1. Đi tu không phải để trốn cuộc sống thực tại
Một trong những hiểu nhầm về việc đi tu khá phổ biến đó là mọi người cứ nghĩ cứ đi tu là có thể giải thoát cho mình. Thế rồi người đời cứ thất tình, gia đình không yên ổn là đi tu để trốn tránh.
Chùa không phải là nơi để họ trốn được sự đời trong khi tâm họ vẫn không yên, đó chẳng qua chỉ là quan niệm của những người kém ý chí vươn lên trong cuộc sống, lấy nhà chùa để che lấp nỗi bất hạnh đời thường.
Trong khi đó, Phật dạy chúng ta rằng các bài học cuộc đời chúng ta cần phải trả qua, nếm trải để nhận thức được rằng việc buông bỏ là cần thiết mà đó là buông bỏ trong tâm chứ không phải là hình thức bên ngoài.
Ngược lại, nếu không biết đường tu thì còn khổ hơn là không tu và càng làm tăng sai lầm, tăng nghiệp báo mà họ không hay.
Người tu thành công thì không chỉ với mục đích giúp mình mà còn giúp cho nhiều người cùng được, giúp nâng cao cả xã hội được văn minh hơn.
Mà đã là tu tâm thì không phải cứ lên chùa mới có thể tu được, tu tại gia cũng là một phương pháp. Chưa chắc ai đã hơn ai vì ngày nay có quá nhiều nhà sư đang làm những điều sai trái ảnh hưởng tới hình ảnh của Đạo Phật trong mắt mọi người.
Hiểu nhầm về việc đi tu khiến ta có cái nhìn không đúng về việc này |
2. Sư thầy nên đề cao việc học hỏi
Một trong những hiểu nhầm về việc đi tu cho rằng họ chỉ cần học các giáo lý nhà Phật là được. Việc học thêm của họ cũng chỉ tham dự các khóa học Hè do Hội Phật giáo tổ chức và họ xem rằng như thế là đã đủ rồi, không cần học hỏi, rèn luyện thêm.
Có nhiều người vào chùa từ rất sớm, trình độ hiểu biết chưa cao, lại ít rèn luyện học hỏi, hàng ngày chỉ tụng Kinh không đủ hiểu sâu về lẽ đời, do đó hiệu quả tu luyện rất thấp. Đó là lý do có nhiều nhà sư vẫn phạm tội, vẫn có những hành động đáng tránh được cư dân mạng đăng tải trên mạng xã hội.
Hầu hết tri thức của các sư tu chùa hiện nay đều dựa trên các kinh sách viết cách đây đã mấy ngàn năm, rất sai lệch méo mó về Đạo Phật. Không loại trừ vì cạnh tranh mà họ cố tình viết sai để chống phá. Xem thêm: Những hiểu lầm về đạo Phật không phải ai cũng biết
Họ viết về Đạo Phật và các Đức Phật rất mơ hồ, mang tính thần bí dị đoan, không đúng thật. Trong khi đó, xã hội thay đổi chóng mặt, chính họ cũng cần tìm cách để thay đổi tư duy, đổi mới nhận thức. Muốn vậy thì phải học, phải đọc, phải học dân, học xã hội, chứ không nên chỉ gò bó trong các cuốn kinh.
3. Thờ Phật phải đúng
Trong chùa các Đức Phật phải được thờ trên Phật điện, không thờ ở chỗ nào khác. Nhưng nhiều chùa đặt tượng Đức Phật thờ cả ở bàn thờ dưới Phật điện, đặt trong nhà thờ Tổ (là coi Phật ngang với sư), ngoài gốc cây.
Có chùa đặt tượng Phật cả ở ngay chiếu lễ của nhà sư. Ngược lại, trên Phật điện nhiều chùa lại đặt cả tượng thờ Bồ Tát, thấp hơn Đức Phật rất nhiều.
Rồi còn thờ Đức Phật Thích Ca Mâu ni thời sơ sinh trong tòa Cửu Long và thờ Thanh niên, khi đó còn chưa là Phật, trên Phật điện.
Cũng chỉ có các Đức Phật mới được ngồi hoặc đứng trên đài sen, các hàm Phật khác chỉ đứng hoặc ngồi trên bệ bình thường. Nhưng các chùa hễ có hình dáng Phật là đều đặt trên đài sen, không cần phân biệt hàm cấp nào cả. Như vậy, nên tất cả các tượng này trên thực tế xưa nay đều không linh.
5. Không được mê tín dị đoan
Không những thế, việc dâng sao giải hạn vào dịp Rằm tháng Giêng hàng năm là để kiếm tiền cũng là tình trạng đáng báo động. Có chùa làm lễ giải một lúc cho vài ngàn người! Hạn là do tội tự ta gây ra từ những kiếp trước, phải tự ta làm lễ giải tội nào thật cụ thể mới thoát được hạn. Không ai làm thay ta được.
Bên cạnh đó, có những thứ Tà đạo là những đạo giáo chống lại Đạo Phật trong suốt hơn 2 ngàn năm nay. Vì chúng chống Đạo Phật, nên chúng chống lại tất cả mọi người tín Phật, dự vào lý thuyết của nhà Phật và trộn thêm những thông tin sai lệch. Nhà sư nào cộng tác với Tà đạo trong việc này thì sẽ bị phạt rất nặng, tu cả đời không được gì.
6. Nhà sư sao còn ham chức ham quyền
Tiền chùa là do dân cung tiến, không phải tiền của sư. Tiền của chùa nhà sư chỉ dùng cho mình đủ ăn mặc, còn phải dùng vào việc công ích, không được mang tiền của chùa về cho gia đình hoặc cho người thân.
Nhà sư phải hàng ngày chăm hương khói chùa, không được mải mê đi cúng cho các nhà để kiếm tiền.
Mải mê cúng giải hạn như trên cũng là tham tiền. Sư chủ trì chùa hàng ngày phải tự tay lên hương cho bát hương ở Phật điện. Đó là hành động kính Phật. Không được giao cho người giúp việc làm việc này. Không đòi hỏi hàng ngày phải tụng kinh, nhưng hàng ngày sư phải có tụng niệm danh các Đức Phật. Đây là việc không được sao nhãng.
7. Lễ phép với dân
Các sư cần phải hiểu rằng: Tu chùa là một hình thức tu. Tu tại gia cũng là một hình thức tu.
Mọi người dân kính Phật đều tu tại gia. Họ cũng tu Phật, các sư cũng tu Phật. các sư tự coi là con Phật thì dân cũng là con Phật. Không ai cao cấp hơn ai. Vì vậy các sư cần khiêm tốn lễ phép với dân. Không được coi mình trên dân.
Cần phải hiểu mình là sư ăn mày cửa Phật, do dân nuôi, chùa do dân xây. Ăn ở nhờ dân thì phải kính trọng dân, xem thường dân thì không được! Hãy hòa nhập với đời thường, xưng hô với dân như xã hội đang xưng hô với nhau.