NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP) kỵ thiến, xỏ mũi gia súc
 29 Phi Liêm Đại Sát (NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP) xấu khi thả gia súc ra khỏi chuồng trại
 
 

b. Tinh Đẩu phân bổ theo Âm lịch

 
 Tinh Đẩu phân bổ theo Âm lịch gồm:

 
STTTinh đẩu và tính chấtÝ nghĩa
1Nguyệt Kỵ, Tam Nương, Nguyệt Tận, Dương Công Kỵ Nhật (HUNG TINH)Xấu mọi việc
2Đại và Tiểu Không Vong (HUNG TINH)Kỵ xuất hành đi xa, giao dịch tài lộc, bàn giao tài vật (tiền bạc, bất động sản), hôn sự, nhập gia, nhập phòng. Tiểu Không Vong cường độ nhẹ hơn
3Xích Khẩu (THỨ HUNG)Xấu trong hôn sự, liên hoan yến tiệc, các giao dịch có tranh chấp
4Long Thần Hành (NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP)Xấu khi đi sông biển
5Thủy Ngấn (NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP)Kỵ làm dấm lên men, các loại nước chấm, nước dùng
6Sơn Ngấn (NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP)Kỵ leo núi, đốn củi, săn bắn
 

c. Tinh Đẩu phân bổ theo Mạnh – Trọng – Quý:

 
Mạnh – Trọng – Quý GỒM:
 
– Tháng Tứ Mạnh (hay tháng Tứ Sinh, do giữ 4 tháng đầu mùa): Tháng 1, 4, 7 và 10 (Dần, Thân, Tỵ, Hợi)
 
– Tháng Tứ Trọng (hay tháng Tứ Tuyệt, do giữ 4 tháng giữa mùa): Tháng 2, 5, 8 và 11 (Tý, Ngọ, Mão, Dậu)
 
– Tháng Tứ Quý (hay tháng Tứ Mộ, do giữ 4 tháng cuối mùa): Tháng 3, 6, 9 và 12 (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi)

Những tinh đẩu sau đây tọa thủ theo các tháng Mạnh,Trọng, Quý tức các tháng Sinh – Mộ – Tuyệt gồm có:
 
– Sát Cống, Nhân Chuyên, Trực Tinh (TRUNG TINH): Là những phù Tinh, giải trừ các HUNG TINH từ trung đến bàng tinh, nhưng không khắc chế được Kim thần Thất Sát và Lục bại tinh.
 
– Hỏa Tinh (HUNG TINH): Xấu cho lợp mái nhà, dựng bếp.
 

d. Tinh Đẩu phân bổ theo Tiết khí

 
– Tứ Ly, Tứ Tuyệt (HUNG TINH): Xấu mọi việc.
 

e. Tinh Đẩu phân bổ theo Nhị Thập Bát Tú

 
– Kim Thần Thất Sát, Lục Bại Tinh (HUNG TINH): Xấu mọi việc, ngoài Thanh Long Hoàng đạo, dù có Bất Tương, Sát Cống, Trực Tinh, Nhân Chuyên hội tụ cũng không khắc chế được nhóm Cửu Tinh này.
 
– Diệt Môn (NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP): Kỵ đi sông biển đánh bắt cá.
 
– Phục Đoạn (NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP): Tốt cho việc, trừ diệt côn trùng có hại cây trồng
 

f. Tinh Đẩu phân bổ theo Thiên Can năm (Thiên Can Thái Tuế)

 
– Tuế Đức (BÀNG TINH): Mọi sự tốt lành, đại cát đại lợi
 
– Thập Ác Đại Bại (HUNG TINH): Xấu mọi việc.
 
– Kim Thần Thất Sát (HUNG TINH): Ngoài những ngày tọa thủ mang tính độc lập theo nhóm sao Nhị Thập Bát Tú, nhóm Thất Sát còn theo Thiên Can năm, tập trung cả 7 HUNG TINH vào một ngày, tính chất rất xấu, mọi việc không nên làm.
 

4.2. Xem xét và chọn ngày tốt xấu trong tháng

 
huong dan xem lich van nien chon ngay tot xau
 
Để xem ngày tốt trong tháng, bạn cần phải đổi lịch âm dương, tức đổi từ ngày dương sang lịch âm. Khi xem, cần tránh những điều sau:
 

a.Tránh các ngày Nguyệt Kỵ

 
Nguyệt kỵ là những ngày: mồng 5, 14, 23 hàng tháng.

Trong số Cửu tinh Huyền không, Ngũ hoàng là một sao có sát khí mạnh nhất, vào những ngày 5, ngày 14 (1 + 4 = 5), ngày 23 (2 + 3 = 5), và nhưng ngày này do sao Ngũ hoàng nắm lệnh nên sát khí rất mạnh, thường đưa lại những bất lợi và không may mắn cát lợi…
 

b. Trách những ngày Tam Nương

 
Là những ngày: thượng tuần là ngày mùng 3, mùng 7. Trung tuần là ngày 13, 18. Hạ tuần là ngày 22, 27

Ngày Tam Nương là ngày ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ, Bao Tự được đưa vào nội cung, dự báo sự sụp đổ của các triều đại những ông vua háo sắc ấy sụp đổ, nên cứ vào ngày này của tháng Âm lịch mọi người đều sợ phạm Tam Nương mà không dám khai trương động thổ, cưới hỏi nhập trạch…
 

c. Tránh chọn ngày xung khắc khi làm những việc lớn

 
- Ngày có can chi trùng với can chi tuổi của người xem. Ví dụ tuổi Ất Sửu không nên làm những việc lớn trong ngày Ất Sửu vì tỉ lệ thành công không cao
 
- Ngày trùng với can tuổi của người cần xem, còn chi xung với chi tuổi. Ví dụ tuổi Đinh Tỵ không nên dùng ngày Đinh Hợi (Chính xung rất độc)
 
- Ngày có can xung với can tuổi của người cần xem, còn chi trùng với chi tuổi hoặc chi xung với chi tuổi. Ví dụ tuổi Đinh Tỵ không nên dung ngày Quý Tỵ hoặc Quý Hợi.
 
Các ngày sát chủ cũng không nên làm các việc lớn, cụ thể là:

Tháng Giêng, ngày Tỵ

Tháng 2, ngày Tý

Tháng 3, ngày Mùi

Tháng 4 ngày Mão

Tháng 5, ngày Thân

Tháng 6, ngày Tuất

Tháng 7, ngày Hợi

Tháng 8, ngày Sửu

Tháng 9, ngày Ngọ

Tháng 10, ngày Sửu

Tháng 9, ngày Ngọ

Tháng 10, ngày Dậu

Tháng 11, ngày Dần

Tháng 12, ngày Thìn
 

c. Những yếu tố để chọn ngày tốt khi xem ngày tốt xấu

 
- Ngày Can sinh Chi (Đại Cát): có vai trò rất quan trọng khi tiến hành đại sự, cụ thể gồm các ngày: Đinh Sửu, Bính Tuất, Ất Tỵ, Đinh Mùi, Giáp Ngọ, Mậu Thân, Canh Tý, Nhâm Dần, Kỷ Dậu, Tân Hợi, Quý Mão, Bính Thìn.
 
- Ngày Chi sinh Can (Tiểu Cát): cũng là ngày tốt, bao gồm các ngày Giáp Tý, Bính Dần, Đinh Mão, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Canh Thìn, Tân Sửu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Mậu Ngọ.
 
+ Từ Lập Xuân đến trước Lập Hạ: Nhâm Dần, Quý Mão.
 
+ Từ Lập Hạ đến trước Lập Thu: Ất Tý, Giáp Ngọ.
 
+ Từ Lập Thu đến trước Lập Đông: Mậu Thân , Kỷ Dậu.
 
+ Từ Lập Đông đến trước Lập Xuân: Canh Tý, Tân Hợi.
 

d. Tìm hiểu Ngày tốt xấu theo Lục Diệu

 
Tháng 1,7:  Ngày 1 là Tốc Hỉ: Tốt vừa, sáng tốt, chiều xấu, cần làm nhanh.
 
Tháng 2,8: Ngày 1 là Lưu Liên: Hung, mọi việc khó thành.
 
Tháng 3,9: Ngày 1 Tiểu Cát: Cát, mọi việc tốt,ít trở ngại.
 
Tháng 4,10 : Ngày 1 là Không Vong: Hung, mọi việc bất thành.
 
Tháng 5,11: Ngày 1 là Đại An: Cát, mọi việc đều yên tâm.
 
Tháng 6,12: Ngày 1 là Xích Khẩu: Hung, đề phòng miệng lưỡi cãi vãi.
 
Rồi theo thứ tự 1 Đại An, 2 Lưu liên, 3 Tốc Hỉ, 4 Xích Khẩu, 5 Tiểu Cát, 6 Không Vong tiếp theo các ngày trong tháng.

Lưu ý:

Lịch Ngày Tốt đã tích hợp công cụ tra cứu XEM NGÀY TỐT CHO VIỆC cụ thể, dựa trên những cơ sở phân tích phía trên. Bạn đọc có thể vào mục này, nhập ngày tháng năm sinh sẽ chọn ngay được Ngày Tốt phù hợp với mệnh, với việc định làm.
 
Hi vọng sau khi đọc xong Hướng dẫn xem Lịch vạn niên, quý độc giả có thể tìm kiếm được những thông tin hữu ích cho bản thân. Từ đó mỗi người tự xem được ngày tốt xấu, tự tính toán sắp xếp công việc sao cho phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.

Tào Mạt (TH)

 

1 bình luận
Tuệ thông
Tuệ thông
Ở đời người thông minh và giỏi giang làm việc lớn, người ngu si đần độn thì nhặt rác cho xã hội. Điều đó hiển nhiên ko ai bàn cãi mà sao lại so sánh, thật nực cười.

Tin cùng chuyên mục

X