(Lichngaytot.com) Lời Phật dạy về chuyện say rượu sau đây nhắc nhở bạn lưu tâm tới điều này để tránh những rắc rối về sau. Không ít người phải gánh chịu hậu quả nhưng dường như chưa đủ là lời cảnh tỉnh cho người đời.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Câu chuyện về những tu sĩ say rượu
Ngày xưa, khi vua Bramadatta trị vì ở Ba La Nại, Bồ Tát sanh ra trong một gia đình phương bắc ở nước Kàsi. Khi đến tuổi trưởng thành, người xuất gia làm tiên nhân du sĩ, đạt được các Thắng trí và Thiền chứng, Ngài cùng 500 đệ tử trú ở dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Khi mùa mưa đến, các môn sinh xin phép Bồ Tát đến nơi đông người để xin muối và giấm, Ngài đồng ý và khuyên các đệ tử bảo trọng, còn Ngài ở lại thiền định, tu tập.
Khi mùa mưa đến, các môn sinh xin phép Bồ Tát đến nơi đông người để xin muối và giấm, Ngài đồng ý và khuyên các đệ tử bảo trọng, còn Ngài ở lại thiền định, tu tập.
Sau khi đảnh lễ, các tu sĩ này đi đến Ba La Nại và sống trong công viên của vua. Sau đó họ cùng chia nhau ra đi khất thực, được mọi người yêu mến cúng dường, khi đủ đồ ăn họ trở về thành.
Việc họ xuất hiện ở thành gây xôn xao và chuyện này đến tai vua khi có người báo cho đức vua rằng có 500 ẩn sĩ từ Hy Mã Lạp Sơn đến trú ở công viên, tu hạnh khắc khổ.
Việc họ xuất hiện ở thành gây xôn xao và chuyện này đến tai vua khi có người báo cho đức vua rằng có 500 ẩn sĩ từ Hy Mã Lạp Sơn đến trú ở công viên, tu hạnh khắc khổ.
Biết được công đức của các bị tu sĩ nên vua liền đi đến công viên, đảnh lễ, tiếp đón họ niềm nở, và mời họ ở lại đó trong bốn tháng mùa mưa. Từ đấy trở đi, họ ăn trong cung điện nhà vua và ở tại công viên.
Có hôm đúng vào một ngày hội lớn về uống rượu trong thành. Nhà vua nghĩ rằng, các tu sĩ khó có cơ hội được uống rượu nên mới cúng dường loại rượu ngon nhất, nổi tiếng nhất.
Các tu sĩ khổ hạnh sau khi uống rượu, về lại công viên, do say quá nên người thì múa, người hát, vứt lung tung những thúng đựng gạo… sau đó mệt quá lăn ra ngủ.
Khi tỉnh giấc, họ nhận ra bản thân đã quá phóng túng trong lúc say, có những hành động bất chánh, cảm thấy xấu hổ vì bản thân làm những hành động không xứng đáng với người xuất gia.
500 tu sĩ cho rằng họ phạm sai lầm khi không có bậc sư trưởng ở bên chỉ dẫn. Quá lo sợ bản thân dễ phạm thêm sai lầm, các tu sĩ dọn đồ rời bỏ công viên, đi về Hy Mã Lạp Sơn.
Có hôm đúng vào một ngày hội lớn về uống rượu trong thành. Nhà vua nghĩ rằng, các tu sĩ khó có cơ hội được uống rượu nên mới cúng dường loại rượu ngon nhất, nổi tiếng nhất.
Các tu sĩ khổ hạnh sau khi uống rượu, về lại công viên, do say quá nên người thì múa, người hát, vứt lung tung những thúng đựng gạo… sau đó mệt quá lăn ra ngủ.
Khi tỉnh giấc, họ nhận ra bản thân đã quá phóng túng trong lúc say, có những hành động bất chánh, cảm thấy xấu hổ vì bản thân làm những hành động không xứng đáng với người xuất gia.
500 tu sĩ cho rằng họ phạm sai lầm khi không có bậc sư trưởng ở bên chỉ dẫn. Quá lo sợ bản thân dễ phạm thêm sai lầm, các tu sĩ dọn đồ rời bỏ công viên, đi về Hy Mã Lạp Sơn.
Tới nơi, các tu sĩ đảnh lễ Bồ Tát và ngồi xuống, Ngài hỏi:
- Những ngày qua các con có cảm thấy an lạc chăng? Khất thực có mệt lắm không? Mọi người hòa hợp với nhau chứ?
Một vị đại diện đáp lời:
Một vị đại diện đáp lời:
- Thưa ngài, chúng con vốn đã được an lạc thế nhưng vì uống rượu đã làm cho chúng con mất đi lý trí, không giữ được chánh niệm nên chúng con đã hát và đã múa.
Bồ Tát nói:
- Do vì không ở với vị Sư trưởng nên sự việc như vậy đã xảy ra. Rút kinh nghiệm từ nay chớ lặp lại việc này nữa.
Sau đó, họ trọn đời tu tập Thiền định không gián đoạn, Bồ Tát được sanh lên cõi Phạm Thiên.
Bài học: 500 vị tu sĩ sống đời khắc khổ, tu khổ hạnh để mong giải thoát, thế nhưng chỉ vì uống rượu mà làm chuyện đáng xấu hổ. Chính họ cũng nhận ra sai lầm lớn của mình trong lúc say, đúng ra có thể ở thêm tại Thành nhận được sự cúng dường của vua nhưng vì sự cố này mà họ đành quay về Hy Mã Lạp Sơn.
Thế nên có thể nói, những người có đạo hạnh, tu tập lâu còn bị rượu dẫn dụ, làm việc sai quấy thì người thường như chúng ta cũng không là ngoại lệ. Vậy nên tốt hơn hết là tránh xa, chớ dại mà vướng vào ma men.
Bài học: 500 vị tu sĩ sống đời khắc khổ, tu khổ hạnh để mong giải thoát, thế nhưng chỉ vì uống rượu mà làm chuyện đáng xấu hổ. Chính họ cũng nhận ra sai lầm lớn của mình trong lúc say, đúng ra có thể ở thêm tại Thành nhận được sự cúng dường của vua nhưng vì sự cố này mà họ đành quay về Hy Mã Lạp Sơn.
Thế nên có thể nói, những người có đạo hạnh, tu tập lâu còn bị rượu dẫn dụ, làm việc sai quấy thì người thường như chúng ta cũng không là ngoại lệ. Vậy nên tốt hơn hết là tránh xa, chớ dại mà vướng vào ma men.
Những lời Phật dạy về chuyện say rượu |
2. Tác hại của rượu theo Nhân - Quả
Khi tìm hiểu vì sao cửa nhà Phật cấm rượu chúng ta đã biết rằng một vị thánh nhân như ông Sa Dà Đà mà sau khi uống rượu say còn làm những việc sai trái như vậy, huống chi người thế tục thông thường.
Thế nên từ đây về sau, chúng ta không nên uống rượu. Đúng như Đức Phật đã căn dặn đệ tử của mình: Không nói là uống nhiều, chỉ cần một chén nhỏ cho đến một giọt trên đầu ngọn cỏ, cũng không được uống. Nếu uống tức là phạm tội.
2.1 Làm lu mờ trí tuệ
Mỗi lần say rượu, tâm trí trở nên u mê, mu muội, không kiểm soát nổi thân và tâm mình, thế nên việc này được xem là đang gieo cái nhân ngu si.
Cái hại lớn nhất của rượu là làm mất đi nhân trí tuệ vì một khi đã uống say ít ai có đủ bản lĩnh sáng suốt, làm chủ được hơi men, cảm xúc và làm chủ chính mình. Khi đánh mất trí tuệ - điều kiện cần của đời sống an lạc hạnh phúc, và là mục tiêu cứu cánh của sự nghiệp giác ngộ, giải thoát thì chúng ta càng ngày càng lạc lối mà thôi.
Trong Sa di Luật nghi, giới không uống rượu viết: “Thà uống nước đồng nấu chảy, thận trọng không phạm vào rượu” (Ninh ẩm dương đồng, thận vô phạm tửu).
2.2 Làm của cải tiêu hao
Rượu là nguyên nhân phung phí tài sản, làm cho của cải hiện tại bị tiêu hao, khánh kiệt vì kẻ say thường không thể giữ được chừng mực, sinh ra hoang phí vô độ, sự nghiệp thường bị bỏ dở nửa chừng, không làm đến nơi đến chốn. Những của cải đáng lẽ thu được thì không thu được, những gì đã có được thì bị mất mát.
Người nghiện rượu sẽ không bao giờ có cuộc sống ổn định, sự nghiệp khó mà thuận lợi, kinh tế sa sút, gia cảnh túng nghèo là chuyện không bao giờ tránh khỏi.
Khi kinh tế thiếu hụt, tài sản mất dần vì không có việc làm, người nghiện rượu sinh tâm chán nản, không còn ý chí phấn đấu, bỏ mặc mọi thứ và tìm rượu để giải sầu.
Hiện nay không ít gia đình vì rượu mà mất hết nhà cửa, ruộng đất, gia đình tan nát. Khi không còn tiền mua rượu, vì nghiện nên họ bắt buộc phải mua thiếu, dần dần thành con nợ.
Khi kinh tế thiếu hụt, tài sản mất dần vì không có việc làm, người nghiện rượu sinh tâm chán nản, không còn ý chí phấn đấu, bỏ mặc mọi thứ và tìm rượu để giải sầu.
Hiện nay không ít gia đình vì rượu mà mất hết nhà cửa, ruộng đất, gia đình tan nát. Khi không còn tiền mua rượu, vì nghiện nên họ bắt buộc phải mua thiếu, dần dần thành con nợ.
2.3 Nguyên nhân của mọi bệnh tật
Theo khoa học, tất cả các loại rượu đều có chứa chất tửu tinh làm tiêu hao sinh lực, khiến cho sự hấp thụ dinh dưỡng, các chất khoáng bị giảm thiểu. Kết quả là mức độ dinh dưỡng trong cơ thể bị suy tổn trầm trọng, gan còn bị tổn thương rất lớn. Bất cứ loại rượu nào, dù là hàm lượng tửu tinh rất ít, cũng gây tổn thương cho cơ thể.
Nói chung chất cồn trong rượu tác hại vào nhiều cơ quan, nặng nhất là hệ thần kinh trung ương. Nghiện rượu kéo dài còn có thể dẫn đến tình trạng mất trí nhớ, hay thậm chí tâm thần.
Nói chung chất cồn trong rượu tác hại vào nhiều cơ quan, nặng nhất là hệ thần kinh trung ương. Nghiện rượu kéo dài còn có thể dẫn đến tình trạng mất trí nhớ, hay thậm chí tâm thần.
2.4 Là nguồn gốc của mọi sự đấu tranh
Rượu vào lời ra là sự thật hiển nhiên, những lời nói trong lúc tâm trí bất ổn thường không chính xác, lại thích nói nhiều, gây tranh cãi.
Khi không thể làm chủ bản thân thì rượu chính là động lực thúc đẩy người say nói lời vô ích, phi nghĩa, gây bất hòa chia rẽ dẫn đến đấu tranh nhau.
Không ít câu chuyện trong thực tế cho thấy những người bạn bè thân thiết ngồi lại uống rượu, câu trước câu sau khích bác nhau trên bàn nhậu rồi xảy ra mẫu thuẫn, đánh nhau đến mức vào viện hoặc tử vong.
2.5 Nóng giận làm chuyện sai quấy
Người say rượu thường mất kiểm soát, nói những lời huênh hoang, hành động sai trái cũng không cảm thấy xấu hổ nữa. Họ có thể đi đến chỗ có những hành động khác hẳn bình thường.
Hung hăng bạo ngược ngang tàn, có người lúc say lại đập bàn, phá ghế, đánh chửi vợ con, mắng tục chửi thề xúc phạm Phật, trời… không kiêng nể người trên kẻ dưới.
Có người uống rượu vào thường nói lảm nhảm, kể hết chuyện này đến chuyện khác, đem những chuyện riêng tư kín đáo, vui buồn kể hết mà không cần biết hậu quả ra sao.
Hung hăng bạo ngược ngang tàn, có người lúc say lại đập bàn, phá ghế, đánh chửi vợ con, mắng tục chửi thề xúc phạm Phật, trời… không kiêng nể người trên kẻ dưới.
Có người uống rượu vào thường nói lảm nhảm, kể hết chuyện này đến chuyện khác, đem những chuyện riêng tư kín đáo, vui buồn kể hết mà không cần biết hậu quả ra sao.
2.6 Dễ vi phạm các giới
Say rượu có thể dẫn đến phạm các giới sát (đánh đập, làm hại người, vật), dâm (tà dâm, dâm loạn với người khác) vọng ngữ (chửi bới, mắng nhiếc, nói lời hung ác, xúc phạm, làm tổn thương người khác), đánh mất tư cách đạo đức.
Không chỉ dừng lại ở đó, một Phật tử nghiện rượu sẽ không phát triển được những giá trị đạo đức và tâm linh, không thành tựu được trí tuệ đưa đến an lạc, giải thoát trong đời sống hiện tại cũng như tương lai.
2.7 Sinh vào nẻo ác
Hậu quả của việc uống rượu là sau khi chết đọa vào địa ngục. Đức Phật từng nói rõ điều này rằng những ai thường đem rượu cho người uống, lại cưỡng ép, khuyên người khác uống rượu, muốn cho người say sưa, mê loạn để tự lấy làm thú vui. Khổ báo ngu si, đần độn này chỉ mới là hoa báo, quả báo sau khi bỏ thân quỷ này phải đọa vào địa ngục.
Con người hơn loài thú là trí tuệ nhưng khi nay mất đi lý trí thì không khác gì cầm thú, sau khi chết đi còn phải đọa vào trong địa ngục.
Thậm chí khi mãn hạn địa ngục lại sinh làm súc vật như heo, bò, trâu, chó… bị người đánh đập để trả nợ ngày trước mắng chửi đánh đập người khác, mãn kiếp súc sinh nếu được làm người chịu cảnh ngu si, khờ khạo. Nếu được tái sinh làm người thì sẽ sinh vào những gia đình có người bị bệnh tâm thần.
Những kẻ này nằm trong vòng sinh tử khổ đau cũng vì thiếu trí tuệ do rượu gây ra.
3. Kinh điển nhà Phật nói về tác hại của rượu
Lời Phật dạy về chuyện say rượu còn được ghi lại trong rất nhiều cuốn kinh sau đây:
- Trong kinh Trung A hàm có nói: "Phàm người uống rượu có 6 điều lỗi: 1. Mất của, 2. Sinh bệnh, 3. Gây gổ, đánh nhau, 4. Mang tiếng xấu, 5. Khởi tâm sân, si, 6. Trí tuệ ngày càng lu mờ".
- Trong kinh Trung A hàm có nói: "Phàm người uống rượu có 6 điều lỗi: 1. Mất của, 2. Sinh bệnh, 3. Gây gổ, đánh nhau, 4. Mang tiếng xấu, 5. Khởi tâm sân, si, 6. Trí tuệ ngày càng lu mờ".
- Kinh Phạm Võng có ghi: “Khích lệ người khác uống rượu bị quả báo 500 kiếp không có tay”. “Không tay” ở đây không chỉ có nghĩa là sinh làm người không có tay, mà còn là khi bỏ thân này, bị đọa vào trong loài súc sinh, làm những loài vật không tay như côn trùng, đỉa, giun, lươn, lịch... là những loài thuộc về loại chúng sinh không có tay.
- Kinh Chính Pháp Thiện Xứ nói: “Người nào đem rượu cho chúng tăng trong pháp hội uống, hoặc cho người thọ giả uống, cho người tâm đã được tịch tịnh uống, cho người đắc thiền định uống khiến tâm chí của các vị ấy mê loạn thì tội lỗi ấy rất lớn, tương lai sẽ bị đọa vào địa ngục Khiếu Oán”.
- Trong Đại Trí Độ Luận đã thuyết minh: “Uống rượu sinh ra 36 thứ tội lỗi, nên gọi là vô lượng tội lỗi”.
- Theo Kinh Vipaka có ghi: "Này các Tỳ-khưu, uống men rượu, rượu nấu, được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của uống rượu men, rượu nấu là được làm người với tâm điên loạn".
- Theo Kinh Vera: "Này Gia chủ, đắm say trong rượu men, rượu nấu; do duyên đắm say trong rượu men, rượu nấu, tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến cảm thọ khổ ưu về tâm.
Người từ bỏ đắm say trong rượu men, rượu nấu, không tạo ra sợ hãi thù hận ngay hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến cảm thọ khổ ưu về tâm. Với người từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, như vậy sợ hãi hận thù này được lắng dịu".
- Trong Kinh Dhammika: "Chớ sống theo nếp sống,/ Uống rượu và say rượu,/ Với vị là cư sĩ,/ Ðã chấp nhận pháp này,/ Chớ khiến nguời uống rượu,/ Chớ chấp thuận uống rượu/ Sau khi biết uống rượu,/ Cuối đường là điên cuồng./ Chỉ kẻ ngu say rượu,/ Mới làm các điều ác,/ Và khiến các người khác,/ Sống buông lung phóng dật,/ Hãy từ bỏ, tránh xa/ Xứ phi công đức này,/ Khiến điên cuồng si mê,/ Làm kẻ ngu thỏa thích".
Thế nên có thể nói rượu làm lợi thân tâm thì ít mà làm hại thân tâm thì rất nhiều, do đó Lời Phật dạy về chuyện say rượu dẫn đến những sai lầm, tội ác cũng là muốn khuyên chúng ta không nên uống, sử dụng nó dù ít hay nhiều, dưới bất cứ hình thức nào.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: