(Lichngaytot.com) Khá nhiều người không rõ: Chánh niệm là gì? khi mà khái niệm này được nhắc tới rất nhiều lần trong Phật Pháp ứng dụng.
Chánh niệm có nghĩa là ta biết tự nhìn lại mình, quan niệm sống của mình, và ý thức được tính chất toàn vẹn của mỗi giây, mỗi phút trong cuộc sống. Và trên hết, chánh niệm có nghĩa là tiếp xúc được với thực tại, những gì đang xảy ra chung quanh ta.
Theo quan điểm của Phật giáo, thì trạng thái tỉnh thức của một người bình thường rất có giới hạn và đang bị giới hạn. Nói chính xác hơn thì trạng thái ấy giống như của một người nằm mộng hơn của một người tỉnh thức.
Thiền tập sẽ giúp đánh thức ta dậy từ một giấc ngủ mê của những tập quán hành động máy móc vô ý thức. Và từ đó ta mới có thể thật sự sống, và có thể sử dụng được hết mọi khả năng của ý thức cũng như trong tiềm thức của mình.
Kinh nghiệm của những bậc thánh nhân dạy rằng, khi ta biết quay vào trong và tự quán sát mình cho sâu sắc, bằng những phương pháp có hệ thống rõ ràng, chúng ta có thể sống một cuộc đời hòa hợp hơn, hạnh phúc hơn và với nhiều tuệ giác hơn.
Nó cũng sẽ đem lại cho ta một cái nhìn mới về thế giới chung quanh, có thể bổ sung cho những quan niệm duy vật hạn hẹp đang chi phối tư tưởng và tập tục của chúng ta, nhất là những người Tây phương.
1. Chánh niệm là gì?
Chánh niệm là một phương pháp tu tập cổ truyền trong đạo Phật, vẫn còn rất thích hợp đến đời sống hiện tại của chúng ta ngày nay. Sự thích hợp ấy tự nó không dính dáng gì đến đạo Phật, hoặc việc trở thành một Phật tử, nhưng nó là sự tỉnh thức, biết sống hòa hợp với chính mình và thế giới chung quanh.
Chánh niệm còn có nghĩa là chú ý theo một đường lối đặc biệt: Có mục đích, ở trong giây phút hiện tại và không phán xét. Sự chú ý này sẽ nuôi dưỡng một ý thức rộng lớn, sáng tỏ và biết chấp nhận thực tại. Trong đạo Phật, chánh niệm còn được gọi là trái tim của thiền quán. Trên căn bản thì chánh niệm là một ý niệm hết sức đơn giản. Sức mạnh của chánh niệm nằm ở chỗ ta biết thực hành và áp dụng nó.
Chánh niệm còn có nghĩa là chú ý theo một đường lối đặc biệt: Có mục đích, ở trong giây phút hiện tại và không phán xét. Sự chú ý này sẽ nuôi dưỡng một ý thức rộng lớn, sáng tỏ và biết chấp nhận thực tại. Trong đạo Phật, chánh niệm còn được gọi là trái tim của thiền quán. Trên căn bản thì chánh niệm là một ý niệm hết sức đơn giản. Sức mạnh của chánh niệm nằm ở chỗ ta biết thực hành và áp dụng nó.
Chánh niệm đánh thức ta dậy để nhận thấy sự thật rằng sự sống của ta chỉ có mặt trong giây phút hiện tại này mà thôi.
Nếu chúng ta không có mặt trọn vẹn trong những giây phút ấy, ta không những bỏ qua những gì quý báu nhất trong đời mình, mà còn không thể nhận diện được sự giàu có và thâm sâu của những cơ hội có thể giúp ta trưởng thành và chuyển hóa.
Chánh niệm là một phương pháp tu tập có thể giúp ta thoát ra và tiếp xúc lại được với tuệ giác và sự sống của mình. Đây cũng là một phương cách giúp ta làm chủ lại được đường hướng và phẩm chất của đời mình, trong đó có những mối tương quan của ta trong gia đình, ngoài xã hội, rộng hơn nữa là với thế giới và trái đất này, và căn bản hơn hết là với chính ta, như một con người.
Nhưng thật ra chánh niệm không liên quan tới tôn giáo hết chỉ là một phương tiện để tiếp xúc với sự huyền nhiệm của sự sống, và ý thức được rằng ta có một mối liên hệ rất mật thiết với hiện hữu chung quanh ta.
Khi ta biết chú ý một cách cởi mở, không để bị chi phối bởi sự ưa thích, ghét bỏ của mình, cũng như những ý kiến, phê bình, xu hướng và mong ước, thì sẽ có những cơ hội mới xuất hiện và chúng có thể giúp ta thoát ra khỏi được sự trói buộc của vô thức trong ta.
Chánh niệm tự nó là một tâm hành thiện và tốt lành, cho nên nó không thể nào biểu hiện được nếu như tâm thức đang bị ảnh hưởng bởi tham và sân, cho dù trong những trạng thái rất nhẹ như là ưa chuộng hoặc là chống đối một việc gì đó. Bất cứ khi nào ta muốn hay không muốn sự việc xảy ra theo một lối nào đó, là tâm ta không có chánh niệm.
Chánh niệm đòi hỏi một sự bình thản và buông xả toàn vẹn. Điều này không có nghĩa là ta trở nên dững dưng hoặc lạnh lùng đối với những gì đang xảy ra. Nhưng là khi tâm ta trở nên quân bình và có ý thức trọn vẹn được sự việc như chúng đang thật sự là, và không hề có ý muốn thay đổi vì ưa thích cái này hoặc ghét bỏ cái kia.
Chánh niệm là một tâm thức tiếp cận với đối tượng của sự chú ý. Nhưng sự tiếp cận này không hề bị vướng mắc trong sự ham muốn. Ta thở với chánh niệm, nhưng không hề muốn hơi thở được dài hay ngắn, mà chỉ cảm nhận hơi thở như nó là.
Ta bước đi trong chánh niệm, tới lui, mà không hề có ý định phải đi đến một nơi nào đó, chỉ đơn giản ghi nhận cái sắc thái, kết cấu của những cảm xúc trong thân, khởi lên rồi diệt đi tự nhiên.
Ta bước đi trong chánh niệm, tới lui, mà không hề có ý định phải đi đến một nơi nào đó, chỉ đơn giản ghi nhận cái sắc thái, kết cấu của những cảm xúc trong thân, khởi lên rồi diệt đi tự nhiên.
Vì vậy, chánh niệm cũng là hết tất cả những yếu tố vừa kể ra đó – ý thức, chú tâm, trong giờ phút hiện tại, có chủ đích – và thêm một điều quan trọng này: là với một thái độ bình thản và buông xả không dính mắc.
Vì vậy, sự thực tập chánh niệm không hề xung đột với bất cứ một tín ngưỡng hay một truyền thống nào khác - cho dù đó là tôn giáo hoặc khoa học - và nó cũng không đòi hỏi ta phải tin vào một hệ thống tư tưởng hoặc một chủ nghĩa nào hết.
Chánh niệm chỉ đơn giản là một phương pháp cụ thể giúp ta tiếp xúc được với chính mình một cách trọn vẹn hơn, qua một quá trình tự quán chiếu, tự xét soi và hành động có ý thức. Quá trình ấy không có gì là lạnh lùng, khô khan và vô tâm hết. Thật ra nền tảng của chánh niệm phải là lòng từ ái, hiểu biết và nuôi dưỡng. Bạn cũng có thể nghĩ đến chánh niệm như là một lòng nhân từ.
Chánh niệm cho ta thấy thực chất của mọi hiện tượng. Nó giúp ta hành động một cách sáng suốt thay vì phản ứng trong vô minh, do đó cuộc sống ta trở nên bớt căng thẳng và thêm an lạc.
2. Thực tập chánh niệm
Chánh Niệm có thể được xây dựng trên bốn nền tảng được gọi là bốn lãnh vực chánh niệm. Bốn lãnh vực này là: thân, thọ, tâm và pháp (đối tượng tâm).
+ Thân gồm có hơi thở, tư thế, động tác và cảm giác trong cơ thể, thuộc về tứ đại: đất (cứng hay nặng), nước (lõng hay gắn bó) gió (chuyển động, căng thẵng, áp suất) và lửa (nóng hoặc lạnh).
+ Thọ gồm cảm nghiệm dễ chịu, khó chịu hoặc trung hoà.
+ Tâm gồm ý nghĩ, cảm xúc và ý thức (cái “biết”).
+ Pháp gồm tất cả các đối tượng khác, thường là thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc giác.
+ Thân gồm có hơi thở, tư thế, động tác và cảm giác trong cơ thể, thuộc về tứ đại: đất (cứng hay nặng), nước (lõng hay gắn bó) gió (chuyển động, căng thẵng, áp suất) và lửa (nóng hoặc lạnh).
+ Thọ gồm cảm nghiệm dễ chịu, khó chịu hoặc trung hoà.
+ Tâm gồm ý nghĩ, cảm xúc và ý thức (cái “biết”).
+ Pháp gồm tất cả các đối tượng khác, thường là thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc giác.
Chánh Niệm không những có thể được thực tập một cách chánh thức bằng cách thiền tọa hoặc thiền hành, mà cũng được áp dụng không chánh thức trong mọi hoạt động trong ngày.
Bạn nên có thái độ thích hợp khi hành thiền: nên thư thả, không có ý mong cầu điều gì sẽ xẩy ra, tôn trọng mọi đối tượng chánh niệm ngang nhau, dù chúng là dễ chịu hay khó chịu, tốt hay xấu.
Hãy bỏ đi mọi ý nghĩ về quá khứ hay tương lai mà chỉ quan tâm đến hiện tại. Sự cố gắng trong hành thiền là trì chí một cách thoải mái, một sự tò mò thích thú liên tục thay vì cố gắng thái quá hay căng thẳng.
MiMo (Tổng hợp)
Hãy bỏ đi mọi ý nghĩ về quá khứ hay tương lai mà chỉ quan tâm đến hiện tại. Sự cố gắng trong hành thiền là trì chí một cách thoải mái, một sự tò mò thích thú liên tục thay vì cố gắng thái quá hay căng thẳng.
MiMo (Tổng hợp)