(Lichngaytot.com) Để người thân chúng ta có cơ hội để siêu thoát không chỉ làm lễ cầu siêu là xong mà chính trong mỗi chúng ta cũng phải phát tâm tu tập, lương thiện.
Trong một bài giảng nhân dịp Rằm tháng 7, thầy Thích Thiện Thuận đã giúp nhiều người khai tâm, mở trí có cơ hội tiếp cận với Phật Pháp một cách gần gũi hơn. Thầy cho biết không cần tới ngày Xá tội vong nhân mà bất cứ lúc nào chúng ta cúng phải hướng thiện như là một cách để người thân của mình được siêu thoát.
Chúng ta sinh ra trong cõi đời này bị ái dục chi phối nên mới có duyên kết thân đầu thai làm con của bố mẹ, làm vợ làm chồng làm anh em con cái của nhau. Tình thân này cho đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn theo ta không đi được đâu, không siêu thoát được.
Cho nên họ dù đã qua đời nhưng tâm trí vẫn cứ quanh quẩn theo mình, chính vì lẽ đó khi chúng ta phát thiện tâm, tu tập bằng cách ăn chay hay niệm Phật hay là trì giới, bố thí thì những vong linh đó sẽ bắt chước, phát tâm theo chúng ta. Điều này rất quan trọng vì lúc họ làm theo tức là họ mới có cơ hội chuyển nghiệp, điều đó mới đảm bảo họ thoát được cảnh giới tối tăm hiện tại hay không.
Người đã mất chỉ có cơ hội để siêu thoát khi tâm hồn thanh tịnh, biết buông bỏ. Chính tâm luyến ái làm cho thần thức người mới chết không đi được, cứ quanh quẩn cứ bám theo trong đó, không siêu thoát được.
Đức Phật dạy rất rõ trong kinh Bát đại nhân gian (8 điều giác ngộ của bậc đại nhân): Thế gian vô thường, Quốc độ nguy thúy (cõi nước là tạm bợ), Tứ đại khổ không (thân tứ đại không bền chắc), ngũ uẩn vô ngã (ngũ uẩn đều là không). Điều này cho chúng ta hiểu rằng một khi đã chết đi thì giống như bỏ một đôi dép rách cần bỏ đi để mang một đôi dép mới chứ không có gì phải phiền muộn hết.
Đức Phật dạy rất rõ trong kinh Bát đại nhân gian (8 điều giác ngộ của bậc đại nhân): Thế gian vô thường, Quốc độ nguy thúy (cõi nước là tạm bợ), Tứ đại khổ không (thân tứ đại không bền chắc), ngũ uẩn vô ngã (ngũ uẩn đều là không). Điều này cho chúng ta hiểu rằng một khi đã chết đi thì giống như bỏ một đôi dép rách cần bỏ đi để mang một đôi dép mới chứ không có gì phải phiền muộn hết.
Nhưng thói quen của chúng ta là khi người thân qua đời chúng ta kêu gào, khi người nhà thương tiếc thì chắc chắn thần thức của những vong hồn đó sẽ không bao giờ chịu đi mà cứ quanh quẩn xung quanh người thân của mình.
Ta cứ biện minhho hành động gào góc, tiếc nuối của mình rằng thương nhau nhiều quá suốt mấy chục năm, ngọt bùi cay đắng gì cũng chia sẻ thì làm sao mà cắt đứt được liền ngay được.
Ta cứ biện minhho hành động gào góc, tiếc nuối của mình rằng thương nhau nhiều quá suốt mấy chục năm, ngọt bùi cay đắng gì cũng chia sẻ thì làm sao mà cắt đứt được liền ngay được.
Lúc Đức Phật còn tại thế thì khi Đức Phật đi ngang một ngôi làng có một đám tang tới nơi thì thấy người vợ khóc lóc thảm thiết ôm xác của người chồng mới tắt thở chết. Với hai mươi năm chung sống biết bao nhiêu nghĩa tình từ khi nghèo hèn cho tới lúc giàu có họ đều hết lòng chia sẻ với nhau cho nên người vợ cảm thấy cô đơn, mất nơi nương tựa.
Đức Thái Tôn đi tới nơi người vợ đang ôm xác người chồng khóc thảm thiết, ngài nói: “Người chết không bao giờ sống lại, nếu mà luyến ái nhiều như vậy thì sẽ khổ đau nhiều", Cô vợ cự cãi: “Ông nói tầm bậy, người ta sống với nhau có nghĩa có tình cho nên chết mà không cho khóc không cho thương".
Đức Phật đáp lời: “Thương thì vẫn phải thương nhưng khóc nhiều như thế chỉ gây thêm đau khổ cho người đã chết. Tại vì chồng cô không đi được do cô luyến ái nhiều quá cho nên thần thức của ông đang đi vào lỗ mũi của cô khi cô cúi xuống cô ôm, hôn xác chồng, ông ta đã đầu thai làm con sâu trong lỗ mũi của cô".
Đức Thái Tôn đi tới nơi người vợ đang ôm xác người chồng khóc thảm thiết, ngài nói: “Người chết không bao giờ sống lại, nếu mà luyến ái nhiều như vậy thì sẽ khổ đau nhiều", Cô vợ cự cãi: “Ông nói tầm bậy, người ta sống với nhau có nghĩa có tình cho nên chết mà không cho khóc không cho thương".
Đức Phật đáp lời: “Thương thì vẫn phải thương nhưng khóc nhiều như thế chỉ gây thêm đau khổ cho người đã chết. Tại vì chồng cô không đi được do cô luyến ái nhiều quá cho nên thần thức của ông đang đi vào lỗ mũi của cô khi cô cúi xuống cô ôm, hôn xác chồng, ông ta đã đầu thai làm con sâu trong lỗ mũi của cô".
Lúc đó cô này cũng thấy ngứa mũi và khịt ra một con sâu rất hung dữ tại vì nó muốn bám víu người vợ không muốn xa cách và chính những lời của Đức Phật là nguyên nhân họ chia cắt nên con sâu muốn tấn công Đức Phật.
Ngài nói: “Đã do ái nghiệp mà trầm luân, bây giờ lại tiếp tục trầm luân thì biết chừng nào mới ra khỏi tử sinh, khổ đau biết bao giờ mới chấm dứt?”. Nghe lời Đức Phật con sâu nằm tại chỗ đó và chết thì người vợ mới tin những lời người nói là thật.
Nghiệp ái của người mới chết luôn quanh quẩn với người thân của mình nào vợ, nào chồng, nào mẹ nào cha, nào con nào cháu, rồi nào là điền sản gia tài, không ai muốn bỏ.
Chính những cái giây ràng buộc bởi ái nghiệp đó khiến cho thần thức người mới chết không thể đi được. Trong kinh nói rằng trong suốt 8 tiếng đồng hồ sau khi người đó trút hơi thở cuối cùng cả gia đình phải giữ yên lặng, thanh tịnh, không xúc chạm tới thân thể của họ khiến cho người đó đau đớn, khởi tâm sân si, không nên khóc lóc bi lụy làm cho người đó đắm nhiệm vào và không đi được.
Chính những cái giây ràng buộc bởi ái nghiệp đó khiến cho thần thức người mới chết không thể đi được. Trong kinh nói rằng trong suốt 8 tiếng đồng hồ sau khi người đó trút hơi thở cuối cùng cả gia đình phải giữ yên lặng, thanh tịnh, không xúc chạm tới thân thể của họ khiến cho người đó đau đớn, khởi tâm sân si, không nên khóc lóc bi lụy làm cho người đó đắm nhiệm vào và không đi được.
Chính vì lẽ đó khi chúng ta phát tâm tu tập, khởi lên thiện nghiệp thì những vong hồn chưa siêu thoát trong gia tộc mình, gần nhất là cha mẹ của mình nếu họ ở cạnh mình, họ sẽ cảm nhận được và họ phát tâm tu tập.
Tuy nhiên, nhiều khi sự việc không dễ dàng như vậy vì có những người không chịu tu tập, thậm chí phản kháng, họ không dễ gì phát tâm tu tập vì ái nghiệp của họ quá nặng. Vì thế khi đi đến chỗ nào lạ thì lầm bầm trong miệng: “Tôi mới tới đây, tôi tên… ,tôi tới đây có chút công chuyện tôi không cố ý xâm phạm của ai thành ra các vị khuất mặt khuất mày thương tình đừng động tới tôi”.
Thế giới tâm linh những người chưa siêu thoát họ hung hăng và tham chấp, họ sợ mình lấn chiếm tài sản của họ, tranh chỗ ở của họ nên họ phản ứng rất mạnh. Chúng ta tới mà nói trước một tiếng như trên sẽ không có chuyện gì, thậm chí không cần nói mà cần ở trong tâm hướng tới điều đó thôi, họ cũng cảm nhận được.
Điều này đều cho chúng ta biết được rằng con người trước khi chết mà luyến ái sẽ không siêu thoát và cái tâm luyến ái đó giữ họ lại. Chính vì lẽ đó chúng ta thường vì mối quan hệ chính mà là đối tượng cho những vong linh trong luyến thuộc của mình luyến ái để tu tập thì những vong linh đang theo chúng ta cũng sẽ phát tâm tu tập. Khi họ phát tâm tu tập thì họ mới được siêu thoát.
Trong Kinh Đại Tạng, Đức Phật nói 7 phần công đức chúng ta tạo thì mình được hưởng 6 phần còn người thân quá cố được hưởng 1 phần. Theo phong tục của Trung Quốc, trong ngày rằm tháng 7 mưa nhiều, nên nhìn những ngôi mồ hoang lạc mà thương xót. Thấu hiểu được cảnh giới đó họ khổ vô cùng, không nơi nương tựa, không người cứu giúp thì chúng ta nên tạo cho họ một chỗ nương tựa đó là ngày xá tội vong nhân.
Đó chính là ngày Tự Tứ, trên tinh thần Phật giáo gọi Phật Hoan Hỉ Nhật tức là ngày chư tăng vui vẻ. Ngày mình cầu người khác chỉ lỗi cho với tâm thái hoan hỉ, cả người chỉ lỗi hay người được chỉ lỗi cùng hoan hỉ vì họ tha thiết người kia chỉ lỗi cho mình. Vào ngày đó 10 phương chư Phật đều hoan hỉ.
Mình giận là họ giận, mình tức là họ tức, mình buồn là họ buồn, mình vui là họ vui theo. Tất cả người chết đó do sợi dây ái nghiệp họ bám theo người thân cho nên người thân khởi tâm niệm như thế nào người chết sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm niệm đó. Chính vì tâm ai cũng hoan hỉ nên chúng ta tu tập sẽ có nhiều công đức lành và vong nhân cũng cảm nhận được sự hoan hỉ từ những người đang sống.
Trong những ngày này, chúng ta vẫn cứ hoan hỉ cả với những gì người khác đối xử không tốt với mình. Quan trọng là chúng ta hoan hỉ với chính người thân của mình, đó mới được xem là xá tội. Điều này khó nhưng chúng ta phải cố gắng làm mới được vì chúng ta xá tội cho người thân yêu sống xung quanh chúng ta mới mong có tâm hoan hỉ.
Thường chúng ta uất hận, tức giận, trách móc khi người thân đối xử bạc bẽo với mình. Chúng ta hoan hỉ không phải là để bắc thang cho người đó tiếp tục phạm lỗi mà là để cho tâm chúng ta thanh thản, không còn ngã chấp, đó gọi là xá tội. Chỉ cần chúng ta nhớ rằng, mình vẫn có lỗi lầm và biết đâu ai đó đang thông cảm với những lỗi lầm của mình thì khi đó chúng ta mới dễ tha thứ cho tất cả.
Đó là tâm lý chung của con người khi chúng ta sống bằng tham chấp, ái dục thì không thể nào hoan hỉ được mà không hoan hỉ lòng chúng ta không thanh thản, lòng không thanh thản làm cái gì cũng không có công đức trọn vẹn.
Ngày tâm hoan hỉ là ngày chúng ta sống với Đức Phật tự tâm của mình để chúng ta hoan hỉ với tất cả người thân xung quanh. Trên tinh thần của Phật Giáo ngày nào cũng có thể là ngày xá tội vong nhân nếu chúng ta biết giữ tâm hoan hỉ và tâm thanh tịnh.
Chúng ta hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa nên sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà hoặc Chùa như là cách nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như đi chùa lễ Phật, bố thí, cúng cho những vong linh chưa siêu thoát và chúng ta nghĩ rằng đó là cách đền đáp công ơn của cha mẹ nhưng chúng ta quên một điều, để cứu giúp đền ơn cha mẹ chúng ta phải phát tâm hoan hỉ.
Xá tội vong nhân là tha thứ cho những người đã khuất
Thứ 1: Khởi tâm từ bi, thương xót những người ở cảnh giới tối tăm đau khổ
Thứ 2: Mối quan hệ với cha mẹ của mình đã khuất chúng ta phải nhớ ơn
Không phải ngồi niệm mới là niệm Phật, trong cuộc sống thực tế phải biết tha thứ, hoa hỉ, bao dung đó chính là niệm Phật.
Minh Minh