Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Tốn hàng chục triệu, trăm triệu để di cung, hoán số, giải hạn có nên chăng?

Thứ Bảy, 14/10/2017 11:43 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Giải hạn có nên chăng khi mọi người cho rằng chỉ cần chi tiền là có thể thay đổi số mệnh của mình, bớt nhẹ nghiệp báo mà mình đã gây ra trong quá khứ?


Lễ “dâng sao giải hạn”, “di cung hoán số” hay tục “đội bát nhang” chỉ là tín ngưỡng dân gian của người Việt, không phải tín ngưỡng của Phật giáo. Theo giáo lý nhà Phật thì mọi việc tốt-xấu, lành-dữ, hên-xui... đều do Nghiệp của chúng sinh được tạo tác từ nhiều đời trước trong quá khứ hoặc chính trong đời hiện tại. Vậy giải hạn có nên chăng?

Trước khi trả lời câu hỏi đó nên biết rằng nghiệp do 3 yếu tố tạo ra là Thân - Khẩu - Ý, trong đó Ý là cơ bản quyết định. Bởi Thân (hành động) - Khẩu (miệng nói) dễ thấy nên dễ điều khiển, dễ tránh cái xấu, còn Ý (suy nghĩ trong tâm) nên khó thấy, khó tránh, khó diệt trừ ý nghĩ xấu.

Vì thế Ý trong mỗi chúng sinh cứ liên tục từng phút, từng giờ tạo ra Nghiệp thiện hay bất thiện mà mình không hay biết, do đó chúng sinh cứ mãi mãi di chuyển trong vòng luân hồi lục đạo…
 
- Một là: Những lễ này hầu như chỉ có tác dụng “hỗ trợ” về mặt tâm lý, giúp gia chủ an tâm (với niềm tin đã được Phật-Thánh phù hộ). Khi tâm bất loạn (không còn lo lắng) thì tinh thần sảng khoái, hồ hởi, trí óc minh mẫn hơn, làm việc gì cũng dễ thành công hơn.
 
- Hai là: Nếu các pháp sư, thầy cúng làm lễ như vậy mà thay đổi được cả số mệnh của thân chủ, hóa giải được xui xẻo thì chẳng lẽ các thầy này lại “quyền uy” hơn cả các bậc Tiên-Thánh sao?
 
- Ba là: Nếu mỗi lễ tốn kém bạc triệu như vậy mà thực sự hóa giải được tai ương, “căn cao số nặng” thì chẳng lẽ Thánh - Thần chỉ phù hộ người giàu, còn người nghèo không có tiền làm lễ thì suốt đời hoạn nạn cả sao? Dân gian có câu “Hoàng thiên hữu mục” (Ông Trời có mắt) cơ mà?
 
Phật đã dạy Nghiệp đã tạo thì nó dẫn mình đi, chớ không ai có khả năng dẫn ta cả.” (trang 34) và “Phật tử ngày nay chờ người thân sắp chết, thỉnh thầy đến cầu nguyện. Nhưng lại quên thầy có chứng được lục thông La hán chưa? 
 
Nếu quý thầy cũng phàm phu, chỉ khác là tu hơi kỹ hơn phật tử một chút, thì việc cầu nguyện ấy rất khó (có kết quả). Chi bằng chúng ta tu cho mình tốt hơn.” (trang 36-37).
 
Vậy chỉ có giác ngộ Phật pháp, hiểu biết luật Nghiệp, luật Nhân quả báo ứng-Nhân quả vay trả để biết cách ứng xử với cái xấu mới hóa giải được tai ương, hoạn nạn mà thôi.

Ton hang chuc trieu, tram trieu de di cung, hoan so, giai han co nen chang
 

Giải hạn chết

 
Việc sống chết của một người là việc lớn, không phải ai cũng xem được dù xem được cũng không dám phán ra vì thiên cơ bất khả lộ. Tiết lộ vận hạn sinh tử của một người thì người thầy cũng bị gánh hạn một phần thay.
 
Về việc lễ để hết hạn, chúng ta cần hiểu theo hướng do nhân quả, gieo nhân ác thì gặp quả nạn. Lễ có thể giảm thiểu không thể hết hẳn. Quan trọng vẫn là nên truy xem căn nguyên của cái hạn là do đâu mà sám hối tội lỗi mình đã có. 
 
Thêm nữa người thầy lễ giải hạn hộ thực chất sẽ gánh một phần hạn cho gia chủ, vậy nên giải cái hạn sinh tử dù chỉ 1 phần cũng không phải ai cũng dám gánh hộ hoàn toàn.

Vậy giải hạn có nên chăng? Sẽ là nên nếu nó là chi phí phù hợp nhưng mang lại cho bạn tự an tâm, yên bình trong tâm trí. Nhưng với chi phí lớn khiến bạn thêm gánh nặng trả nợ thì là điều không nên làm.

Le cung te don gian, khong nen cau ky
 

 Lễ di cung hoán số 

 
Lễ di cung hoán số là có thật, nhưng hiệu quả đến đâu thì còn chưa biết được. Cuộc đời của một con người sướng hay khổ được định bằng nhân quả của vô lượng kiếp đi cùng với những hành động lớn nhỏ từ kiếp trước cho đến kiếp này.
 
Vậy nên không phải cứ muốn hoán số là hoán được. Giờ giả sử ra đường giết người hạn trước mắt là vào tù, di cung hoán số cho giải hạn đi là sẽ thoát tù tội là điều không thể.
 
Nếu di cung được thì cũng không thể biết là cung số mình hoán đổi sang sẽ là tốt hơn hay xấu hơn . Vì thầy bảo sẽ tốt hơn nên tin là thế. Thực tế là thầy mà chắc chắn được vậy thì họ sẽ tự di cung, hoán đổi số cho mình trở thành người có số hưởng thụ, ngồi mát ăn bát vàng.
 
Thay đổi số mệnh Trời đặt ra là điều khó nhưng có thể làm được, không phải một khóa lễ là xong, cũng không phải chi tiền ra là được. Từ xưa đến nay chỉ có lưu truyền đức năng thắng số chứ làm gì có câu lễ nhiều đổi số ?
 
Vậy nên đức năng thì lấy cần cù mà vượt khó, lấy lòng tốt mà vượt sự ích kỷ, lấy bình tĩnh mà vượt nóng giận, lấy bao dung mà vượt khắc khẩu, lấy buông bỏ mà vượt hận thù, lấy an nhiên bằng lòng mà vượt bon chen, sân si mỏi mệt.
 
Khi đó không cần lễ to mâm lớn, nhân quả hồi báo dần, cuộc sống cũng sẽ dần biến chuyển theo.
 

Căn cao số nặng

chung ta khong thay doi so phan do Nhan Qua ma minh da tao ra
 

Thậm chí với người có căn cao số nặng, nếu cho rằng Thánh đòi nhà một quả lễ cả trăm triệu nếu không sẽ bắt đi thì nghe không có vẻ thực tế. Tiền bạc đối với chúng ta rất quan trọng nhưng lại trở thành vô nghĩ với Thần linh. Vậy nên nói Phật Thánh đòi tiền làm lễ không hề có lý chút nào.

Trời sinh ắt dưỡng, vì duyên mà sinh, vì nợ mà xuống trần. Nếu người nào đó  thật sự có duyên sẽ được dẫn dắt để làm việc cho nhà Ngài.
 
Ngày xưa, các cụ muốn làm lễ, ra hầu rất đơn giản, chỉ cần xôi gà, trầu cau, hoa quả, bộ quần áo lễ tinh tươm để hầu và mảnh vải đỏ trùm đầu là đủ. Thế nhưng ngày này việc làm lễ đã bị biến tướng quá, nhiều người buôn Thần bán Thánh và ra  giá cả chục triệu, trăm triệu, nghìn triệu chỉ khổ cho chúng đệ tử mê muội phải chạy theo.

Họ không chịu hiểu rằng Phật Thánh trên cao đâu có cần tiền, quan trọng nhất là cái tâm tín ngưỡng đúng mực, cái tâm hướng thiện, đấy mới là điều đáng quý trong chuyện tâm linh.
 

Sám hối diệt tội
 

Nên chăng khi gặp hoạn nạn hoặc những điều không may trong cuộc sống thì đừng vội đi lễ hóa giải “căn cao số nặng” hay “đội bát nhang”..., mà hãy đi chùa lễ Phật cầu sám hối diệt tội, sám hối sáu căn. 
 
Sám là nhận ra, hối là hối lỗi, hối cải. Sám hối hàm ý là nhận ra lỗi lầm, mong muốn sửa lỗi…Có thể đến chùa đăng ký để nhà chùa làm lễ sám hối cho, cũng có thể tự mình đi chùa lễ Phật.
 
Cũng nên hiểu là lễ sám hối chuyển nghiệp kết quả sẽ hiện hữu dần dần 1 trong 2 trường hợp sau đây:
 
1. Nếu trong quá khứ hoặc hiện tại đã tạo Nghiệp nhân ác mà ta không biết, hoặc biết mà không sám hối sớm, để nhân ác gặp Duyên đã tạo thành Quả báo (tai ương, nghịch cảnh…) mới lễ sám hối thì muộn rồi, vì quả báo đã hiện hữu thì không thể Chuyển nghiệp được nữa!
 
2. Nếu trong quá khứ hoặc hiện tại đã tạo Nghiệp nhân ác rồi, ta nhận ra lỗi lầm, làm lễ sám hối kịp thời thì Nghiệp nhân ác được hóa giải, không đơm thành Quả báo nữa. Như vậy là ta sẽ được chuyển nghiệp (không gặp tai ương, nghịch cảnh…).
 
Ngoài ra, có 2 trường hợp sau đây cũng có thể xảy ra:
 
1. Nếu Nghiệp chướng quá nặng (đã tạo nhiều việc ác…), mà sám hối là phương pháp giải hạn tạm thời, chưa triệt để, không đủ lực để diệt cái Nhân xấu to lớn kia thì Quả báo vẫn hình thành, hạn ách vẫn xảy ra, không thể Chuyển nghiệp được. Có chăng là nhờ thành tâm lễ Phật sám hối, được Phật độ cho thì hạn ách cũng nhẹ bớt mà thôi!
 
2. Một kẻ giết người man rợ, tuy chỉ gây ra một tội, nhưng lại là tội “Trời không dung, đất không tha” thì dù người nhà có đi lễ Phật sám hối tội lỗi hàng trăm lần, đức Phật cũng không “cứu” được kẻ thủ ác thoát án tử! Trường hợp này cũng không thể Chuyển nghiệp được vì Nghiệp chướng quá nặng!
 
Như vậy tốt nhất là chỉ làm việc lành để thọ hưởng quả phước, đừng làm việc ác rồi lại đi sám hối diệt tội. Bởi có những tội ác không thể hóa giải được như câu nói trong dân gian: “Ác giả ác báo”.

Trong cuộc sống tốt nhất là thực hành theo lời đức Phật dạy: “Không làm mọi điều ác, nguyện làm các việc lành, giữ tâm ý thanh tịnh”. Phải nhớ “Mọi việc đều do tâm tạo ra” (Nhất thiết duy tâm tạo), tâm xấu thì thể hiện ở hành động (tức Thân) và lời nói (Khẩu) cũng xấu, cho nên phải tinh tấn thọ trì Ngũ giới và Thập thiện để tạo nghiệp lành, không tạo nghiệp ác do Thân-Khẩu-Ý gây ra.  
 
Như trong Kinh thư có viết: “Tác thiện giáng tường, tác bất thiện giáng ương” (Làm điều thiện thì tốt lành đến, làm điều bất thiện thì tai ương đến”. Hoặc trong Kinh dịch cũng viết: “Tích thiện tất hữu dư khánh, tích bất thiện tất hữu dư ương” (Tích thiện thì niềm vui có thừa, tích bất thiện thì tai ương dư thừa). 
 
Tuy nhiên lời lẽ của thánh nhân chỉ bó hẹp từ đời hiện tại đến đời con cháu. Còn thiện ác theo giáo lý nhà Phật thì nhân quả phước - họa nối dài từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai nữa. 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X