Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Bát Nhã Tâm Kinh là gì và nguồn gốc như thế nào?

Thứ Hai, 02/07/2018 15:22 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bát Nhã Tâm Kinh này được các chùa tụng niệm rất thường xuyên, các thầy còn dùng để cúng đám ma, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ràng tường tận ý nghĩa và nguồn gốc của nó.
 

1. Bát Nhã Tâm Kinh là gì?


Bát Nhã Tâm Kinh (Tiếng Phạn): Prajnaparamita Hrdaya, Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âm Hán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh). Là một văn bản nổi tiếng nhất của Đạo Phật Đại Thừa, được coi là sự chưng cất tinh khiết của trí tuệ (prajna).

Bát Nhã Tâm Kinh có tên đầy đủ là Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh, đó là một bài kinh trọng yếu nhất trong Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Đây là kinh ngắn nhất nhưng vô cùng quan trọng trong Phật giáo Đại thừa và Thiền Tông, chỉ có khoảng 260 chữ, đó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn.

Kinh này được hầu hết các Phật tử tại Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Tạng, Mông Cổ, Bhutan, Trung Quốc, một phần của Ấn Độ và Nepal biết đến và rất thường dùng trong việc đọc tụng. Gần đây, nó cũng phát triển ở Châu Mỹ và Châu Âu.

Riêng ở Việt Nam, người chú giải kinh này đầu tiên là thiền sư Đạo Tuân Minh Chánh ở chùa Bích Động (tỉnh Ninh Bình) thời vua Minh Mạng.

"Bát Nhã” (phiên âm của chữ Phạn “Prajna”), có nghĩa là trí tuệ, là trí sáng suốt có thể thông hiểu mọi việc ở đời. Bát Nhã Tâm Kinh là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích. 
 
Bat nha tam kinh la gi
 

2. Nguồn gốc Kinh Bát Nhã

 
Sau khi đức Phật nhập diệt, toàn bộ những lời dạy của đức Phật đã được chư vị thánh tăng cử tụng lại, kết tập nhiều lần, hình thành tạng kinh điển Phật giáo hoàn chỉnh.
 
Bộ kinh Đại Bát Nhã không phải đã được kết tập một lần, mà đã được hình thành trải qua nhiều đợt kết tập khác nhau. Về thời điểm kết tập, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định niên đại chính xác, mà chỉ biết rằng, trong số các kinh làm thành hệ Đại Bát Nhã, kinh Đạo Hạnh Bát Nhã (tức Tiểu Phẩm Bát Nhã) đã xuất hiện sớm nhất; tiếp đến là kinh Đại Phẩm Bát Nhã; rồi sau nữa là các kinh khác trong hệ Bát Nhã.

Không ai viết rõ nguồn gốc của Tâm Kinh, sự xuất hiện của kinh này không được các tác giả thống nhất. Thời điểm ra đời của nó có thể là từ năm 100 TCN đến thế kỷ thứ 2 và một số tác giả cho rằng bài kinh này do bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) viết.

Edward Conze, một nhà nghiên cứu Phật học Anh (1904-1979) với nhiều công nghiên cứu đã không thể tìm thấy được bài văn nguyên thủy của kinh này, mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy có một nguyên bản ban đầu của kinh này.
 
Toàn bộ bộ kinh lớn Đại Bát Nhã cũng đã bị quân Hồi giáo tiêu hủy khi họ đánh chiếm Đại học Phật giáo Nalanda. 

Ngoài Bát Nhã Tâm Kinh, bạn có thể tìm hiểu và trì tụng Chú Đại Bi hàng ngày để tiêu tai giải nạn. 
 
Vào thế kỷ thứ 8, bản dịch xuất hiện thêm một bài giới thiệu và kết luận. Phiên bản dài hơn này được chấp nhận bởi Phật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên, trong Thiền Tông và các trường phái Đại Thừa khác có nguồn gốc ở Trung Quốc, phiên bản ngắn thì phổ biến hơn. 
 
Nguon goc va di ban Kinh Bat Nha
 

3. Dị bản Kinh Bát Nhã

 
Mở rộng định dạng mới này đến giới hạn hợp lý của nó, trường phái Mật tông Phật giáo (Phật giáo Kim Cương Thừa), phát triển phiên bản ngắn nhất trong tất cả văn bản Bát Nhã Tâm Kinh, một tác phẩm có tên “Sự hoàn hảo của trí tuệ“.
 
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật (Diamond Sutra) là một phiên bản khác của Bát Nhã Tâm Kinh, nó được lưu truyền rộng rãi ở vùng Đông Á và được biết với tên gọi ngắn hơn là Kinh Kim Cang hay Kinh Kim Cương.
 
Bản kinh phổ biến nhất ở Việt Nam là bản của sư Trần Huyền Trang (Tam Tạng) sau khi thỉnh kinh về đã dịch lại vào năm 649. Trước đó đã có nhiều sư dịch từ tiếng Phạn ra Hán ngữ trong đó có Cưu Ma La Thập (402-412), Nghĩa Huyền, Pháp Nguyệt, Bát Nhã và Lợi Ngôn, Trí Tuệ Luận, Pháp Thành, và Thi Hộ.

Về đại cương thì các bản văn đều khá rõ và giống nhau nhưng về chi tiết ngay các bản chữ Phạn để lại cũng có chi tiết khác nhau. Dĩ nhiên là trong các bản dịch đều có những chi tiết khác nhau nhỏ (tiếng Hán, tiếng Pháp và tiếng Việt).
 
Trong thập niên cuối của thế kỷ 19 thì bản kinh mới được Samuel Beal dịch ra Anh ngữ.
 
Khi so lại bản dịch phổ biến hiện nay hầu hết dịch lại từ bản Hán ngữ của sư Trần Huyền Trang với một phiên bản khác còn lưu lại được trong Tạng ngữ thì bộ kinh này thiếu vắng phần khai kinh và phần kết luận hoan hỉ vâng làm theo của chư vị nghe giảng kinh. Trong bản dịch từ Tạng ngữ, phần này vẫn còn đầy đủ.

Hướng dẫn tụng Bát Nhã Tâm Kinh (có chữ):




Lichngaytot

Tin cùng chuyên mục

X