(Lichngaytot.com) Nguồn gốc các tôn giáo có thể khác nhau nhưng về cơ bản đều hình thành từ niềm tin con người để giải thích những vấn đề vượt quá tầm hiểu biết của họ.
Nguồn gốc các tôn giáo
Hàng ngàn năm qua, khi loài người chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố thiên nhiên nhưng không thể nào lý giải nổi và không làm cách nào để có thể thay đổi nên cho rằng đó các "thần thánh" đang điều phối tất cả.
Từ đó, họ bắt đầu bày tỏ sự tôn sùng, thực hiện các nghi lễ về thể hiện sự tôn thờ các thần thánh. Họ mong muốn với những gì mình làm sẽ nhận được sự che chở và phước lành của các thần thánh.
Dần dần đã hình thành nên các nghi thức, nghi lễ, các cuộc lễ hoặc hội hè. Từng cộng đồng tổ chức các lễ nghi theo nhu cầu riêng và hình thành bản sắc riêng của mình.
Sự hình thành tôn giáo được xây dựng bởi con người lúc khởi thủy để tự bảo vệ vì sợ hãi, nghi kÿ, bất an và hiểu lầm đời sống và hiện tượng thiên nhiên. Sau đó con người tô điểm tòa nhà tôn giáo này bằng cách thực hiện các nghi lễ tâm linh, lễ vật, cầu nguyện, lời nguyện, hình phạt, luân lý và đạo đức dưới danh nghĩa của thánh thần để có thể kiểm soát nhân loại, và cũng để tìm ra một nơi trường cửu gọi là thiên đường cho hạnh phúc và an lạc vĩnh viễn của linh hồn.
Nói chung, mọi tôn giáo đều cố gắng giúp con người tìm ra được mục đích sống và lý do họ tồn tại trong thế giới này, giải thích những gì diễn ra ở đời sau, chứng minh rằng có hay không có thần linh, và nếu có, chúng ta và thần linh có mối quan hệ như thế nào.
Nói chung, mọi tôn giáo đều cố gắng giúp con người tìm ra được mục đích sống và lý do họ tồn tại trong thế giới này, giải thích những gì diễn ra ở đời sau, chứng minh rằng có hay không có thần linh, và nếu có, chúng ta và thần linh có mối quan hệ như thế nào.
Các loại tôn giáo
Hindu giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Phật giáo là những tôn giáo lớn, bên cạnh đó còn có nhiều đức tin khác. Nhưng nhìn chúng, chúng ta có thể được phân theo ba nhóm chính:
- Đa thần giáo (thờ nhiều thần): Hy Lạp cổ giáo, Bái vật giáo, Paganism, Hindu, Shinto, Thánh Mẫu...
- Nhân thánh giáo (thờ người trần mắt thịt): Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, Đạo ông bà (thờ cúng tổ tiên)...
- Độc thần giáo (thờ một Thượng Đế duy nhất): Thiên Chúa (Công giáo, Tin Lành, Chính Thống, Anh giáo...), Zoroastrianism, Sikhism, Bahai, Do Thái, Hồi giáo, Cao Đài...
Ngoài ra vẫn có một số tôn giáo thuộc cả 2 hay cả 3 nhóm trên như Hindu giáo (Ấn Độ) thậm chí có thể thuộc về cả ba nhóm trên.
Nguồn gốc các tôn giáo lớn trên thế giới
Hindu giáo (Hinduism)
Hindu giáo hay còn gọi là Ấn Độ giáo là chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Ấn Độ giáo không có người sáng lập, tồn tại chủ yếu ở Ấn Độ và Nepal, mặc dù nó là tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới.
Các bản kinh chính của Ấn Độ giáo là kinh Vệ Đà (được xem là quan trọng nhất): Upanishads, Mahabharata và Ramayana. Đối tượng sùng bái chủ yếu của đạo Hindu là ba thần Rama, Shiva và Vishnu.
Do Thái giáo (Judaism)
Do Thái giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất, lịch sử và những luân lý đạo đức của Do Thái giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến các tôn giáo khác, bao gồm cả Kitô giáo và Hồi giáo.
Theo những lời truyền của người Do Thái, Do Thái giáo khởi nguồn bằng Giao ước giữa Thiên Chúa và ông Abraham (khoảng năm 2000 trước Công nguyên), tổ phụ và quốc tổ của nhà nước Do Thái. Qua nhiều thời đại, Do Thái giáo gắn liền với rất nhiều luân lý tôn giáo, mà quan trọng nhất là đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất là đấng toàn năng, rất nhân từ, thông biết mọi sự, Người đã tạo dựng vũ trụ và tiếp tục thống trị nó.
Đức Chúa Trời là đấng tạo hóa của tất cả những gì hiện hữu; Ngài là một (duy nhất), vô hình vô thể (không có một thân thể), và chỉ một mình Ngài phải được thờ phượng như đấng cầm quyền tuyệt đối của vũ trụ.
Đức Chúa Trời là đấng tạo hóa của tất cả những gì hiện hữu; Ngài là một (duy nhất), vô hình vô thể (không có một thân thể), và chỉ một mình Ngài phải được thờ phượng như đấng cầm quyền tuyệt đối của vũ trụ.
Phật giáo (Buddhism)
Hoàng tử Ấn Độ là Siddhartha Gautama chứng kiến con người liên tục phải trải qua ốm đau, bệnh tật, chết người và ông rời bỏ cuộc sống xa hoa nơi cung điện để tìm con đường giải thoát và để sống trong an lạc.
Sau thời gian dài tìm hiểu, ông hiểu ra rằng con người đau khổ vì những ham muốn của chính mình và chỉ biết lo cho bản thân. Hiểu được điều đó, ông trở thành Buddha, có nghĩa là "người tỉnh thức". Mọi người lắng nghe giáo lí của Buddha và những tư tưởng của Người lan rộng.
Ðức Phật không dùng những niềm tin cổ. Ngài không khai thác khái niệm thánh thần, thuyết linh hồn, địa ngục vĩnh viễn hay thiên đường bất diệt để hình thành Ðạo Phật. Ngài không khai thác sợ hãi và những quan điểm méo mó về hiện tượng thiên nhiên để hỗ trợ cho tôn giáo của Ngài. Ngài cũng chẳng đòi hỏi niềm tin mù quáng hay nghi thức hay nghi lễ không cần thiết. Đó là lý do Phật Giáo trở thành tôn giáo phổ biến.
Thiên Chúa giáo (Christianity)
Đạo Thiên Chúa được sáng lập bởi một người Do Thái tên là Jesus, về sau được gọi là Jesus Christ. Ông chọn ra khoảng 12 học trò để truyền giáo lý. Đạo Thiên Chúa hình thành dựa trên cơ sở Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái.
Sau 3 năm giảng đạo ông bị Thầy Cả giáo phẩm đạo Do Thái tên là Cai-phe, hợp tác với chánh quyền thời đó là quan Tổng Đốc Pilate bắt giữ và giết chết Đức Chúa Jésus bằng cách đóng đinh tay và chân căng trên Thập tự giá.
Jesus dạy rằng điều quan trọng hơn cả là phải yêu kính Thiên Chúa và phải làm việc có lợi cho người khác hơn là tuân theo luật lệ Do Thái. Ông nói rằng mọi người đừng làm điều sai trái nữa và hãy tạo ra sự khởi đầu tinh sạch để có thể được sống trong vương quốc của Thiên Chúa.
Xem thêm: Những nét văn hóa đặc trưng trong Tết Nguyên Đán của người Công giáo
Hồi giáo (Islam)
Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi một người nổi tiếng là giáo chủ Mohammed (Mahomet). Mâohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca.
Tục truyền rằng khi Mohammed được 40 tuổi (năm 610) ông một mình vào trong một hang nhỏ ớ núi Xira, ngoại thành Mecca để tu luyện và trầm ngâm suy tưởng. Trong một đêm thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho ông chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” và ông tự xưng là đã tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu truyền đạo.
Đầu tiên ông bí mật truyền giáo trong số những bạn bè thân thiết và họ trở thành những tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo trở nên công khai, đối tượng mở rọâng tới quần chúng ở Mecca nhưng bị giới quý tộc đả kích và bức hại. Môhamet đã trốn được đến Yathrib (sau đổi thành Madinah – Thành phố tiên tri).
Đầu tiên ông bí mật truyền giáo trong số những bạn bè thân thiết và họ trở thành những tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo trở nên công khai, đối tượng mở rọâng tới quần chúng ở Mecca nhưng bị giới quý tộc đả kích và bức hại. Môhamet đã trốn được đến Yathrib (sau đổi thành Madinah – Thành phố tiên tri).
Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh Coranđó là những lời nói của Môhamet được ghi lại và những lời này do thánh Allah thông qua thiên sứ Gabrien “khải thị” cho Mohammed.
Kinh Coran tổng cộng có 30 quyển, 114 chương hơn 6200 tiết (là những đoạn thơ) với nội dung vô cùng phong phú đại thể bao gồm những tín ngưỡng cơ bản và chế độ tôn giáo của đạo Hồi và những ghi chép về tình hình xã hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với những chính sách về chủ trương xã hội, quy phạm luân lý đạo đức…
Kinh Coran tổng cộng có 30 quyển, 114 chương hơn 6200 tiết (là những đoạn thơ) với nội dung vô cùng phong phú đại thể bao gồm những tín ngưỡng cơ bản và chế độ tôn giáo của đạo Hồi và những ghi chép về tình hình xã hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với những chính sách về chủ trương xã hội, quy phạm luân lý đạo đức…