(Lichngaytot.com) Lỗi của người trẻ đó là sớm tự hào về bản thân nên trở thành kẻ cao ngạo. Lời khuyên là chớ đánh giá bản thân mình quá cao, hãy luôn thực tế và nhớ rằng tương lai phía trước đang rộng mở và "đường dài thì mới biết ngựa hay".
Chớ đánh giá bản thân mình quá cao
Một chuyện về tên cướp McArthur Wheeler từ năm 1995 đến nay vẫn được nhiều người kể lại. Ông ta xông vào ngân hàng giữa ban ngày mà không cần đeo mặt nạ. Ông chĩa súng vào nhân viên ở đó và đòi họ đưa hết tiền ra cho mình.
Nhưng trong chốc lát, cảnh sát ập đến tóm gọn tên cướp liều lĩnh ngay khi nhìn thấy ông ta qua camera giám sát. Lúc này, McArthur Wheeler rất ngạc nhiên hỏi:
- Ơ sao mọi người thấy được tôi, rõ ràng là tôi đã dùng nước chanh mà!
Ở đồn cảnh sát, McArthur Wheeler giải thích rằng mình đã bôi nước chanh lên mặt và tin rằng điều đó giúp khuôn mặt ông trở nên vô hình trước các camera giám sát.
Khi bị bỏ tù, Wheeler cũng được đưa vào danh sách những tên tội phạm ngu ngốc nhất thế giới.
Đừng vội cười McArthur Wheeler khi thực tế không ít người trong chúng ta đánh giá sai tình hình, sai năng lực của bản thân như vậy mà thôi.
Có một số người vì đạt chút thành tích trong quá khứ như học lực loại giỏi, tốt nghiệp bằng đỏ, đi du học về, được sếp khen ngợi... thường có tâm lý tự đánh giá bản thân quá cao. Đó tưởng như là cảm xúc tự nhiên khi chúng ta chỉ thích được khen và thường tự tin thái quá vào các quyết định của bản thân nhưng nó lại là mầm mống ngầm gây hại cuộc đời của những người trẻ.
Thế nên mới có chuyện nhiều người thắc mắc rằng vì sao giỏi mà vẫn nghèo hơn đứa học kém, đi du học về sao vẫn chưa xin được việc làm,... Thực ra họ đang quá tự tin vào bản thân mà quên nhìn thẳng vào khả năng, thực lực của chính mình.
Do đó, sống trên đời chớ đánh giá bản thân mình quá cao kẻo lại ngã đau.
Mỗi lời khen ngợi chỉ mang tính thời điểm, đừng để chúng làm lu mờ đi lý trí của bạn. Nếu bạn có xu hướng tự đánh giá bản thân quá cao, điều đó sẽ gia tăng khả năng thất bại mà thôi, cứ như thế, những lời khen ngợi liên tục sẽ khiến bạn mất đi sự cảnh giác, dần dần hủy hoại bạn lúc nào không hay.
Mỗi lời khen ngợi chỉ mang tính thời điểm, đừng để chúng làm lu mờ đi lý trí của bạn. Nếu bạn có xu hướng tự đánh giá bản thân quá cao, điều đó sẽ gia tăng khả năng thất bại mà thôi, cứ như thế, những lời khen ngợi liên tục sẽ khiến bạn mất đi sự cảnh giác, dần dần hủy hoại bạn lúc nào không hay.
Ở trong một công ty, khi bạn thường có thành tích tốt, bạn nghiễm nhiên sẽ cảm thấy rằng mình là một trong những người giỏi nhất vào lúc này, xem thường công sức của những người ở bộ phận khác đang hỗ trợ cho thành công của bạn. Thế nhưng thành công hiện tại không đảm bảo cho tương lai, những ai từng giúp bạn sẽ vì chán ghét mà quay lưng, lúc đó thì hậu quả sẽ khôn lường.
Hoặc trong một tình huống khác, bạn nghĩ mình giỏi nên ngừng cố gắng, vẫn làm theo cách cũ bạn từng thành công, trong lúc này, người tưởng rằng yếu kém lại không ngừng thay đổi cách thức thực hiện và cuối cùng họ tìm ra cách phù hợp, hiệu quả, vượt xa thành tích của bạn. Lúc đó, sự tự tin của bạn cũng sẽ hoàn toàn tan vỡ.
Hoặc trong một tình huống khác, bạn nghĩ mình giỏi nên ngừng cố gắng, vẫn làm theo cách cũ bạn từng thành công, trong lúc này, người tưởng rằng yếu kém lại không ngừng thay đổi cách thức thực hiện và cuối cùng họ tìm ra cách phù hợp, hiệu quả, vượt xa thành tích của bạn. Lúc đó, sự tự tin của bạn cũng sẽ hoàn toàn tan vỡ.
Bạn thấy đấy, những lời khen ngợi không ngớt tưởng có vẻ là điều tốt, nhưng thực tế nó đang âm thầm hủy hoại một con người.
Cảnh giác với những lời khen
Những gì chúng ta nhận định thường là do tiếp nhận từ những nhận xét từ bên ngoài, ta không tự định nghĩa mình là ai dựa trên những gì mình đã làm. Chúng ta đều bị cảm xúc chi phối nhiều hơn lý trí. Không những thế, ta còn thiếu đi năng lực suy xét lại bản thân.
Theo Charlie Munger - vị tỉ phú 97 tuổi: "Cách tốt nhất để hủy hoại một người không phải là liên tục vùi dập họ bằng lời nói, mà là không ngừng khen ngợi họ". Điều này đang thể hiện một nguyên tắc tâm lý mà có thể bạn chưa hiểu chính là khuynh hướng tự đánh giá bản thân quá cao.
Với phản ứng tự nhiên của cơ thể, chúng ta chỉ luôn cảnh giác với những lời chê bai và phản ứng khá gay gắt với chúng, thế nhưng lại dễ dàng tiếp nhận lời khen mà không biết rằng đó cũng là liều thuốc độc.
Nhà văn Jack London đã viết trong tác phẩm "The Sea Wolf": "Mọi người đều coi mình như một viên kim cương, nhưng với những người khác, nó chỉ là một dạng khác của kim cương, đó là than chì". Thế mà lâu nay chỉ vì vài lời khen mà ta nghĩ rằng mình đặc biệt, nhưng lại không biết rằng trong lòng người khác, họ khen xong là quên mất bạn là ai vài phút sau đó.
Thế nên, từ nay xin hãy nâng cao cảnh giác hơn bình thường đối với cả những lời khen ngợi. Thậm chí, nếu bạn của hiện tại vẫn không ngớt lời khen con mình thì cũng cần phải cẩn thận hơn. Vì rất có thể tương lai của con trẻ đang bị hủy hoại trong chính tay của người làm cha làm mẹ như bạn.
Cách tránh bẫy của những lời khen
1. Vui vẻ chấp nhận lời khen nhưng đừng để rơi mất lý trí
Đừng quá ảo tưởng với những ảo mộng xa vời khi nghe lời khen hoặc cả lời "tâng bốc", hãy sống thực tế, mọi người sẽ đánh giá được những gì bạn đang thể hiện cũng như chính bạn sẽ đánh giá được bản thân.
Tuy nhiên, việc ai đó khen ngợi mà bạn cố tình chối đây đẩy là điều không nên, thay vào đó bạn có thể bày tỏ sự tiếp nhận bằng cách vui vẻ mỉm cười, thế nhưng lý trí cần nhắc nhở bản thân rằng mình vẫn có thể nỗ lực để có thành tích tốt hơn nữa.
Tuy nhiên, việc ai đó khen ngợi mà bạn cố tình chối đây đẩy là điều không nên, thay vào đó bạn có thể bày tỏ sự tiếp nhận bằng cách vui vẻ mỉm cười, thế nhưng lý trí cần nhắc nhở bản thân rằng mình vẫn có thể nỗ lực để có thành tích tốt hơn nữa.
Có thể nói, khi được khen, ta hay đẩy cảm xúc mình lên cao, nhưng từ nay hãy học cách kiểm soát cả cảm xúc trong những lúc vui để tránh bị lu mờ lý trí. Tự mình phân tích xem ta có xứng đáng với nó, có đúng với khả năng thực tế của mình hay không? Khi đó, bạn có thể tiếp nhận những lời khen với thái độ tích cực hơn.
2. Học kỹ năng tự đánh giá bản thân
Học hỏi thêm kỹ năng tự đánh giá bản thân để luôn ý thức mình là ai, vai trò mình là gì nhằm tránh xa những lời khen gây hại. Hoặc nếu có ai đó khen thì ta cũng chỉ xem như đó là ý kiến tham khảo, ta mới là người quyết định mình là ai.
Không ai muốn chấp nhận những điểm yếu của mình, đặc biệt là điểm yếu ngay trong chính lĩnh vực mà mình nghĩ rất am hiểu.
Do đó, sự tự nhận thức là bước đầu trong quá trình tạo ra một cuộc sống mà bạn mong muốn. Điều này giúp bạn xác định được đam mê và niềm yêu thích của mình, cũng như xác định những tố chất nổi bật của bản thân có thể giúp được những gì cho bạn trong cuộc sống.
Hơn nữa, kiến thức xung quanh ta nhiều vô cùng, vô tận, những thứ ta biết hôm nay sẽ trở thành lỗi thời trong ngày mai, do đó, chớ đánh giá bản thân mình quá cao, nên thể hiện thái độ khiêm tốn, không ngừng học hỏi để nâng cao khả năng và sự hiểu biết của mình.
Hãy luôn chấp nhận rằng tuy ta giỏi đấy, là chuyên gia hay có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực này hàng chục năm nhưng mình còn có những thiếu sót nhất định. Chấp nhận khuyết điểm của bản thân để bạn nhận ra rằng vẫn có thể học hỏi thêm từ những người trẻ tuổi, từ sách vở, từ nguồn tài liệu mới...
Điều này không có nghĩa là phá hủy đi sự tự tin của bản thân, ngược lại, nhờ cách đó chúng ta mới có thể tiến bộ hơn, trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình và có được sự tự tin thực sự.
Không ai muốn chấp nhận những điểm yếu của mình, đặc biệt là điểm yếu ngay trong chính lĩnh vực mà mình nghĩ rất am hiểu.
Do đó, sự tự nhận thức là bước đầu trong quá trình tạo ra một cuộc sống mà bạn mong muốn. Điều này giúp bạn xác định được đam mê và niềm yêu thích của mình, cũng như xác định những tố chất nổi bật của bản thân có thể giúp được những gì cho bạn trong cuộc sống.
Hơn nữa, kiến thức xung quanh ta nhiều vô cùng, vô tận, những thứ ta biết hôm nay sẽ trở thành lỗi thời trong ngày mai, do đó, chớ đánh giá bản thân mình quá cao, nên thể hiện thái độ khiêm tốn, không ngừng học hỏi để nâng cao khả năng và sự hiểu biết của mình.
Hãy luôn chấp nhận rằng tuy ta giỏi đấy, là chuyên gia hay có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực này hàng chục năm nhưng mình còn có những thiếu sót nhất định. Chấp nhận khuyết điểm của bản thân để bạn nhận ra rằng vẫn có thể học hỏi thêm từ những người trẻ tuổi, từ sách vở, từ nguồn tài liệu mới...
Điều này không có nghĩa là phá hủy đi sự tự tin của bản thân, ngược lại, nhờ cách đó chúng ta mới có thể tiến bộ hơn, trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình và có được sự tự tin thực sự.