Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Tứ niệm xứ là gì? Hiểu được như là chân ái cuộc đời giúp ra dễ BUÔNG xuống mọi sự

Thứ Ba, 31/10/2023 14:52 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hiểu được Tứ niệm xứ là gì giúp chúng ta nhận diện được sự thật của tự thân, tha nhân và xã hội. Đó cũng chính là ý nghĩa cao cả mà Đức Phật muốn chúng sinh hiểu được, tự tìm ra con đường giải thoát cho mình.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Tứ Niệm Xứ là gì?

Tu niem xu la gi
 
Để hiểu Tứ Niệm Xứ là gì, ta có thể tách nghĩa ra với "Tứ" là bốn, "Niệm" là nhớ và nghĩ tới, "Xứ" là nơi chốn.

Theo đó, Tứ Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna) được tạm hiểu là bao gồm 4 chỗ niệm, 4 chỗ để quan sát, 4 nơi để áp sát tâm vào đấy một cách vững chắc, kiên cố mà những người tu Phật giáo cần phải đặc biệt lưu ý tới, 4 Niệm là: Thân bất tịnh; Pháp vô ngã; Tâm vô thường, Thọ thị khổ.
 
Khái niệm này trong Phật giáo Nguyên Thủy được hiểu là việc thực hành thiền quán sẽ tập trung vào 4 đối tượng bao gồm: Thân (cơ thể); Thọ (cảm giác); Pháp và Tâm. Đây là các phạm trù hay nguyên tắc chính trong giáo lý của Đức Phật.
 
Trước khi bắt đầu thực hành Tứ Niệm Xứ, Phật đã dạy rằng, phải giữ gìn giới luật thì thân tâm mới trong sạch, nhẹ nhàng, khoan thai để bước vào hành thiền và đạt nhiều kết quả tốt đẹp.

Bài kinh Niệm Xứ của Đức Phật được ghi lại rằng: "Này các tỳ – kheo, đây chính là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho tất cả chúng sanh, vượt khỏi ải sầu não, thành tựu chánh trí, diệt trừ khổ ưu, chứng ngộ niết bàn. Đó gọi là bốn niệm xứ".

Thế nên, Tứ Niệm Xứ là con đường giải thoát duy nhất mà Đức Phật đã dạy cho chúng sanh thông qua kinh điển Nikaya. Phật giáo đã chỉ ra rằng Tứ Niệm Xứ là con đường độc nhất đưa chúng ta đến với sự thanh tịnh đích thực, có thể diệt trừ khổ đau, thoát khỏi sầu não, có được trí tuệ, sự tinh tấn và giúp ta chứng ngộ niết bàn.
 
Nói là duy nhất, độc nhất vì không có ngã rẽ, không có cách thức khác và không thay đổi theo không thời gian, từ Đức Thế Tôn còn tại thế cho đến nay mọi thứ vẫn y như vậy... cho những ai thực hành theo Tứ Niệm Xứ.
 

2. Ý nghĩa của Tứ Niệm Xứ
 

2.1 Thân Quán Niệm Xứ


Trong kinh ghi: "Chánh Niệm về Thân có nội dung là ”Quán thân nơi thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu ở đời", tạm dịch là: Chánh niệm về thân, hay quán thân nơi thân. Nghĩa là ”Nhớ đến tích cực chú tâm quán sát cảm giác toàn thân”.
 
Chữ "thân" lặp lại 2 lần nhằm nhấn mạnh quá trình thực hành thì người tu quán sát trực tiếp các cảm giác trên thân khi nó đang xảy ra, đang hiện hữu, đưa đến cái biết như thật về thân.

Nhìn chung, Quán niệm về thân nghĩa là thực hành thiền định về thân nhằm mang lại sự bình yên, thanh tịnh trong cuộc sống.
 
Có thể thực hành Thân Quán Niệm Xứ trong nhiều tư thế: thiền tọa, thiền đứng, thiền hành, thiền nằm, trong các sinh hoạt đời sống.

Việc thực hành quán niệm này thông qua hơi thở, thông qua cử chỉ và thông qua các bộ phận cấu thành, cụ thể: 


a. Quán niệm về thân thông qua hơi thở


Hầu hết chúng ta không để ý rằng việc mình đang thở được là hết sức may mắn, chúng ta chỉ xem đó là việc đương nhiên, ai cũng có. Thế nên Quán niệm về thân thông qua hơi nhở nhằm nhắc nhở chúng ta nhớ rõ vai trò quan trọng của hơi thở trong cuộc sống của mình. 

Mỗi hơi thở có ngắn có dài, có sâu, có nông, có sâu, thế nên chỉ khi nhận thức được sự hiện diện của hơi thở mới có thể bắt đầu trân trọng vai trò của nó.
 
Ngay cả Đức Phật cũng đã dạy rằng, khi hít vào thở ra thì chúng ta cần phải ý thức và theo dõi được hơi thở ấy. Hơi thở ra ngắn, dài thì phải biết là ngắn, dài thật sáng suốt và tỉnh táo. 
 

b. Quán niệm về thân thông qua các hành động


Hầu hết những thứ quen thuộc như đánh răng, rửa mặt mỗi sáng hay lái xe đi làm mỗi ngày chúng ta làm việc dường như trong vô thức. Thậm chí có khi vừa lên xe là ta cứ đi, không phân tích rõ mình đanng đi đâu. 

Thế nên Quán niệm về thân thông qua hành động sẽ giúp ta nhận thức rõ mình đang đi đâu, đang ở đâu, làm gì, nói chuyện với ai, đang ngồi ở vị trí nào, nằm ở đâu,... chúng ta nhận thức rõ mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình ngay hiện tại. 
 
Từ đó, thông qua quán thân giúp cho ta kiểm soát các hoạt động của bản thân, thực hành chánh niệm, tập trung vào những gì đang diễn ra ở hiện tại, gạt bỏ bớt những tạp niệm trong đầu, gây mất tập trung, sao nhãng hay sự suy tưởng lung tung.

Đức Thế Tôn cũng đã khuyên chúng ta phải ý thức trong từng hành động, phải luôn nhận thức được khi mình đi thì biết đi đâu; khi đứng thì biết đứng ở đâu; khi ngồi thì biết mình ngồi như thế nào.
 

c. Quán niệm về thân thông qua các bộ phận cấu thành


Thân của chúng ta do tứ đại hợp thành, tức bốn yếu tố: nước, đất, gió, lửa. Thân chịu sự chi phối của sanh, lão, bệnh, tử.

Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng thân là vô thường, không nên vì nó mà nuôi dưỡng tham lam để phục vụ cho sự an nhàn ở thân. Hay cũng chẳng vì những chuyện khổ đau ở đời mà bi lụy, mọi thứ chỉ là giả tạm, đơn giản là ta đang mượn thân là công cụ để học bài học của mình.

Quán thân để hiểu rằng thân này không khác gì con ngựa để hỗ trợ ta tới đích chứ nó không phải là ta - người kỵ sỹ cưỡi trên lưng ngựa. Thế nên thông qua quán thân giúp kiểm soát các hành động của bản thân và đưa ta trở về với hiện tại
 
Y nghia tu niem xu
 

2.2 Thọ Quán Niệm Xứ


Thọ là viết tắt của từ cảm thọ tức là khảo sát tâm lý của chúng sanh. Đây là một trong những cơ sở không thể thiếu được trong việc hình thành nên tâm thức con người.
 
Theo kinh Trung Bộ III, số 140, lời Phật dạy chúng sanh: “Này các Tỳ kheo, do duyên tiếp xúc với lạc nên lạc thọ khởi. Do duyên tiếp xúc với khổ nên khổ thọ khởi. Do duyên tiếp xúc với bất khổ bất lạc nên bất khổ bất lạc thọ khởi”. 

Có 3 trạng thái điển hình của thọ: Lạc thọ (cảm thấy sung sướng, thích thú, hứng khởi...); Khổ thọ (cảm buồn chán, khổ não…); Bất khổ bất lạc thọ (Cảm giác trung dung, không khổ cũng không lạc).
 
Chúng ta thường phải dùng ý thức để xác nhận sự hiện diện của "thọ". Thọ là để cảnh tỉnh chúng ta rằng một việc có thể vui đó nhưng cũng có thể là khổ đi cùng với nó. Ví dụ như một người đang hạnh phúc thì vẫn lo sợ một ngày nào đó người ấy có thể rời xa mình, hôm nay mình tự hào vì chiến thắng thì ngày mai mình vẫn có thể thất bại,... 
 
Khi nhận diện được nó, ta quán niệm thọ để không bị cái an lạc hay khổ đau lôi kéo mình, thay vào đó làm chủ được tâm của mình trước những cảm thọ. 
 
Đừng bỏ lỡ:
Tứ diệu đế - chân lý cốt lõi trong giáo lý nhà Phật giúp chúng sinh hưởng phúc
Tứ diệu đế hay bốn chân lý kỳ diệu là một trong những chân lý cốt lõi nhất của nhà Phật. Thông qua bốn điều này chúng sinh có thể tự ngẫm ra được nhiều vấn đề

2.3 Tâm Quán Niệm Xứ 


Trong Tạp A Hàm có ghi lại lời dạy của Đức Phật: "Này các Tỳ kheo, chấp tâm thức là thường còn, còn sai lầm và tệ hại hơn là chấp thân xác là thường còn. Vì thân xác người còn có thể tồn tại vài chục năm cho tới một trăm năm, còn tâm thức của người thì sanh diệt đổi thay trong từng giây phút".

Thế nên Tâm Quán Niệm Xứ là để chúng ta thường xuyên quan tâm tới diễn biến xảy ra trong tâm mình như: tâm thiện, tâm ác, tâm tham, tâm sân, tâm ích kỷ,… Ta sẽ ý thức hơn liệu ta có đang để tâm tham, sân, si lấn át hay không, từ đó tìm cách chuyển hóa chúng.
 

2.4 Pháp Quán Niệm Xứ


Pháp (Pāli) rất khó dịch vì tùy theo ngữ cảnh, văn cảnh, nội dung giáo pháp mà nó có nhiều nội hàm khác nhau, tối thiểu có 4 cách hiểu:
  • Một, pháp là chỉ về giáo lý, giáo pháp, chánh pháp của đức Phật được lưu giữ bằng thánh điển Pāli văn trong tam tạng Kinh, Luật và Abhidhamma.
  • Hai, tất cả những gì là đối tượng của mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân chạm là sắc, thanh, hương, vị, xúc, thì nó chính là pháp. Pháp ở trường cảnh này thì từ hạt bụi, mảy lông cho đến thiên hà, vũ trụ đều được gọi là pháp.
  • Ba, trong lục căn, lục trần, đối tượng của ý là pháp; nhưng pháp này lại chỉ ngũ trần đọng lại trong tâm. Tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc quá khứ tồn đọng trong tâm và ta nghĩ tưởng lại.
  • Bốn, còn pháp trong Pháp quán niệm xứ là những pháp phát sanh khi hành thiền, dù thiện hay bất thiện, chướng ngại hay không chướng ngại đều phải được minh sát như thực.
Pháp được chia làm hai nhóm là tâm pháp và sắc pháp:  
  • Tâm pháp: là pháp không thể nhìn thấy được, không có hình tướng, nhưng có tri giác. Tâm pháp và sắc pháp đều do nhân duyên mà thành nên chúng được gọi là hư vọng. 
  • Sắc pháp: có hình chất gây ra nhiều trở ngại và không có tri giác (ví dụ như cái bàn, ly nước, cái cây…).  Sắc pháp được dùng chỉ chung cho các pháp ngoại giới và thân người
Tất cả các pháp làm nhân duyên cho nhau, chứ không có tự tướng (tức là “vô ngã”). Điều này giống như ta nằm mơ nhầm tưởng mọi thứ trong đó là sự thật. Cho đến khi tỉnh giấc thì mới nhận ra không phải.

Con người chúng ta cũng không nhận diện rằng mọi thứ đều là hư ảo ta cũng tưởng nhầm là thật có. Nhưng kỳ thức, tất cả các pháp đều là “vô ngã”.
 
Do không biết đến “pháp vô ngã” nên tâm  thì muốn yên vui nhưng lại không lúc nào được an yên, luôn bị lôi cuốn vào vòng xoáy tranh đoạt, sinh tử,…. Do đó, quan niệm về pháp chính là đưa tâm và thân trở về sống với thực tại vốn có. 

4. Những lưu ý khi thực hành Tứ Niệm Xứ


Khi hiểu Tứ Niệm xứ là gì và nó bao gồm: thân, thọ, tâm, pháp để chúng ta có thể quán niệm riêng từng đề mục để dễ thực hành trong thời gian đầu mới tìm hiểu, song thật ra trong một đã hàm chứa cả bốn rồi nên chúng ta có thể thực hành đan xen.
 
Cốt lõi của sự thực hành Tứ Niệm Xứ là rèn luyện Chánh niệm, rèn luyện kỹ năng chú tâm liên tục về bản thân về hiện tại, sự hiện diện của mình. Vì vậy, có thể thực hành trong cả khi chúng ta đang đi, đứng, nằm, ngồi…, cũng như mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày: ăn uống, vệ sinh, dọn dẹp, làm việc...
 
Tuy nhiên việc ngồi thiền là quá trình sự thực hành quan trọng nhất. Việc tọa thiền sẽ giúp rèn luyện, hình thành trí nhớ chú tâm liên tục cảm giác toàn thân được nhanh và hoàn chỉnh, từ đó có thể phát triển thói quen chú tâm này ra toàn bộ sinh hoạt đời sống.

Ngoài ra, khi ta hiểu rõ chân tướng sự việc, biết rằng mọi thứ là vô thường và bất toại nguyện nên khi bản thân ta có hi vọng, có lý giải, có thắc mắc, có bình luận, hạnh phúc, mừng vui, có buồn nản,... thì không nên giữ nó quá lâu, tìm cách chuyển hóa để sống đúng thực tại.

Chúng ta chỉ đơn giản là ghi nhận, ghi nhận và ghi nhận mọi việc như nó vốn là không suy diễn, nhận xét, lồng ghép cảm xúc... Mỗi ngày đều kiên nhẫn tu tập như vậy sẽ đoạn trừ dần dần các bất thiện tâm, vun bồi dần dần các thiện tâm: tín, tấn, niệm, định, tuệ trở nên viên mãn.

Hơn nữa, những ai tu thiền Tứ Niệm Xứ sẽ ý thức rất rõ những diễn biến của thân và tâm mình. Do đó họ sẽ biết được các cơ quan trong thân thể họ khỏe hay yếu, cũng như đang ở giai đoạn nào của sự sống. Qua đó họ có thể đoán được khi nào các tế bào trong cơ thể không còn hoạt động, người đắc đạo đều biết trước thời gian họ nhập Niết bàn.
 
Sự thực hành Tứ Niệm Xứ cần đều đặn, liên tục để tạo lập, hình thành và phát triển một thói quen mới là Chánh niệm và cũng để xóa bỏ, đoạn diệt thói quen tà niệm.

Đức Phật đã nhắc đi nhắc lại 16 lần về việc các hành giả khi thực hành cần phải quán sự sinh, sự diệt, sự sinh và diệt của các hiện tượng đang xảy ra liên tục trên thân, thọ, tâm, pháp: Đó mới chính là thực hành tu tập đúng đắn Minh sát Tứ Niệm Xứ.

Chỉ khi nào thói quenthực hành trong Chánh niệm liên tục, được phát triển vững chắc thì mới có thể có được trí tuệ thực sự, mới có thể làm cho Bát chánh đạo khởi lên liên tục, mới nhiếp phục và đi đến đoạn tận Bát tà đạo, con đường của luân hồi khổ não.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:


Tin cùng chuyên mục

X