(Lichngaytot.com) Ai cũng bảo tính cách khó đổi nhưng nếu bạn tin vào nhân quả, bạn có thể thay đổi tính khí của mình, xem Phật dạy về thay đổi tính cách để hiểu hơn nhé.
1. Thay đổi tính khí là chìa khóa thành công
Từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến |
Phật dạy về thay đổi tính cách nói rằng : “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các người”. Một ý niệm giận hờn nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra.
Trước khi bạn muốn đi theo con đường của Phật, việc đầu tiên phải làm là dẹp bỏ tâm tính nóng giận, vì khi nóng giận thì con người sẽ phóng hỏa đốt “rừng” công đức, mọi cố gắng trước đây sẽ bị tiêu tan!
Thay đổi tính cách nóng nảy như thế nào? Trước mọi trạng thái bất mãn bạn phải vững tin nhân quả, người khác làm mình tổn thương mình ở kiếp này đều là có lý do của nó cả, có thể đây là quả báo mình phải trả giá cho lỗi lầm ở kiếp trước, hãy chấp nhận số phận của mình.
Nếu bạn không tin vào nhân quả, chẳng khác nào ngày xưa đi vay tiền của người khác, nay muốn trả cũng không được.
Một số người không tin vào nhân quả, họ nói, "nếu tôi không nhìn thấy nó thì chứng tỏ nó là thứ giả dối do con người tự bịa ra". Đó là quan điểm riêng của các bạn, không ai phản đối cả.
Miễn sao bạn biết tu tâm dưỡng tính, không nổi nóng, sân si với những người xung quanh, chấp nhận mọi điều tốt xấu ở đời là đủ.
Bạn nên tham khảo những câu chuyện về sự tức giận để nhận thức được rằng sự nóng nảy thường khiến ta dễ phạm sai lầm nghiêm trọng mà chính ta còn không nghĩ tới.
Bạn nên tham khảo những câu chuyện về sự tức giận để nhận thức được rằng sự nóng nảy thường khiến ta dễ phạm sai lầm nghiêm trọng mà chính ta còn không nghĩ tới.
2. Sống ở đời đừng đổ lỗi cho người khác
Bạn trải qua một cuộc đời như thế nào là do nghiệp kiếp trước của bạn soi dẫn, nếu bạn có cuộc sống tốt thì kiếp trước bạn là người lương thiện, làm nhiều điều tốt đẹp nên kiếp này hưởng phước.
Nếu có ai đó đối xử tệ với bạn, chắc chắn bạn cũng từng đối xử tệ với họ trong kiếp trước, kiếp này phải nhận hậu quả.
Đức Phật nói có bốn loại nhân duyên: Báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Nhân hậu với người khác chính là nhân hậu với mình, không có gì thiệt thòi cả. Ta có thể quên mình vì người, thì đời nay hoặc kiếp sau sẽ có người xả thân vì mình.
Đáng buồn hơn nữa là gần hết cuộc đời rồi mà nhiều người vẫn ân hận, tự trách mình sao mình lại kiếm được một người vợ/chồng như vậy, sao lại đen đủi như vậy, tất cả đều khiến mình khổ sở. Những suy nghĩ như vậy hoàn toàn là đang tạo nghiệp, đây là suy nghĩ ảo tưởng đi ngược lại với nhân quả.
Bởi thế chúng ta khởi tâm động niệm trong tâm phải có cảnh giác. Ta khởi tâm gì, nói những gì, đối đãi người khác như thế nào thì trong tương lai người ta đối đãi với mình cũng như vậy.
Đừng chỉ chăm chăm đổ lỗi cho người khác mà hãy nhìn lại bản thân mình đã biết tu khẩu tu tâm hay chưa. Muốn được may mắn mà suốt ngày vu oan cho người ta, trách móc con người, trách móc số phận thì không Phật nào độ nổi bạn.
Tiền kiếm được ít đi, nhân duyên không suôn sẻ… Trách ai? Trách bản thân. Đổ lỗi cho người khác thì chẳng khác nào tự mình uống một bát thuốc độc mà chính bạn là người phải gánh chịu.
Tốt hơn hết hãy thuận theo nhân duyên một cách thành thật, tin sâu nhân quả, hết lòng niệm Phật, hồi hướng cho tất cả chúng sinh, từ từ rồi chắc chắn sẽ thay đổi được thực tại, thay đổi được vận mệnh của mình!
3. Bớt sợ hãi, bớt lo xa
Có một điều thường xảy ra trong cuộc sống nhưng ít ai lý giải nổi đó là khi chúng ta lo sợ điều gì thì điều đó càng dễ xảy ra. Hay khi chúng ta ghét cái gì thì cái đó lại đến. Cha ông ta cũng từng có câu “ghét của nào trời trao của đó” là vậy.
Một số người sợ sau khi mình chết đi thì bị đày xuống địa ngục. Hãy suy nghĩ kỹ về điều này một chút nhé.
Địa ngục chỉ dành cho những người có tâm địa độc ác, sống không tử tế, hay làm điều xấu mà thôi.
Còn thiên đường sẽ dành cho bạn nếu như bạn không còn oán hận người khác, không còn đố kỵ, không còn đa cảm, không còn làm tổn thương người ta, không còn ích kỷ, sống tốt như thế thì làm sao bạn có thể xuống địa ngục?
Đức Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều chết, nhưng chết không phải là kết thúc mọi thứ. Chết chỉ là sự chấm dứt của một kiếp sống”. Từ đó, chúng sanh sẽ đi theo nghiệp mà mình đã tạo ra khi còn sống trên thế gian, cứ sống tốt thì không phải sợ nữa nhé.
4. Tập bằng lòng và nói lời cảm ơn
Sự bằng lòng luôn mang lại niềm vui. Đối với tiền bạc, kiếm ít thì tiêu ít mà kiếm được nhiều thì tiêu nhiều, đừng bao giờ so sánh hay cạnh tranh.
Bạn cũng không nên coi thường những người kiếm được ít tiền hơn mình và cũng không nên nói xấu những người kiếm được nhiều hơn mình, có như vậy thì tâm mới an được.
Bạn cũng không cần ghen tị với phước đức của bất cứ ai. Ghen tị làm cho ta có cảm giác tức và khó chịu khi người khác có được những giá trị mà mình không có, chính vì thế, tâm lý ganh tị làm cho con người tổn thất phước báu.
Phần lớn mâu thuẫn giữa người với người là do lòng ngạo mạn gây nên. Ai cũng cảm thấy bản thân quang minh hơn người khác, hiểu biết hơn thiên hạ, đúng đắn hơn bất kỳ ai rồi sanh tâm xem thường, không tiếp thu ý kiến kẻ khác và mâu thuẫn cũng từ đó mà phát sinh.
Hãy bớt sân si ghen ghét nhau, thay vào đó là hoan hỷ để tự tạo phước cho chính mình. Hãy cảm ơn đời vì vẫn còn cơm để ăn, còn có nơi để ngủ, có gia đình để về, có cơ thể lành lặn. Tại sao cứ phải hơn thua từng chút một, làm như vậy bạn có được thêm gì không?
5. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy
Luật nhân quả chính là 1 trong 4 việc Đức Phật không thể xoay chuyển, cốt là ở mỗi người mà thôi. Nhân quả xuất hiện rõ nhất ở những người hay tức giận, nổi cáu, những người này cực dễ mắc bệnh, sức khỏe kém.
Kẻ nào quỵt tiền thì sau này sẽ bị mất tiền hoặc bị người khác quỵt lại, kẻ mắng chửi người khác thì dễ bị đánh…
Vì vậy, khi học Phật pháp, chúng ta phải tin sâu nhân quả, chăm chỉ làm việc thiện, tôn trọng người khác ở khắp mọi nơi là sẽ có được quả ngọt.
Quả của việc tích lũy của cải và bố thí là sự giàu có, quả của việc giảng pháp và hướng thiện cho mọi người là trí tuệ, quả của việc hiếu thảo với người già là sự trường thọ…
6. Không nên can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con cháu
Sau khi nhiều người lớn tuổi theo học Phật pháp, họ vẫn không thể buông bỏ con cái, thậm chí cả cháu của mình, lúc nào cũng muốn kè kè sát bên để theo dõi, bảo vệ con cháu, dẫu biết điều đó là do xuất phát từ lòng thương nhưng bạn không nên làm như vậy.
Con cháu có phúc khí, có phúc phận của riêng mình mà bạn không thể thay đổi được. Họ chỉ có thể thay đổi thực tại khi họ trở nên giác ngộ.
Nếu bạn vẫn quan tâm họ quá nhiều thì bất cứ ai mà bạn quan tâm sẽ sống bằng nghiệp của bạn trong kiếp sau!
Cha mẹ ông bà phải quan tâm, kiểm soát và giáo dục con cháu, nhưng nếu ở mức độ quá mức sẽ vô tình trở thành “liều thuốc độc” với con mình. Chính vì thế, đùng để sự quan tâm trở nên “độc hại’ với con cái.
7. Đừng vội vàng trong quá trình học Phật pháp
Lo lắng là biểu hiện của tâm phân biệt đối xử, không tin nhân quả. Có người vội vàng, cố gắng hoàn thành mọi việc thật nhanh để có thể đi lễ Phật, tụng kinh, có người hôm nay niệm Phật, ngày mai lại muốn khỏe hơn. Niệm Phật tháng này, tháng sau muốn được lợi, những điều này đều là vọng tưởng đi ngược lại nhân quả.
Sự thành công của bất cứ việc gì cũng phải tuân theo một quy luật, không lạnh đến thấu xương thì hoa mận làm sao có thể thơm được.
Mời bạn tham khảo thêm tin cùng chuyên mục: