(Lichngaytot.com) Cổ nhân dạy giàu không ở nhà to vì họ đủ trải nghiệm để biết những hậu quả đi kèm với việc này. Do đó, nhớ lưu tâm và cân nhắc điều này để áp dụng phù hợp cho bản thân mình nhé.
1. Cổ nhân dạy giàu không ở nhà to
Nhiều người không ngừng nỗ lực để có được căn nhà nhằm ổn định cuộc sống. Nếu may mắn việc làm ăn thuận lợi, họ sẽ lại gom góp tiền để có được căn nhà to hơn, rộng hơn, bề thế hơn vừa để khẳng định vị thế vừa là để mọi người trong gia đình nâng cấp cuộc sống.
Tuy nhiên, cổ nhân dạy giàu không ở nhà to cũng là một điều đáng để chúng ta suy xét.
Theo ý nghĩa thời xưa, nhà to sẽ có rắc rối sau đây:
Tuy nhiên, cổ nhân dạy giàu không ở nhà to cũng là một điều đáng để chúng ta suy xét.
Theo ý nghĩa thời xưa, nhà to sẽ có rắc rối sau đây:
- Nhà to thì thường phòng ngủ lớn, làm cho "dương khí" không cân bằng với "âm khí", sẽ làm mất cân bằng âm - dương và dễ sinh ra bệnh tật.
- Khó khăn trong dọn dẹp, khó dọn dẹp thường xuyên sẽ tích tụ bụi bẩn khó vệ sinh, sinh sôi vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.
- Nhà to hay nhỏ cũng chỉ là chỗ chui ra, chui vào mà nhà ở chỉ cần đủ, không nên nên thừa thãi.
- Không gian thênh thang càng tạo điều kiện để bày bừa nhiều hơn, vất vả trong việc dọn dẹp.
- Nếu nhà to mục đích chứa nhiều người thì cuộc sống khó có không gian riêng.
- Nhiều người cùng ở một nhà nảy sinh nhiều mâu thuẫn, cãi vã, anh em trong nhà hay căng thẳng, khó có cuộc sống bình yên.
- Dù có nhiều tiền cũng vẫn giữ lối sống đơn giản như cũ mới tránh lãng phí.
- Nhà to sẽ được suy diễn là giàu có, là đối tượng để kẻ gia rình rập, gây hại, vô tình đặt bản thân vào tình thế nguy hiểm.
Riêng về việc dọn dẹp phòng ốc cũng trở nên cầu kỳ hơn, nếu không tự làm thì phải thuê người làm, phát sinh thêm một khoản chi phi mới.
Đó là chưa kể đến việc để bảo đảm cho sự an toàn cho ngôi nhà to thì còn phải lắp đặt thêm các trang thiết bị hiện đại, tối tân khác nữa.
Một trong những lý do khiến bạn không nên xây dựng nhà quá to, đó chính là gây tốn kém chi phí, thời gian và công sức. Nhà to tiêu tốn khá nhiều điện, nước cũng như những vấn đề liên quan đi kèm mà khi sinh sống bạn mới thấy được những phát sinh.
Khi đó, ta lại trở thành nô lệ, làm lụng để trang trải các chi phí hàng tháng, hàng năm cho nó là điều hoàn toàn không nên.
Khi đó, ta lại trở thành nô lệ, làm lụng để trang trải các chi phí hàng tháng, hàng năm cho nó là điều hoàn toàn không nên.
Hơn nữa, những ai có sở thích thay đổi nhà cửa mỗi khi làm ăn thuận lợi, nhà đã to rồi lại muốn nhà to hơn nữa thì họ thường đổ dồn hết tiền bạc vào thứ được xem là tiêu sản sẽ hạn chế việc dành tiền đầu tư cho công việc, chăm sóc tuổi già. Trong khi đó, làm ăn cũng có thời, lúc lên, lúc xuống, không may gặp khi vận hạn thì không có tiền phòng thân, dễ đẩy bản thân và gia đình vào thế khó.
Thuyền to thì sóng lớn là vậy, vì thế việc có nhà to để phô trương, để cuộc sống sung sướng hơn cũng không hẳn là điều tốt. Thế nên người xưa mới nhắc nhở chúng ta rằng nên biết đủ.
Không phải tự nhiên Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 20 vẫn chọn sống trong một ngôi nhà có diện tích khiêm tốn. So với khối tài sản hàng trăm triệu USD, giá trị của ngôi nhà không đáng để bàn tới.
Với giá trị tài sản ròng 115,5 tỷ USD, người giàu thứ 5 thế giới này vẫn đang sống trong ngôi nhà mà ông mua vào năm 1958. Trong khoảng 60 năm, Buffett đã sống tại đây cùng một dinh thự ở khu trung tâm Dundee của Omaha, Neb, Hoa Kỳ.
Đối với ông kiếm tiền đơn giản chỉ là trò chơi, sự thử thách của trí tuệ chứ không phải vì mục đích có nhà cửa rộng lớn hơn. Dù sở hữu tài sản khổng lồ nhưng với căn nhà này ông chưa từng sử dụng phương pháp bảo mật trong nhà của mình. Sau này, ông mới bổ sung thêm camera an ninh.
Trang Tử: Trường sinh bất lão hay của cải chất đầy có khi là vô nghĩa!
Trang Tử dạy ta phải biết đủ để tâm thôi mệt mỏi thì khi ta làm việc hay suy tư việc gì cũng nhẹ nhàng và dễ dàng thấu tỏ chân tướng sự việc, tránh xa được dục
Trang Tử dạy ta phải biết đủ để tâm thôi mệt mỏi thì khi ta làm việc hay suy tư việc gì cũng nhẹ nhàng và dễ dàng thấu tỏ chân tướng sự việc, tránh xa được dục
Cổ nhân dạy giàu không ở nhà to là có lý do riêng rất đáng suy ngẫm |
2. Cổ nhân dạy nghèo khó không đi đường dài
Cổ nhân căn dặn người nào đang trong hoàn cảnh nghèo khó không nên đi đường dài vì họ dự đoán được sự bất tiện của một người không có đủ tiền bạc trong tay cho một chuyến du ngoạn xa nhà nhiều ngày. Hơn nữa, những người đi làm ăn xa, một khi đã ra đi thì phần trăm thành công rất nhỏ, dù sao ở quê mà biết cách làm ăn, cải thiện cuộc sống thì vẫn tốt hơn.
Có hai lý do phù hợp với lời khuyên trên của cổ nhân tại thời điểm xa xưa đó là:
Lý do thứ nhất, phương tiện đi lại lúc đó chỉ có xe ngựa, thời gian di chuyển có thể mất cả tuần hoặc cả tháng, thời gian đó nếu ở quê làm ăn cũng đã có thể cho chút thành quả. Hơn nữa, đi lại bằng xe ngựa cũng sẽ khá tốn chi phí, người nghèo thường phải đi bộ để tiết kiệm nhưng vì lương thực không đủ cho chuyến đi dài nên rất dễ chết đói, bệnh tật, mất mạng nơi xứ người.
Không có đủ điều kiện để hồi hương là điều chẳng ai muốn, nếu không may như bỏ mạng nơi đất khách quê người thì thực sự quá đáng thương và bất hạnh. Do đó nếu chưa có đủ điều kiện thì không nên đi đến một nơi xa.
Nghĩa thứ hai trong câu nói trên nói về sự khắc nghiệt của môi trường thời xưa như thiên tai, chiến tranh liên miên, bệnh dịch hoành hành. Nếu không đủ tài lực thì những cung đường dài kia có thể là chuyến đi “không bao giờ trở lại” của mỗi người. Do đó, nếu chưa có điều kiện thì tốt hơn hết đừng đi đâu xa cả.
Nếu xét theo phương diện ở cuộc sống hiện đại thì việc đi xa chỉ nên diễn ra trong thời gian ngắn để học tập cái hay, cái tốt đẹp của người ta về để áp dụng cho quên hương đất nước mình. Nếu xa nhà quá lâu mà chưa có thể phát triển sự nghiệp rực rỡ thì tâm ta hay muộn phiền, cảm thấy về quê thật "muối mặt".
Đó là chưa kể nhiều người tìm cách "vượt biên", chọn con đường bất chính đi sang xứ người cũng là lúc họ chọn sống ngoài pháp luật, chẳng ai bảo vệ họ nơi xa xôi đầy rẫy những cạm bẫy, khó khăn gấp vạn lần. Không ít người phải sống chui, sống lủi, dù kiếm được chút tiền cho bản thân hay gửi về nhà nhưng tâm chẳng lúc nào được an ổn.
Ngày nay, dù đi xa trong hoàn cảnh du học, xuất khẩu lao động hay "vượt biên" thì đều nhân lên vất vả, khổ cực cho mình. Do đó, không chỉ trang bị tiền bạc mà còn cả ý chí mạnh mẽ, dũng cảm, có quyết tâm đủ lớn thì mới nên thực sự bắt đầu.
Nghĩa thứ hai trong câu nói trên nói về sự khắc nghiệt của môi trường thời xưa như thiên tai, chiến tranh liên miên, bệnh dịch hoành hành. Nếu không đủ tài lực thì những cung đường dài kia có thể là chuyến đi “không bao giờ trở lại” của mỗi người. Do đó, nếu chưa có điều kiện thì tốt hơn hết đừng đi đâu xa cả.
Nếu xét theo phương diện ở cuộc sống hiện đại thì việc đi xa chỉ nên diễn ra trong thời gian ngắn để học tập cái hay, cái tốt đẹp của người ta về để áp dụng cho quên hương đất nước mình. Nếu xa nhà quá lâu mà chưa có thể phát triển sự nghiệp rực rỡ thì tâm ta hay muộn phiền, cảm thấy về quê thật "muối mặt".
Đó là chưa kể nhiều người tìm cách "vượt biên", chọn con đường bất chính đi sang xứ người cũng là lúc họ chọn sống ngoài pháp luật, chẳng ai bảo vệ họ nơi xa xôi đầy rẫy những cạm bẫy, khó khăn gấp vạn lần. Không ít người phải sống chui, sống lủi, dù kiếm được chút tiền cho bản thân hay gửi về nhà nhưng tâm chẳng lúc nào được an ổn.
Ngày nay, dù đi xa trong hoàn cảnh du học, xuất khẩu lao động hay "vượt biên" thì đều nhân lên vất vả, khổ cực cho mình. Do đó, không chỉ trang bị tiền bạc mà còn cả ý chí mạnh mẽ, dũng cảm, có quyết tâm đủ lớn thì mới nên thực sự bắt đầu.