Thận trọng khi nói về tâm linh vì chẳng thể nào hạ hồi phân giải bất cứ việc gì!

Thứ Tư, 14/08/2019 16:15 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hãy thận trọng khi nói về tâm linh, đừng đưa vấn đề tâm linh ra để bàn tán quá nhiều trên mạng xã hội, trên mặt báo, những người cùng mức độ hiểu biết như nhau mới đồng quan điểm với bạn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn đúng còn người khác là sai.
Những năm gần đây, các vấn đề tâm linh được "đào bới" nhiều hơn khi các vụ việc liên tục được phơi bày lên mặt báo. Mọi người thi nhau đưa ra quan điểm cá nhân để phủ nhận hay khẳng định.

Thực tế cho thấy việc gì cũng có hai mặt nhưng với vấn đề tâm linh thì nhiều mặt! Đó là lý do chúng ta hay sử dụng từ "huyền bí" khí nói về vấn đề này. Chẳng ai thực hiểu sâu về nó thì tốt hơn hết không nên nâng cao quan điểm.

Người ta cô gắng rằng áp dụng khoa học như là một quy chuẩn để nói về một sự việc nào đó nhưng chẳng ai lật ngược lại vấn đề: Khoa học chắc gì đã đúng? Nó cũng chỉ là quan điểm cá nhân được bảo vệ hàng đống thí nghiệm, thử nghiệm có tính na ná và tương đồng để rút ra một kết luận nghe có vẻ có lý mà thôi.

Cuối cùng ta dựa vào niềm tin mà chúng ta gây dựng qua thời gian để tự giải thích về một hiện tượng mà mình không biết.
 
 

Tâm linh là gì? 

 
Khi nói đến tâm linh nhiều người nhận định đó là chủ đề về ma, quỷ, hồn, thế giới bên kia,... đó là hiện tượng liên quan đến thế giới linh hồn của con người sau khi chết, gắn liền với những biểu hiện huyền bí, dị thường và đậm màu sắc mê tín. 
 
Có một số ý kiến cho rằng, tâm linh hay văn hóa tâm linh là một phạm trù đặc biệt, bao hàm những giá trị tinh thần phong phú, cao siêu của con người, cao hơn khái niệm đời sống tinh thần. Một nhà nghiên cứu nhận định: “Trong Tâm linh đã hội đủ: Lòng vị tha, Đạo đức, Tinh thần, Ý chí, Linh hồn.., cho rằng tâm linh là sự tồn tại siêu hình của con người… 
 
Không nên vội vàng chụp mũ tâm linh và mê tín dị đoan những cũng đừng thần thành hóa, gán cho nó những đặc tính cao siêu, phi thường, coi đó là cứu cánh của nhân loại, của khoa học. 
 
Tất cả những biểu hiện liên quan đến đời sống tâm linh con người sẽ tạo nên văn hóa tâm linh.

Cũng như tất cả mọi hiện tượng trong cuộc sống, văn hóa tâm linh cũng có những mặt tích cực và tiêu cực, vì vậy cần phải tìm hiểu để có nhận định đúng đắn, thay bằng việc né tránh hay phủ nhận hoàn toàn những vấn đề liên quan.
 
Văn hóa tâm linh có những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống cộng đồng. Đó là sợi dây cố kết cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng nhân ái, vị tha, ý thức hướng thượng, hướng thiện.  
 

Không đủ trí sẽ thành mê tín

 
Gần đây không ít các vụ án mạng liên quan đến vấn đề tâm linh khi người ta cho rằng người kia bị ma, quỷ "nhập". Rõ là họ biết hành vi giết người là man rợ và cần được trừng trị nhưng vì có những động cơ, mục đích riêng và họ che giấu mục đích đó nên họ lấy cớ là do tôn giáo. 
 
Niềm tin mơ hồ của tôn giáo có sức mạnh ghê ghớm nó dẫn dắt con người ta vào những hành vi đôi khi vô thức. Nói là mơ hồ vì họ không thực sự tìm hiểu mà chỉ đi theo lời khuyên của ai đó nghe có vẻ có lý mà thôi. Khi mọi thứ còn mơ hồ thì hãy thận trọng khi nói về tâm linh, nhất là không nên đưa nó lên mặt báo chí để bàn tán rầm rộ với hàng tá ý kiến trái chiều.
 
 
Họ không đủ trí tuệ để tìm hiểu sâu sắc một vấn đề, họ lười nhác trong cuộc sống đời thường, lười lao động, lười rèn luyện cá nhân nên nếu có đọc thì kiến thức cũng chẳng thể thấm vào người. Đó là lý do, họ bị mê muội, bị dẫn dắt bởi những thông tin mơ hồ và lừa bịp, tham gia những giáo phái lạ.
 
Nhất là những người đang có vấn đề trong gia đình, về sức khỏe, mất niềm tin cuộc sống,... họ càng dễ đi theo những lời dụ dỗ và mu muội nghe theo các chỉ dẫn. Họ không dùng trí tuệ của mình để soi sáng để nhận biết đâu là đúng, đâu là sai. 
 

Hiểu về tâm linh như thế nào cho đúng? 

 
Ta chỉ có thể thận trọng khi nói về tâm linh, chứ không thể nào hoàn toàn né tránh, hay không nói đến hoặc cố gắng phủ định nó. Văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống con người vì đó là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương mất mát, đem lại niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, giúp con người chiến thắng nỗi sợ hãi trước cái chết, đem lại sự thanh thản, cân bằng cho tâm hồn. 
 
Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là chen chúc nhau đến các đền chùa, ai làm công đức nhiều thì lộc nhiều, hay có hạn thì cứ đi giải hạn là hết,... Đó chỉ là cách suy nghĩ của người thường áp đặt cho thần thánh. Mọi người tâm lý hành động theo đám đông, suy nghĩ đơn giản chính là cơ sở của những hành vi mê tín, phản khoa học.

Họ quên mất rằng: "Dù xây chín bậc phù đồ - Không bằng làm phúc cứu cho một người” hay "Tu đâu lại bằng tu nhà - Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”.                     
 
Nên hiểu rằng, cơ sở của tâm linh là niềm tin, niềm tin đó phải xây dựng bằng tri thức, bằng việc học hỏi, tìm hiểu, gia tăng kiến thức cuộc sống cho mình. Thế nhưng ngày nay mọi người vẫn tiếp tục lãng phí thời giờ, tiền bạc cho nhu cầu tâm linh mà không hề dành chút tâm sức của mình để tìm hiểu sâu hơn về nó.
 
Rồi cách phản ứng chung của giới truyền thông hay những người quản lý đó là vì đó là hiện tượng “nhạy cảm” nên ngại can thiệp, tránh né, ngại nói đến nhưng đến khi muốn dẹp yên lại đưa ra những lời thông báo có tính áp đặt, khẳng định về một thứ khá mơ hồ.
 
Có khá nhiều lý thuyết của các trường phái khác nhau từ phương Đông cho tới phương Tây nhưng tất cả có điểm chung: Khẳng định rằng năng lực tâm linh có sẵn trong mỗi con người, giống như đạo Phật nhận định: Ai cũng có thể là Phật.

MiMo