(Lichngaytot.com) Chúng ta nghe rất nhiều về việc trước khi làm gì cũng phải có. Thế nhưng Chánh kiến là gì thì không phải ai cũng biết và hiểu sâu sắc về nó nên nghĩ rằng khái niệm này chỉ liên quan tới Đạo Phật.
1. Chánh kiến là gì?
Trong bát chánh đạo, Chánh kiến đứng đầu, quan trọng nhất. Chánh kiến được hiểu là thấy chính xác, đúng đắn, chân thật, chưa lồng ghép cảm xúc, không thêm thắt, hay suy diễn.
Trong kinh Tương ưng bộ, Đức Phật giải thích: “Và này các Tỳ-kheo, thế nào là chánh tri kiến? Này các Tỳ-kheo, chính là trí về khổ, trí về khổ tập, trí về khổ diệt, trí về con đường đưa đến khổ diệt. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là chánh tri kiến” .
Theo đó, Chánh kiến là cái thấy đúng, cái thấy chân chánh giúp cho chúng ta tìm ra những tiêu chuẩn để có thể biết rằng hành động đó là đúng hay sai, tốt hay xấu…, giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều không nên làm, nhằm nêu ra một nguyên tắc tổng quát để đánh giá các hành động.
Người có Chánh kiến thì đủ khả năng hiểu biết, nhận rõ Thập thiện nghiệp và mười Bất thiện nghiệp qua thân khẩu ý. Chánh kiến là việc thấy nghe biết một cách thẳng ngay, công minh, đúng với sự thật khách quan. Trái ngược với Chánh kiến là Tà kiến:
Người có Chánh kiến thì đủ khả năng hiểu biết, nhận rõ Thập thiện nghiệp và mười Bất thiện nghiệp qua thân khẩu ý. Chánh kiến là việc thấy nghe biết một cách thẳng ngay, công minh, đúng với sự thật khách quan. Trái ngược với Chánh kiến là Tà kiến:
- Chánh kiến: là thấy đúng đắn, chân thực như nó vốn là, không suy diễn.
- Tà kiến: là thấy sai, thấy lệch, có suy diễn, áp đặt theo ý kiến cá nhân, không thấy được cái chân thực, cái toàn diện, cái toàn bộ thực tại.
Phật nói, khi ta hiểu lý nhân quả không còn nghi ngờ, tức là thấy biết tất cả mọi hành động lành hay dữ sẽ cho ra kết quả tốt hay xấu của mình. Khi chúng ta biết tạo tác của ta chịu ảnh hưởng nhân quả, nghiệp báo đời quá khứ, nên hiện tại phải nỗ lực tu hạnh lành để chuyển hóa nghiệp xấu ác nhẹ bớt. Ai biết như thế là Chánh kiến.
Trong Tăng Chi Bộ kinh đã nêu một ví dụ điển hình của Chánh kiến đó là một vị Bà la môn phê bình Tôn giả đệ tử Phật thiếu tôn kính đối với các vị Sa môn, vị này mới giải thích rằng: Đức Thế Tôn đã cho biết thế nào là trưởng lão, nếu một người già 80, 90 hay 100 tuổi mà đắm mình trong dục vọng, luôn luôn truy cầu các dục vọng, bị ngọn lửa dục vọng thiêu đốt, thì thiên hạ gọi người ấy là kẻ ngu si, không phải là trưởng lão.
Trái lại, nếu một người tuy trẻ tuổi nhưng lại chọn lối sống thanh khiết, trong trắng, không hưởng thụ các dục vọng, không truy cầu các dục vọng, không bị lửa dục vọng thiêu đốt, người như vậy đáng được gọi là bậc Hiền trí, là hàng trưởng lão.
Trong Tăng Chi Bộ kinh đã nêu một ví dụ điển hình của Chánh kiến đó là một vị Bà la môn phê bình Tôn giả đệ tử Phật thiếu tôn kính đối với các vị Sa môn, vị này mới giải thích rằng: Đức Thế Tôn đã cho biết thế nào là trưởng lão, nếu một người già 80, 90 hay 100 tuổi mà đắm mình trong dục vọng, luôn luôn truy cầu các dục vọng, bị ngọn lửa dục vọng thiêu đốt, thì thiên hạ gọi người ấy là kẻ ngu si, không phải là trưởng lão.
Trái lại, nếu một người tuy trẻ tuổi nhưng lại chọn lối sống thanh khiết, trong trắng, không hưởng thụ các dục vọng, không truy cầu các dục vọng, không bị lửa dục vọng thiêu đốt, người như vậy đáng được gọi là bậc Hiền trí, là hàng trưởng lão.
Chánh kiến theo sách "Giới Đức - Phật học tinh yếu":
Người có Chánh kiến là phải thấy rõ ngũ uẩn, thập nhị nhân duyên và Tứ Đế,... khi đó “kiến, thấy” là toàn bộ thân tâm thấy, nghĩa là toàn bộ sự vận hành của lục căn, lục trần và lục thức (tức 18 giới); và sự thực ấy, nó như sau:
- Mắt thấy sắc đúng như thực (nó sao thì thấy nó như vậy, đúng như mà nó là...): Chánh kiến
- Tai nghe âm thanh như thực (như trên): Chánh văn
- Mũi ngửi hương như thực (như trên): Chánh giác
- Lưỡi nếm vị như thực (như trên): Chánh giác
- Thân xúc chạm như thực (như trên): Chánh giác
- Ý biết pháp như thực (như trên): Chánh tri
2. Lợi ích của Chánh kiến
Chánh kiến có tầm quan trọng đặc biệt, thế nên Đức Phật đã nhấn mạnh chi phần này đầu tiên trong Bát chánh đạo, một phương hướng giúp cho con người thực hiện nếp sống đạo đức hướng thượng.
2.1 Diệt khổ
Sống trong cuộc đời này ai cũng có những nỗi khổ riêng vì biết bao người thân bại danh liệt chỉ vì tham đắm dục vọng mê mờ không nhận ra thực tại của mình. Người không Chánh kiến thấy khổ đau là khổ đau, khi gặp thất bại ngồi đó ôm sầu buồn thảm, nhìn trước mặt toàn là bóng tối, bế tắc trong cuộc sống; còn người có Chánh tri kiến thấy khổ đau là chính nó, vô thường, không, vô ngã. Truy nguyên gốc rễ biết phiền muộn mà diệt trừ.
Khi hiểu Chánh kiến là gì và hiểu Nhân Quả cũng biết rõ rằng chính những hành động thiện ác của họ đã làm cho đời sống họ hạnh phúc hay khổ đau. Người ấy biết rằng nguyên nhân trực tiếp của những dị biệt và bất bình đẳng về sinh trưởng trong cuộc đời này là những nghiệp thiện hoặc ác của mỗi cá nhân trong những kiếp quá khứ hay trong chính kiếp hiện tại này mang lại.
Khi có Chánh kiến tức là Vô si, mình sẽ có được tư duy chân chánh, giúp cho mình nhận diện đúng vấn đề, từ đó có được hành động đúng, không gây khổ đau, không tàn hại môi sinh, không gây tác hại cho sự sống muôn loài.
Nói cách khác, những hành động này đã vượt qua chướng ngại tham, sân, si. Như thế ta đã thực hiện được chi phần giới chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng trong Bát chánh đạo.
Chánh tri kiến còn là tầm nhìn tận gốc rễ vấn đề để hành giả khỏi rơi vào lầm lạc khổ đau, khác với cách nhìn khủng hoảng, thì không có năng lực giải quyết vấn đề sẽ tìm cách đào tẩu khỏi thế giới thực tại, dẫn đến trình trạng thất bại, khổ đau;
Thế nên từ nay gặp bất cứ khổ đau nào, một chuyện bất như ý nào đó dù là bệnh tật, tai nạn, phá sản, chia ly,... ta chỉ cần vận dụng Chánh kiến để thấy rằng thân ngũ uẩn này là giả hợp, mọi thứ là ảo ảnh, có trong chốc lát rồi biến mất, thế nên đừng bám chấp vào khổ đau.
Đức Phật từng đưa ra một ví dụ cụ thể trong lần thuyết pháp đầu tiên với năm anh em Kiều Trần Như đó là không có Chánh kiến chúng ta như đang ở trong một ngục tối tới mức ta không nhận ra mình đang ở trong tù, và con người là tù nhân trong cái ngục tối đó. Thế nhưng thứ mà họ còn có đó là ý chí. Khi có một động lực thích hợp dấy lên, ý chí có thể được đánh thức và khởi động.
Các tôn giả hỏi thành quả của Chánh kiến, Đức Phật giải thích: Đó là sự giải trừ vô minh. Nó chống lại tà kiến. Và vô minh có nghĩa là không hiểu được các chân lý cao quý, nghĩa là không hiểu được sự hiện hữu của Khổ và cách diệt Khổ. Chánh kiến làm được điều đó.
2.2 Tránh xa mê tín
Khi có Chánh kiến, chúng ta sẽ không còn có cái nhìn méo mó sai lệch giữa có và không, giữa thường và đoạn của lối nhìn tà kiến, để có cái nhìn như thực, hoàn toàn khách quan, vượt lên trên mọi vướng mắc...
Nhờ có Chánh kiến chúng ta biết rằng mọi thứ đến từ mình, từ đó bác bỏ sự tin tưởng vào hiệu năng của các nghi thức và việc cúng tế; là bác bỏ quyền lực thần thánh của kinh sách; là từ bỏ mê tín và dị đoan.
Lợi ích của chánh kiến ra sao và tai hại của tà kiến là thế nào, nhờ vào trí tuệ đích thực chứ không phải dựa vào niềm tin mù quáng.
Đạo Phật không có tín điều, và tuyệt đối tôn trọng sự thực; do đó, chấp nhận hay không chấp nhận những lời tuyên bố của Đức Phật hoàn toàn thuộc quyên tự do tư tưởng của mỗi chúng ta. Ta hoàn toàn có quyền hoài nghi và đi tìm cách xác thực thông tin.
Chánh tri kiến về Nhân Quả giúp cho hành giả thực tập sống chuẩn, không rơi vào chủ nghĩa hoài nghi, phán đoán, không trở thành nạn nhân của các cú lừa vì thiếu kiến thức.
Chính từ đây mới có tư duy, hành động tốt đẹp, đây là tấm gương tốt nhất cho hàng con cháu, thế hệ trẻ noi theo.
Chính từ đây mới có tư duy, hành động tốt đẹp, đây là tấm gương tốt nhất cho hàng con cháu, thế hệ trẻ noi theo.
2.3 Diệt trừ ác nghiệp
Hiểu được các ác nghiệp mà mình có thể gây ra do thân, khẩu, ý từ đó bản thân hạn chế dần những tác nhân có thể gây ra việc sát sinh, trộm cắp, nói dối,... nhờ thế mà diệt trừ dần ác nghiệp, tiếp cận gần với thiện nghiệp.
Sự tác ý đó giúp cho thân hành của mình được thanh tịnh nhờ vào những việc làm lành, tránh xa mọi công việc đưa đến hại mình, hại người như chú thuật, giết người, cướp của, lường gạt kẻ khác,... từ đó ta biết lựa chọn những nghề nghiệp mang lại lợi ích, an vui cho mình và cho người.
Chánh kiến có tác dụng thanh lọc tâm, loại trừ những tư tưởng xấu ác, những ác nghiệp sẽ không có cơ hội để phát sanh.
Nhờ sự hiểu biết chân chánh sẽ đưa đến tư tưởng, lời nói và hành động chân chánh. Nhờ Chánh kiến mà chúng ta diệt trừ được ác nghiệp, tinh tấn thực hành thiện pháp để hoàn thiện nhân cách hơn. Đây cũng là điều đạo đức xã hội hướng tới.
Nếu hiểu biết sai lầm, chúng ta sẽ dễ dàng bị lạc lối, dẫn đến những hành động sai lầm và đưa đến khổ đau. Ngược lại, nếu hiểu biết chân chánh thì chúng sẽ đưa đến hành động đúng đắn và có thể hướng con người đến hạnh phúc, giải thoát khổ đau.
Điều này cho chúng ta thấy Chánh kiến có thể hướng dẫn chúng ta từ suy nghĩ, lời nói cho tới hành động đúng đắn, tránh xa ác nghiệp, tạo thêm những thiện nghiệp.
2.4 Tiến bộ về lĩnh vực tâm linh
Nếu biết và thực hành Chánh kiến lợi ích mà chúng ta có đó là hiểu rõ về bản chất của cuộc đời vốn là vô thường, giả tạm; cả thân xác lẫn tâm ý đều thay đổi không ngừng. Khi thấy được bản chất ấy, ta sẽ không quá bám víu, chấp chặt vào các sự vật hiện tượng trong thế giới.
Đây là bước vô cùng quan trọng của một người giúp họ đạt được những bước tiến về phương diện đạo đức và tâm linh. Chánh kiến đã mở lối và hướng chúng ta đến chứng ngộ Duyên Khởi Tánh và Tứ Ðế, có thấy được đạo mới có thể tu và đắc đạo được.
Chánh kiến sẽ hướng dẫn chúng ta sống đúng với chánh pháp, biết lựa chọn nghề nghiệp mang lại lợi ích yên vui cho mình cho người. Ý thức được điều nầy,sẽ sớm hoàn thiện một phần con đường đạo đức giải thoát.
Như vậy, một người có Chánh kiến hiểu được vị trí của họ trong vũ trụ tiến bộ về tâm linh. Ngẫm về cuộc đời đi tìm chân lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một tấm gương về Chánh kiến cho chúng ta học hỏi.
Nhờ vào những thăng trầm, những kinh nghiệm tu hành đã trải qua, thậm chí suýt mất mạng vì tu khổ hạnh mà Ngài có được nhận thức sáng suốt, giúp Ngài đi đến con đường giác ngộ thoát mọi khổ đau. Đó là một quá trình dài trưởng thành về tâm linh mà Đức Thế Tôn học được từ qua nhiều kiếp sống khác nhau.
Như vậy, một người có Chánh kiến hiểu được vị trí của họ trong vũ trụ tiến bộ về tâm linh. Ngẫm về cuộc đời đi tìm chân lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một tấm gương về Chánh kiến cho chúng ta học hỏi.
Nhờ vào những thăng trầm, những kinh nghiệm tu hành đã trải qua, thậm chí suýt mất mạng vì tu khổ hạnh mà Ngài có được nhận thức sáng suốt, giúp Ngài đi đến con đường giác ngộ thoát mọi khổ đau. Đó là một quá trình dài trưởng thành về tâm linh mà Đức Thế Tôn học được từ qua nhiều kiếp sống khác nhau.
3. Làm thế nào để có Chánh kiến
Không những thế, trong xã hội hiện nay, do tập quán nhiều đời, do văn hóa cục bộ hoặc thiếu nền tảng nhân văn, nhân bản, do tôn giáo thần vật cùng những học thuyết, chủ thuyết sai lầm làm cho con người không còn giữ được cái nhìn trong sáng, nguyên sơ.
Để có thể đạt được Chánh kiến thì chúng ta cần phải có cả Chánh tư duy. Đầu tiên, chúng ta cần có sự tin tưởng vào luật Nghiệp Báo (Kamma). Tiếp theo đó là có sự hiểu biết về bản chất thật sự của thân và tâm. Chúng ta cần phải biết vật chất và tâm sinh ra tại mọi thời điểm đều sẽ biến mất ngay. Vì vậy, vật chất và tâm là bất toại nguyện, là vô thường.
Chánh kiến tuy có nhiều tầng ý nghĩa, sâu cạn khác nhau nhưng căn bản vẫn là: Tin hiểu Nhân quả-Nghiệp báo; Tin sâu Bốn Thánh đế; Thấy rõ thực tính Duyên khởi-Vô thường-Vô ngã của vạn pháp là cốt tủy của mọi pháp hành nhân danh Đức Phật.
Thế nên những nhận thức, quan điểm, phương pháp tu tập và hành đạo mà xa lìa những đặc điểm then chốt này sẽ lập tức rơi vào tà kiến, phi Chánh pháp.
Vấn đề đặt ra là mỗi người nên thiết lập Chánh kiến cho mình bằng cách nào? Văn-Tư-Tu là con đường làm cho tâm thông trí sáng. theo lời dạy của Thế Tôn, mỗi người con Phật dù là xuất gia hay tại gia cần phải đầy đủ pháp Học và pháp Hành thì mới có thể thành tựu Chánh kiến. Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ hay tức Giới, tức Định, tức Tuệ cũng khiến vô minh diệt, minh sanh.
Thế nên những nhận thức, quan điểm, phương pháp tu tập và hành đạo mà xa lìa những đặc điểm then chốt này sẽ lập tức rơi vào tà kiến, phi Chánh pháp.
Vấn đề đặt ra là mỗi người nên thiết lập Chánh kiến cho mình bằng cách nào? Văn-Tư-Tu là con đường làm cho tâm thông trí sáng. theo lời dạy của Thế Tôn, mỗi người con Phật dù là xuất gia hay tại gia cần phải đầy đủ pháp Học và pháp Hành thì mới có thể thành tựu Chánh kiến. Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ hay tức Giới, tức Định, tức Tuệ cũng khiến vô minh diệt, minh sanh.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có hai nhân, hai duyên khởi ra Chánh kiến. Thế nào là hai? Nhận lời dạy dỗ và suy nghĩ về Chỉ, Quán trong lòng. Như thế, Tỳ-kheo đối hai nhân, hai duyên khởi ra Chánh kiến. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 15.Hữu vô, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.198)
Theo Thế Tôn, muốn thành tựu Chánh kiến trước hết phải “nhận lời dạy dỗ” cho tứ chúng. Nghĩa là tự mình nghiễn ngẫm, thấu hiểu rồi giảng dạy cho người đi sau, cho Phật tử và cho tất cả mọi người biết Chánh pháp.
Hiện nay ít Chư Tăng Ni thuyết pháp, giảng dạy trong các khóa lễ vì không nhận ra tầm quan trọng của việc giảng dạy giáo pháp. Nên giảng kinh, thuyết pháp, dạy người mà thực chất chính là xây dựng Chánh kiến cho mình.
Hiện nay ít Chư Tăng Ni thuyết pháp, giảng dạy trong các khóa lễ vì không nhận ra tầm quan trọng của việc giảng dạy giáo pháp. Nên giảng kinh, thuyết pháp, dạy người mà thực chất chính là xây dựng Chánh kiến cho mình.