(Lichngaytot.com) Phật dạy 4 hạng người sống khổ nhất trên đời, chung quy cũng do lựa chọn của bản thân. Chỉ có người nào nhận thức được về mình thì người đó mới thức tỉnh và có được hạnh phúc. Hãy xem bạn có nằm trong số những người Đức Phật nhắc tới đó không?
Mỗi người sống trên đời, dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, đều sẽ phải trải qua 8 tám nỗi khổ của cuộc đời: sinh, lão, bệnh, tử, thương yêu mà phải chia lìa, oán hận, mong cầu không được như ý và lửa ham dục.
Đời là bể khổ. Ở đời, hết khổ này đến khổ khác, không ai thoát được. Tuy nhiên, khổ đau luôn có và hạnh phúc cũng vậy. Đời người luôn khổ một lúc, nhưng phúc một đời.
Khổ đau không ai muốn nhưng đó cũng là một kiểu rèn luyện, giúp chúng ta cuối cùng học cách buông bỏ, thoải mái, hài lòng và trở về với bản chất thực sự của cuộc sống sau khi trải qua những thăng trầm của cuộc đời. Vì bạn được sống, nên đừng để lại bất cứ sự hối tiếc nào và phải sống hạnh phúc.
Có câu tục ngữ: "Nhất ẩm nhất trác, mạc phi tiền định." Câu này có nghĩa là mọi việc đều có nhân quả của nó, của bản thân mình thì không mất được, không phải của mình thì có cầu cũng không được.
Dưới góc nhìn của Phật gia thì vạn vật trên thế gian đều có nhân quả, phúc họa không tự tìm đến cửa mà là do con người tạo ra, mệnh bạc phúc mỏng là do ông trời sắp đặt, người phúc lớn mệnh tốt cũng là nhân quả của họ.
Lời Phật dạy rằng, 4 hạng người này sống cuộc đời khốn khổ nhất trên đời, suy cho cùng cũng là do bản thân họ tự lựa chọn, chúng ta hãy cùng xem xem những kiểu người được nhắc đến ở đây là gì.
1. Người sống quá bướng bỉnh
Những người sống quá bướng bỉnh, ngang ngược, không biết cách tạo dựng mối quan hệ hòa hợp với người khác thường rất dễ làm tổn thương người khác cũng như chính bản thân mình.
Bướng bỉnh ở đây là kiểu người suy nghĩ cực đoan, hẹp hòi, không biết bao dung và tiếp nhận quan điểm của người khác, không biết khiêm tốn và khó chấp nhận thành công của người khác.
Giáo lý nhà Phật luôn khuyên mỗi người phải biết khoan dung trong khi việc giải quyết mọi việc, tôn trọng người khác và không áp đặt quan điểm của mình lên người khác.
Trong 66 điều phật dạy con người ta trong cuộc sống thì đức Phật có dạy: Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.
Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người. Còn nếu cứ bướng bỉnh sống theo ý mình, mặc kệ người xung quanh,
Sự hài hòa có khả năng bao hàm vạn vật. Nó có nghĩa là từ bi, hòa bình và công bằng. Đừng bướng bỉnh tranh cãi với kẻ khác, đừng nghe thị phi của người ta, hãy là người khôn ngoan, cởi mở và biết lắng nghe.
Nếu có vấn đề thì hãy sửa chữa, còn nếu không thì hãy khuyến khích họ. Không ngừng rèn luyện bản lĩnh của mình, không ngừng hoàn thiện bản thân, trở nên trong sáng, tự do, đó mới là cốt lõi của hạnh phúc.
2. Người luôn thấy không hài lòng
Đạo Phật chủ trương mọi người nên tinh tấn tu tập giới luật, định lực, trí tuệ và dập tắt tham, sân, si. Điều này có nghĩa là con người phải biết hài lòng với những gì mình đang có, không tham lam, không đòi hỏi. Nếu một người tham lam và muốn quá nhiều thì phước lành và trí tuệ trong cuộc sống sẽ dần cạn kiệt, hạnh phúc ngày càng xa tầm với.
Nhân gian còn có câu nói: “Tham lam thì rắn nuốt voi”. Chỉ khi bạn biết cách hài lòng thì bạn mới thực sự giàu có. Nếu không hài lòng, bạn chỉ có thể mãi mãi vùng vẫy, luân hồi trong được mất, cuối cùng chẳng được gì cả.
Sự thật lớn nhất là sự đơn giản, và chỉ khi hài lòng thì bạn mới có thể luôn hạnh phúc. Cảnh giới cuộc sống càng cao thì cuộc sống càng trở nên đơn giản hơn. Nếu một người dành cả cuộc đời mình để tranh giành quyền lực và lợi lộc, người đó thực sự khá ngu ngốc.
Sống trên thế giới này đòi hỏi bạn phải làm việc chăm chỉ để đổi lấy chất lượng cuộc sống tốt hơn, nhưng đó không phải là tiền bạc và quyền lực mà là sự giàu có và hạnh phúc trong tâm hồn chúng ta. Đạo Phật thường nói: “Làm điều tốt là điều hạnh phúc nhất”. Hạnh phúc và phước lành thực sự không phải là bạn có bao nhiêu tiền mà là bạn hài lòng và hạnh phúc đến mức nào.
Thực tế con người vốn dĩ không bao giờ biết tự hài lòng với những gì mình có, tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ” như một bản năng, chẳng thể cảm nhận được hết hạnh phúc mình đang hưởng thụ, dễ dàng để những điều đáng quý, đáng trân trọng bị vùi lấp dưới lớp màn mang tên ganh tỵ.
Cũng vì sự tham lam ích kỷ, nên con người không muốn ai bằng mình, không muốn ai hạnh phúc hơn mình. Cứ thế, người ta trượt dài trong những ngày tháng mỏi mệt, đau khổ, tâm luôn biến động, căng thẳng, tự oán trách, dày vò bản thân, đi kèm với đó là nói xấu, đặt điều, nguyền rủa người khác.
Khi đó người ta cũng chẳng có đủ sáng suốt để có thể nhìn thấy được bản thân mình đang lạc trong vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương của mình sau mỗi lần tranh đấu, không nhìn thấy nơi yên tĩnh ở phía sau sự sầm uất vô vị. Đây chẳng phải chính là một nỗi khổ lớn của đời người hay sao.
Người ta cứ tưởng bản thân mình hiểu mình rõ nhất, thực ra là hoàn toàn trái lại. Nhìn thấu phần sâu thẳm nhất của sinh mệnh cá nhân vốn là điều khó khăn nhất.
Trong những bão giông cuộc đời, có nhiều điều khiến bạn không thể nhìn thấy hoàn cảnh của chính mình. Bạn không nhìn thấy được bản thân đang lạc vào một vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương sau mỗi lần tranh đấu, không thấy nơi yên bình phía sau sự phồn hoa, tấp nập.
Bạn cũng không thể nhìn thấy đường về sau cả một kiếp nhân sinh mỏi mòn, mệt mỏi, không thấy được niềm vui đằng sau những nỗi buồn, không thấy được tấm chân tình giữa biển người xa lạ bao la.
Nếu mình có thể chấp nhận cái xấu cũng như cái tốt của thiên hạ thì ta dễ dàng làm chủ bản thân mà không đánh mất chính mình. Tâm “không cố chấp” sẽ là lưỡi đao bén, chém đứt những dây mơ rễ má phiền não tham sân si. Tâm bình thì thế giới bình, đó là nguyên lý sống để ta hạnh phúc giữa dòng đời oan trái trùng điệp khổ đau.
Hãy nhìn lại quãng đường mình đã đi qua. Mình cũng đã làm được “rất nhiều việc có ích cho bản thân và cho người khác”. Hãy nhìn vào những gì mình đang có. Mình thấy mình đang diễm phúc hơn biết bao nhiêu người, mình có quá nhiều điều kiện để sống hạnh phúc.
Hãy trân trọng những gì mình đang có. Đừng để khi nó ra đi mình mới nhận ra giá trị của nó, mình có quá nhiều thứ có giá trị và mình còn có rất nhiều sở trường đặc biệt có thể phát triển hơn nữa, hãy vui cười và nhảy múa với nó.
3. Người luôn nóng giận, chửi mắng người khác
Phật dạy 4 hạng người sống khổ nhất trên đời, trong đó bao gồm cả những người luôn nóng giận, rồi khi không làm chủ được cảm xúc lại buông lời mắng nhiếc người khác.
Trái tim mang nhiều oán hận là một trong ba loại “độc” mà Phật Giáo đã nêu và thứ độc này làm tổn hại âm đức lớn nhất, nếu một người có lòng oán hận quá nặng, người đó nhất định sẽ khổ sở.
Trong cuốn "Thành duy thức luận" có nói: "Người có nhiều oán hận là ghen ghét thành tính, không kiểm soát được hành vi của mình, không sống yên ổn, làm nhiều điều ác."
Căm hận ám chỉ một loại trạng thái tâm lý thích than phiền, oán hận và quở mắng người khác. Dưới cách nhìn của Phật giáo, oán giận là nguồn gốc của tất cả tội ác. Thường xuyên oán hận sẽ ảnh hưởng đến may mắn và phong thủy của một người, thậm chí nó sẽ tạo ra tội, ra nghiệp không thể tưởng tượng được, khiến người đó phải nhận quả đắng, bạc phận phúc mỏng.
Lòng oán hận giống như một con ngựa đang chạy lồng lên; ngựa chạy ắt phải cần đến dây cương để ghìm nó lại, tiết chế, kiểm soát nó.
Người nóng tính là người có bản tính dễ tức giận, khó có thể thay đổi cũng như không dễ kìm nén trong lòng. Thường thì chúng ta rất dễ tức giận trước những sai lầm của người khác nhưng lại khó thấy được những điểm yếu của bản thân mình.
Để chuyển hóa được bản tính này, chúng ta cần quán chiếu sâu hơn về nhược điểm của bản thân, điều cần làm là hãy tự ôm những tức giận ấy vào lòng, xoa dịu chúng, thừa nhận sự hiện hữu của chúng và tìm cách đối diện với chính sai lầm của bản thân, để tức giận không có cơ hội bộc phát mạnh mẽ.
Bạn hãy ôm lấy sự tức giận bằng một tình yêu thương như trân trọng chính bản ngã của mình, hít thở sâu, đều đặn, nghĩ đến những điều tích cực, để vui hơn, từ từ hóa giải, tiêu tan cơn giận.
Trong "Nhập hành luận" có nói: "Một lần oán hận có thể hủy hết cả công đức mà bạn đã tích góp được trong nghìn kiếp, làm nhiều việc thiện bạn sẽ nhận được quả ngọt."
Chỉ cần có một suy nghĩ oán hận sẽ thiêu đốt hết cả rừng công đức, nếu có trái tim oán hận quá nặng, bạn sẽ bị thiêu hủy hết tất cả công đức và phúc đức, cho dù bạn tích góp được phúc đức nhiều đến cỡ nào cũng không ngăn được việc bạn sẽ tiêu hao hết chúng.
Phật khuyên mọi người chúng ta không nên nóng giận. Phật không phân biệt nóng giận vì có lý do chính đáng hay không chính đáng, hợp lý hay không hợp lý. Chỉ biết rằng khi nóng giận, tâm con người chắc chắn không đủ để kiểm soát hành vi và ngôn ngữ. Phật nói : “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các người”.
Điều khó nhất là diệt từ hận thù từ trong tâm, khi không còn nghĩ đến tức giận, tự khắc cơn nóng giận sẽ nguội dần. Ta sẽ dùng tình thương và lòng bao dung để đáp lại mọi trường hợp mà người phàm tục cho là đáng giận, trong những lúc họ tranh giành phải trái hơn thua với nhau.
4. Người không tin vào nhân quả
Những người không tin vào nhân quả cũng là một trong 4 hạng người sống khổ nhất trên đời theo lời Phật dạy.
Phật dạy
nhân quả không chừa một ai. Con người phải luôn có cảm giác kính sợ nhân quả thì mới tu tâm dưỡng tính thiện lương. Phật giáo dạy rằng, người không tin vào nhân quả sẽ khó kiềm chế hành vi của mình và chắc chắn sẽ mắc phải mầm mống ác nghiệp nào đó và cuối cùng gây ra hậu quả.
Vì vậy, Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sinh phải tin và sợ nhân quả, lấy nhân quả làm căn bản để học và hành, tu hành thiện và tạo nghiệp lành.
Cuộc đời chúng ta hiện tại là sự biểu lộ ra thành quả của những nhân tốt xấu trong quá khứ, thế nên muốn tiến bộ, muốn tương lai tốt đẹp thì ngay trong hiện tại chúng ta phải gieo trồng những nhân tốt. Chúng ta không thể đổ lỗi, đổ thừa cho hoàn cảnh, cho thần thánh, cho người khác.
“Người trí sợ nhân, kẻ phàm phu sợ quả.” Người trí sợ nhân quả và trau dồi nhân lành, nhưng người phàm lại mù quáng tạo nghiệp xấu, tạo nên những mối quan hệ xấu, thì quả báo xấu xuất hiện và họ đổ lỗi cho người khác. Vì vậy, người không tôn trọng nhân quả sẽ không có phước lành và cuộc sống sẽ rất khổ đau.