Ứng dụng Bát chánh đạo trong đời sống bằng những bước cực kỳ thực tế

Thứ Ba, 28/05/2024 16:52 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Từ việc biết lý thuyết đến ứng dụng Bát chánh đạo trong đời sống luôn là một bước khá xa, nhưng nếu kiên trì, làm mọi thứ đến cùng thì chẳng có gì là không thể đạt được.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

Bát chánh đạo không chỉ là lý thuyết của Đạo Phật mà nó còn là những chỉ dẫn cực kỳ gần gũi, thân thuộc, cụ thể trong cuộc sống của chúng ta. Đơn giản là những suy nghĩ, lời nói đều sẽ dẫn đến hành động đều có ảnh hưởng tới cuộc sống của mình, điều chỉnh những điều đó thì mọi thứ sẽ dần tốt đẹp lên.

Bất kể trong lĩnh vực gì, từ gia đình, làm ăn, kinh doanh bạn đều nên học hỏi và thực hành con đường Bát chánh đạo để luôn giữ bản thân chân chính, trong sạch, tránh sa đọa, tham lam gây hại đến bản thân cũng người mọi người xung quanh.

Để ứng dụng Bát chánh đạo trong đời sống ta có thể sử dụng linh hoạt nội dung từng phần của các nhánh bao gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

 

1. Ứng dụng Chánh kiến trong đời sống

 
Để ứng dụng Bát chánh đạo trong đời sống, bước đầu tiên ta phải thực hành để đưa Chánh kiến vào cuộc sống thường ngày của mình.

Ta có thể bắt đầu nhận ra đâu là những ý kiến cá nhân của mình, sau đó lắng nghe, tham khảo thêm ý kiến của mọi người, nhiều bậc chuyên gia khác nhau, đọc thêm sách,... sau đó tổng hợp lại kiến thức và chọn lọc cho phù hợp.

Mỗi người đều có quan điểm riêng dựa trên văn hóa, môi trường, gia đình,... khác nhau. Ta cần thể hiện tôn trọng thay vì vội vàng bác bỏ hay vội tin.

Không ai đúng hoàn toàn và cũng chẳng có ai sai hoàn toàn, chúng ta chỉ đơn giản là tiếp nhận để từ từ đánh giá, không vội vàng kết luận. Chúng ta không cần vội tin trước bất cứ điều gì, cứ để kiến thức ở dạng mở để không ngừng học hỏi, tìm hiểu nhiều thêm, tìm ra điểm chung, điểm riêng.
  

2. Ứng dụng Chánh tư duy trong đời sống

 
Con đường thứ hai trong Bát chánh đạo chính là Chánh tư duy, mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, ám chỉ con người phải có suy nghĩ chân chính, không được trái với luân thường đạo lý.

Chánh kiến là bước đệm cho Chánh tư duy, chỉ khi nhận thức được thì mới có thể suy nghĩ và lựa chọn ra con đường cần phải đi. 
 
Khi ta thấu hiểu được mọi khổ đau đều xuất phát từ tham, sân và si. Qua đó, có thể tự giải thoát bản thân khỏi trần tục bằng việc nhận diện tham, sân, si của mình và tìm cách để giảm nhẹ nó, mang đến nhiều thành tựu trong khi tu tập.
 

2.3 Ứng dụng Chánh ngữ trong đời sống

 
Trong cuộc sống, lời nói của chúng ta có tác động rất lớn đến bản thân cũng như người xung quanh. Một câu nói có thể giúp đỡ người khác nhưng cũng là con dao khơi gợi tâm ma quấy nhiễu, khiến họ càng thêm tiêu cực, xấu xa. Chỉ khi dừng "khẩu nghiệp" chúng ta mới có được cuộc sống an vui. 

Thực hành Chánh ngữ trong đời sống bằng việc quán chiếu bản thân chỉ nên nói đúng sự thật, nói những lời xây dựng và đoàn kết, chỉ nói những lời có lợi ích và giá trị...

Điều đó có nghĩa là ta biết điều gì nên nói, điều gì không, nếu lời không mang chút ích lợi gì cho người khác thì cần tránh, ngược lại nếu lời mình nói sẽ mang tới niềm vui, khích lệ cho người hãy khác thì hãy nói.

Đảm bảo lời nói ra không phạm những tiêu chí sau:
  • Chớ nên nói dối, đồng thời phải luôn luôn nói sự thật.
  • Chớ nói lời ly gián gây sự bất hòa và chia rẽ, đồng thời phải nói những lời nào đưa đến sự hòa hợp và đoàn kết.
  • Chớ nói những lời thô ác, cộc cằn, thay vào đó phải nói những lời từ ái, tế nhị.
  • Chớ nói những lời vô ích, ngồi lê đôi mách, thay vào đó phải nói những lời có ý nghĩa và không bị bậc trí khiển trách. 

2.4 Ứng dụng Chánh nghiệp trong đời sống

 
Thực hành Chánh nghiệp bằng việc dừng ngay tâm tham lam, sân si, phải luôn sống trong sạch thì gia đình, bản thân sẽ luôn được hưởng phúc đức. 
  • Không sát sanh
  • Không trộm cắp
  • Không tà hạnh (ngoại tình, dan díu).
Khi thực tập chánh nghiệp là khi đó hành giả đồng thời cũng phải trau dồi lòng bi mẫn, sự rộng lượng và đời sống đơn giản trong sạch. Nghệ thuật của sự hài hòa giữa nội dung và hình thức chính là sự nuôi dưỡng và phát triển lòng từ bi trong một đời sống rộng lượng và đơn giản.
 

2.5  Ứng dụng Chánh mạng trong đời sống

 
Tôn trọng sự sống của muôn loài, chọn công việc không gây ra thiệt hại cho bất cứ loài nào. Các công việc phải thỏa mãn các tiêu chí như sau:
  • Không săn bắt hay giết hại chúng sinh.
  • Không được trộm cắp, lấy những thứ không phải là của mình.
  • Không tà dâm ( Ngoại tình, gian díu), tham gia chơi cờ bạc.
  • Không buôn bán chất độc, rượu, ma túy, chất gây nghiện khác,..
  • Không buôn bán vũ khí. 
Một sự thật đó là vì hầu hết chúng ta mặc cho Nghiệp dẫn dắt nên thường không chọn được công việc của mình. Bằng chứng là nhiều người vẫn hành nghề mổ lợn, gà, vịt,... mỗi ngày mà không biết rằng việc này gây ra nghiệp quả nặng nề cho bản thân và gia đình.

Một khi đã quyết tâm thay đổi, áp dụng Chánh mạng thì cần rất nhiều nỗ lực, quyết tâm không bỏ cuộc. Không quên gia tăng phước đức của mình bằng cách làm nhiều việc tốt mỗi ngày, khi đó bánh xe Nghiệp dịch chuyển, mới mong có được một công việc tốt đẹp, mang lại lợi ích cho người, cho đời.
 

2.6 Ứng dụng Chánh tinh tấn trong đời sống

 
Nỗ lực tu hành, nhiệt tâm, chuyên cần, hướng đến chân lý đúng đắn và tránh những điều bất thiện. Để ngăn ngừa những tư duy ác, bất thiện chưa sanh, không cho sanh khởi và đoạn trừ những tư duy ác đã sanh.

Khởi lên và phát triển những tư duy thiện, thúc đẩy và duy trì những tư duy thiện đã sanh càng thêm tăng trưởng và dồi dào.
 
Để có Chánh tinh tấn cần có một tâm hồn trong sáng và tĩnh lặng là nhờ siêng năng định chỉ và đoạn trừ những tư duy ác, bất thiện. Luôn cảnh giác và chặn đứng những tư duy không lành mạnh, đồng thời tu tập, thúc đẩy, duy trì những tư duy thiện lành và trong sáng đang sanh trong tâm hành giả và trong đời sống hằng ngày. 
 
 
 

2.7  Ứng dụng Chánh niệm trong đời sống

 
Để thực hành Chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày, ta học cách tập trung những gì đang diễn ra ở hiện tại, không để những yếu tố khác tác động. Chẳng hạn, khi bạn đang làm việc gì đó thì sẽ có ý thức tập trung vào đó, không nên mải mê chú ý những thứ khác. Điều này sẽ khiến cho công việc dang dở, thất bại. 

Thực hành chánh niệm chính là sự thận trọng đối với những hành động thân, khẩu, ý của chính mình; một tâm hồn tích cực và tĩnh lặng phát sinh theo sau năng lực chánh niệm, ngăn ngừa và tiêu trừ sự tổn hại nhàu nát của tâm, tạo động lực cho một sự tiến bộ của tâm và nuôi dưỡng một tâm hồn lành mạnh trong đời sống.

Biết sống buông xả những tâm hồn nặng trĩu ngàn đời trong đời sống, thân và tâm khỏe không phải là nhấc chúng lên mạnh mà là đặt chúng xuống một cách nhẹ nhàng.
 

2.8 Ứng dụng Chánh định trong đời sống

 
Để ứng dụng Chánh định vào cuộc sống, chúng ta có thể bắt đầu bằng việc dừng lại những suy nghĩ lung tung, vọng tưởng bắt đầu khởi sinh trong suy nghĩ của mình, cần giữ vững tâm định.

Để làm điều đó, chúng ta thường xuyên tập trung quan sát tâm mình chứ không phải hướng ra quá nhiều vào sự vật bên ngoài. Sau đó, nếu đủ duyên thì ta có thể thực hành Thiền mỗi ngày. 
 
Trên đây là ứng dụng của Bát chánh đạo nhưng chúng không hoạt động độc lập mà đều có sự tác động mật thiết với nhau. Nhắc nhở con người trên con đường tu hành hướng đến hạnh phúc viên mãn.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: