Lợi ích bố thí, cúng dường: Vì sao lễ vật của Hoàng hậu không bằng muối của người nghèo?

Thứ Ba, 04/06/2019 10:04 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Lợi ích bố thí, cúng dường không hề nhỏ nếu chúng ta hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của nó vì mọi việc không đơn giản như vẻ ngoài của nó mà chúng ta vẫn thường hiểu nhầm.


1. Câu chuyện về cô bé mồ côi cúng dường 


Ngày xưa có một cô bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Không ai nuôi nấng, cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Khi màn đêm buông xuống, cô lấy chiếu quấn vào người nằm ngủ đơn côi giữa những túp lều ngoài chợ.
 
Mùa Phật Đản năm ấy, nghe những người đi chợ nói với nhau, cúng dường Tam Bảo để tạo phước, cô bằng tìm cách để mua lễ vật để đến chùa.
 
Một hôm, để dành được hai xu, cô muốn cúng lễ vật nào mà chư Tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy, cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ các vị tăng nấu cơm:
 
- Con có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho.
 
Vị cao Tăng liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to. Trưa hôm đó, chư Tăng trong chùa đều được hưởng đầy đủ.
 
Thời gian trôi đi, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng muối nữa.
 
Càng lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường.
 
Khi đó, trong triều đình, nhà vua đang kén chọn người làm vợ thái tử. Tuy nhiên, thấy mỹ nhân nào, thái tử cũng từ chối. Vua bằng ra lệnh cho các quan tìm người nào vừa ý thái tử sẽ được trọng thưởng.
 
Trước lúc bấy giờ, một ông quan ngang qua ngôi làng của cô bé. Thấy trên trời có vầng mây đỏ, ông nghĩ rằng, nơi đây chắc có dị nhân phước lớn.
 
Đến giờ Ngọ (12 giờ trưa), trên đường trở về, ông gặp cô bé khoảng 16 tuổi đang trùm chiếu ngủ. Đến gần, cô bé thức giấc, thấy binh lính, sợ hãi chạy trốn.
 
Thấy người con gái xinh đẹp, lại sống đầu đường xó chợ, ông thương xót, đem về nuôi dưỡng.
 
Cô được ăn mặc tử tế, dạy dỗ đàng hoàng.
 
Đến năm 18 tuổi, ông dẫn cô đến yết kiến. Nhà vua gọi thái tử lại, vừa thấy cô bé, chàng có cảm tình ngay.
 
Triều đình tổ chức lễ cưới cho thái tử.
 
Năm sau, nhà vua băng hà, thái tử lên ngôi, cô bé trở thành Hoàng hậu.
 
Nhớ chuyện mùa Phật Đản năm ấy, Hoàng hậu sắm lễ vật cao sang quý giá, truyền quan quân chở đến ngôi chùa xưa kia.
 
Nhà chùa đón tiếp nhưng không đánh chiêng trống trong lúc Hoàng hậu dâng lễ vật.
 
Lấy làm lạ, Hoàng hậu gặp thầy trụ trì hỏi:
 
- Thưa thầy, ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng dường có hai xu muối mà nghe nhà chùa đánh chuông trống vang vọng khắp nơi. Ngày nay, con là Hoàng hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì hết ?.
 
Thầy ngước mắt nhìn vào cõi mênh mông, mỉm cười đáp:
 
- Ngày xưa, hai đồng xu rất quý vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là Hoàng hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của nhân dân chứ đâu phải của con. Lấy của người làm phước cho mình thì đâu còn gì là phước đức.

Bài học: Không cứ gì cúng dường bằng vàng bạc, châu báu mới là mang lại lợi ích lớn hơn một bát muối nhỏ. Vì sao? Việc gì cũng phải truy xuất về nguồn gốc của nó, đừng cố gắng phủ lên việc mình làm bằng ý nghĩa đẹp đẽ trong khi bản chất của nó chẳng hề tốt đẹp gì.

Chúng ta cũng không khác nhiều lắm với cô gái nhỏ hay vị Hoàng hậu trên, có người cho đi không tính toán và có những người cho đi với một mục đích, mong muốn nào đó. Về cơ bản chúng ta đã hiểu sai về hạnh bố thí, cúng dường và đó là nguyên nhân chúng ta nhận lợi lạc chẳng được là bao.
 
 

2. Hiểu đúng về lợi ích bố thí, cúng dường


1. Bố thí, cúng dường là việc nên thực hiện thường xuyên


Lợi ích bố thí, cúng dường không hiển lộ rõ ràng để chúng ta có thể tính toán, đong đếm nhưng trong đời sống hàng ngày, nhớ phải tích lũy nhiều công đức giúp tăng phước, tăng thọ, giúp mọi việc suôn sẻ dễ dàng. 

Hãy thử nhìn những tấm gương của rất nhiều người chăm chỉ, cần mẫn, tài năng đấy nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo. Đó là vì thiếu công đức.

Cuộc sống này tuân theo quy luật Nhân Quả mà chúng ta khó có thể giải thích cặn kẽ, rõ ràng, có những việc ta tưởng là tốt nhưng lại gây hại, nên đừng cho rằng mình là người tốt rồi vì ở khía cạnh nào đó bạn đã sai lầm mà bạn không biết.

Như người Tây tạng cúng đèn bơ, đợi khi bơ hư mốc không ăn được nữa mới mang ra làm đèn cúng Phật là không được. Cúng Phật như vậy không những không được công đức mà lại còn gieo nhiều ác nghiệp. Do đó, những thứ mang lên bàn thờ thường là món thanh sạch nhất, tươi nhất.

Nên thôi đừng suy diễn về việc mình tốt rồi, thay vào đó bạn nên học cách giúp đỡ nhiều hơn, vì chỉ khi chúng ta biết cách tích lũy công đức thì việc đời việc đạo đều sẽ rất thuận tiện suôn sẻ. Xem thêm: 18 loại bố thí không sạch sẽ làm xấu chân lý nhà Phật
 
 

2. Cứ cúng nhiều tiền mới là tốt?


Đến 90% mọi người chưa hiểu hết BỐ THÍ LÀ GÌ và có bao nhiêu loại? Đó là lý do phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng phải cúng phẩm đắt tiền mới được nhiều công đức, vậy còn còn người nghèo hèn thì làm gì để có được công đức của mình đây? 

+ Cúng dường hay làm việc công đức không cứ gì phải nhiều tiền, bạn có thể đóng góp trong năng lực, trong khả năng có thể của mình mà thôi. Tuy không cần món đắt tiền, nhưng đã cúng thì phải tùy khả năng mà chọn những gì tốt nhất, đẹp nhất và nhiều nhất để cúng dường. 

+ Người giàu có điều kiện cúng nhiều hơn thì phước báu phải nhiều hơn? Vậy là người giàu mãi giàu, người nghèo mãi nghèo hay chăng?
 
Nhiều Phật tử khi cúng dường thường mang tâm lý tham lẫn. Tất cả mọi trạng thái tâm lý này rất quen thuộc với chúng ta, mặc dù đã cúng dường nhưng vẫn tiếp tục giữ làm của mình, không xả được tâm lý tiếc lẫn. Chính tâm lý tiếc lẫn này sẽ khiến công đức bị chiết giảm trầm trọng, thậm chí không còn công đức gì lại còn tạo thêm ác nghiệp.
 
Thậm chí có những người lúc giàu có mang nhiều tiền của cúng dường Tam Bảo, đến khi gia cảnh sa sút lại tiếc rẻ, phải chi đừng cúng nhiều như vậy. Những loại tâm lý như vậy đều là tâm lý khiến hao tổn công đức. Thực chất công đức không nằm ở giá trị của phẩm vật cúng dường mà nằm ở cái tâm không tiếc lẫn.
 
Thật ra công đức không đến từ giá trị của phẩm vật cúng dường mà đến từ giá trị của tâm người cúng dường. Tâm người cúng dường mới là yếu tố quyết định lượng công đức nhiều hay ít. Tâm không tham lẫn là cái tâm cần phải có khi cúng dường.
 

3. Cúng dường, bố thí phải xuất phát từ tâm

 
Nếu cúng Tam Bảo với cái tâm cầu mong Tam Bảo hộ trì cho mình được giàu sang, cho mình hết bệnh tật, cho mình được điều này điều kia… cúng dường với cái tâm mong cầu hồi báo như vậy sẽ làm hao tổn công đức. Việc có nhận được công đức của việc cúng dường hay không còn tùy nơi tâm người cúng dường. 

Lợi ích bố thí, cúng dường đạt được cao nhất khi chúng ta cho đi không suy tính, không mong được nhận lại, chỉ đơn giản là muốn ai đó đạt được lợi ích gì đó mà thôi. Mọi việc không quá khó khăn vì bạn có thể hỗ trợ ai đó trong khả năng của mình, không nên quá sức mà ảnh hưởng tới chính bản thân mình vì khi đó tâm không an, lợi ích đã tiêu tan gần hết.

Chúng ta là người ngụp lặn trong sinh tử luân hồi mà lại không hiểu về khổ đau của sinh tử luân hồi, không biết gì về khổ nạn của chính mình. Khi cúng dường, chí ít phải cúng dường bằng cái tâm cầu thoát sinh tử luân hồi, được vậy công đức mới đủ mạnh. Xem thêm: Luân hồi - kết quả của nghiệp
 
Như lời Tổ Đạt-ma: “Người đời nay không hiểu được những nghĩa lý ấy, do sự hiểu biết nông cạn của mình nên chỉ lấy những việc làm theo hình tướng mà cho là công đức, tốn kém biết bao nhiêu tiền của; đắp tượng, xây tháp uổng phí sức người; dốc lòng hết sức cũng chỉ tự làm tổn hại bản thân, mê hoặc người khác, chẳng biết là rất đáng hổ thẹn, biết bao giờ được giác ngộ? Thấy pháp hữu vi thì hết lòng đắm chấp, mê muội, nghe nói đến pháp vô vi thì ngớ ngẩn, lập lờ.”

MiMo