Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Hạn chế làm trái ý nguyện người đã khuất kẻo rước họa vào thân!

Thứ Sáu, 13/05/2022 10:10 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Có thể việc bạn làm trái ý nguyện người đã khuất xuất phát từ tâm ý tốt nhưng nên hiểu rõ vì sao họ có mong muốn như vậy bạn sẽ hiểu rằng việc cố chấp làm theo suy nghĩ của mình là điều không nên.
 

Làm trái ý nguyện người đã khuất có sao không?


Gần đây có khá nhiều câu chuyện tâm linh về chuyện làm trái ý nguyện người đã khuất khiến mọi người cảm thấy vô cùng hoang mang.

Có người kể lại rằng chỉ vì người bà của họ có nguyện vọng địa táng nhưng khi bà qua đời, gia đình lại hỏa táng nên vong linh của bà rất tức giận. Người con cả từ đó thường hay gặp giấc mơ bà kêu nóng, khó chịu, đau đớn vì bị lửa thiêu đốt.

Trong khi đó, có người cũng tâm sự chuyện gia đình mình gặp tai ương khi một ông bố qua đời và muốn được hiến tạng nhưng người thân không thích việc này nên tự ý mang đi địa táng. Cuối cùng thì trong năm đó cả con và vợ của ông này cũng qua đời một cách bí ẩn.

Những câu chuyện trên đây khiến ai nghe cũng có cảm giác rùng mình, sợ hãi không biết rõ thực hư thế nào. Đến đây chắc bạn cũng đang thắc mắc rằng có nên làm trái ý nguyện người đã khuất không?

Theo Đạo Phật, chết không phải là hết, ta chỉ tạm bỏ đi thân xác ở hiện tại, từ đây sẽ bắt đầu sự sống mới ở một hình thức tồn tại khác, tuỳ theo thiện nghiệp hay ác nghiệp lúc sanh tiền mà chiêu cảm một kiếp sống mới hoặc tốt đẹp hơn hoặc tồi tệ hơn.

Nó là một quá trình chuyển tiếp từ đời sống này sang một đời sống khác. Chết không phải là sự chấm dứt hoàn toàn mà là thay đổi thân thể vật chất, tái sanh sang một kiếp sống khác nên linh hồn vẫn tồn tại dù ta không thể dùng mắt thường để nhìn thấy.

Dù là người còn sống hay người đã khuất đều rất muốn được tôn trọng. Do đó, nếu một người không bày tỏ mong muốn sau này mình mất đi sẽ làm gì với thân xác của họ thì ta có thể tự ý muốn địa táng hay hỏa táng hoặc một hình thức nào đó sẽ không là vấn đề gì.

Thế nhưng, một khi người thân đã dặn dò khi mất đưa họ đi chôn bình thường hay đi hoả táng... có ý nghĩa là họ đã tìm hiểu về hình thức đó trước đây và nói ra điều này cho thấy mong muốn đó rất rõ ràng, mạnh mẽ. Vì thế, thay vì làm theo ý muốn của chúng ta thì nên tôn trọng nguyện vọng của người đã khuất.

Nếu làm điều ngược lại thì cũng tương tự như ta làm trái ý ai đó, họ thường nổi giận và tùy tính cách từng người sẽ có mức độ nóng giận và phản ứng khác nhau. Đặc biệt, các vong linh thường rất cố chấp, bảo thụ, việc này sẽ làm cho linh hồn họ khó siêu thoát.

Nhất là vong linh mới qua đời, chỉ cần tham sân si nhỏ vẫn rất dễ bị cuốn hút vào cõi giới xấu khi lìa trần. Đó là lý do người thân nên nói lời tốt đẹp hay cầu nguyện cho người sắp mất và săn sóc tâm linh cho họ. Có thế sự ra đi của họ mới mong được an bình, người ở lại mới thấy an tâm và gia đình mới êm ấm. 
Lam trai y nguyen nguoi da khuat
 
Thực tế là hiện nay đã cho thấy chỉ vì sự kém hiểu biết nên nhiều người xử lý việc mai táng chủ quan, không theo ý nguyện của người mất. Họ vô tình làm ảnh hưởng đến sự siêu thoát của vong hồn.

Thậm chí, một số gia đình đến nay vẫn còn chôn cất ông bà ngay trong khu vườn cạnh nhà với suy nghĩ họ muốn cảm nhận sự gần gũi với người đã khuất. Thế nhưng, họ không biết rằng chính tấm lòng tiếc nuối này lại làm cho ông bà càng khổ sở và khó được siêu thoát.

Nhiều ông bà khi qua đời muốn hỏa táng để bớt vấn vương cuộc đời thì con cháu có kinh tế khá giả lại muốn xây những nấm mồ to đẹp cho người đã khuất, với những kiểu cách kiến trúc hoành tráng không kém gì nơi của người đang sống.

Bên cạnh đó, nhiều người lại không thích hỏa táng vì lo sợ như vậy linh hồn sẽ nóng bức, hay hồn xiêu phách tán cho dù thực tế là điều này không hề tồn tại, đó chỉ là suy nghĩ và tưởng tượng của họ mà thôi. 

Mỗi người bị giới hạn với một mức độ hiểu biết khác nhau, đừng cho rằng chỉ vì muốn tốt cho người thân nên tôi mới làm theo cách này, cách kia, rồi cho rằng cách làm của mình văn minh, còn cách của người khác thì không.

Vong linh của người đã mất cũng vậy, họ chọn cách họ được yên nghỉ như thế nào cũng phản ánh mức độ hiểu biết của họ về hình thức đó. Vì thế, người ở lại nên cố gắng làm theo nguyện vọng đó để họ cảm thấy an lòng. Thậm chí việc làm gì với đồ của người thân đã qua đời cũng vậy, bạn nên tôn trọng ý kiến của họ.

Nên nhớ rằng, bạn không thể ép hay áp đặt suy nghĩ của chúng ta lên bất cứ ai bao gồm cả người thân đã qua đời. Để xử lý tốt việc này, tránh sự hiểu nhầm rồi gây ra những bất lợi cho cả người sống lẫn người chết thì chúng ta phải khai thị nếu cần. Nghĩa là trước khi thực hiện chôn cất ta dành thời gian trò chuyện, giải thích việc mình sẽ làm và mong được chấp thuận. 
 

Hãy thành tâm hồi hướng khi đã làm sai ý nguyện của họ

 
Trước đây, rất ít người nói về cái chết vì họ có cảm giác sợ hãi hoặc kiêng kị khi nhắc tới vấn đề này. Thế nhưng, ngày nay với sức mạnh của thông tin và truyền thông, việc nói về cái chết lại trở nên khá phổ biến, thậm chí còn xuất hiện cả dịch vụ bán nghĩa trang, người ta rầm rộ quảng cáo, bán đấu giá từng khoảng đất để làm nơi chôn cất người đã khuất.

Về mặt tâm lý, chuẩn bị nơi yên nghỉ sau khi qua đời đó là việc làm bình thường và các gia đình, dòng họ đều có sự quan tâm đặc biệt tới điều này. Theo đó có rất nhiều hình thức mai táng xuất hiện phù hợp với từng cá nhân, văn hóa truyền thống.

Ví dụ có người sau khi tìm hiểu về hỏa táng thì họ thích cách thức này, thấy rằng phù hợp với thời đại do hợp vệ sinh, gọn gàng đỡ tốn kém, bản thân không còn phải nhìn ngắm thân xác rã tan, khổ đau lại có thể bảo vệ môi trường.

Thế nhưng có người đọc thêm thông tin rằng việc này cũng chẳng tốt cho lắm khi mà sức nóng của lò thiêu trong một thời gian dài cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nên họ chọn cách khác.

Bên cạnh đó có những người lại muốn được hiến tạng cứu người hoặc địa táng theo quan niệm “Sống về mồ về mả, ai sống về cả bát cơm”, “trần sao âm vậy”...

Nhưng nhìn chung, phần lớn con cháu ai cũng mong muốn cho ông bà tổ tiên được “Mồ yên mả đẹp” nên hình thức địa táng là rất phổ biến đối với Việt Nam.
 
Thanh tam cau nguyen hoi huong cho nguoi da khuat
 
Ở nhiều nơi trên dải đất hình chữ S, khi có người mất đi họ đưa ra đồng, chọn một phần đất tốt về mặt phong thủy để chôn cất thi thể. Dường như đây là tập tục ăn sâu trong tâm lý người dân và trở thành một việc đương nhiên.

Thực tế là cho tới nay ở các làng quê đều có các nghĩa trang của làng. Mỗi làng chôn cất thi thể người quá cố của làng mình ở nơi đây, hoặc có một nghĩa trang chung cho nhiều làng.
 
Do đó, khái niệm hỏa táng là một quan niệm mới mẻ, là một tư tưởng hiện đại, nó khác xa với tập tục mai táng truyền thống như trước đây, cái thời kỳ mà đất rộng người thưa, việc chôn cất thi thể người quá cố chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp. 
 
Thế nhưng, ở cuộc sống hiện đại như hiện nay, nhiều người trang bị cho mình không ít kiến thức và có nguyện vọng khá cụ thể khi mình qua đời. Do đó, nếu có lỡ không làm đúng ý nguyện của người đã khuất thì thay vì cố chấp nên có thái độ sám hối, mong người thân thông cảm.

Khi thật sự thấy biết lỗi lầm của mình thì một phần nào đó, vong linh người đã khuất sẽ nguôi ngoai hơn. Do đó, vì sự thiếu hiểu biết của mình mà bản thân đã lỡ làm sai nguyện vọng của người đã khuất hoặc bản thân không đủ năng lực làm trọn ý nguyện của họ do một số hạn chế nào đó thì cũng đừng quá lo lắng. Lúc này, hãy thành tâm sám hối, hồi hướng tất cả vong hồn của họ về bàn thờ Phật và tổ tiên, cầu mong họ được che chở và sớm siêu thoát.

Ngoài ra, nếu với một người muốn hỏa táng nhưng gia đình đang chôn cất họ thì sau đó nên chọn thời điểm phù hợp nhất đem thiêu, rồi rải tro theo lời dặn dò của người thân để họ cảm thấy an lòng.

Một điều khác mà bạn nên lưu ý khi người thân qua đời đó lễ cúng 49 ngày sau khi mất rất quan trọng với cả người sống lẫn người chết - vì đó là thời hạn lâu nhất mà thân trung ấm chuyển đi vào một kiếp khác. Lúc này gia đình nên mời một nhà sư hay Linh mục có tâm thiện tới đọc kinh giúp hương linh siêu độ.

Một thời điểm khác cũng rất quan trọng là hai tuần sau khi mất tức là khoảng nửa tháng, thời gian ấy các thành viên trong gia đình nên đọc kinh, tụng kinh cầu nguyện cho hương linh được vãng sanh cực lạc hay thiên đường tùy theo tôn giáo của họ.
 
Trong hai thời điểm ấy nếu người thân ăn chay, làm việc thiện, bố thí, cúng dường với ý hướng làm thay người mới qua đời cũng phần nào giúp lợi lạc cho họ về mặt tâm linh, chuyển kiếp...
 
Trên đây mới là cách trả ơn, tỏ lòng thương mến và hỗ trợ người đã mất, cho họ cơ hội để siêu thoát chứ không phải cứ ủ rũ than khóc tiếc nuối sầu thương cũng chẳng ích gì.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X