Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Đức Phật tu khổ hạnh - Sai lầm lớn nhất nhưng lại giúp tìm ra con đường chân chính

Thứ Ba, 24/12/2019 10:41 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đúng là giai đoạn Đức Phật tu khổ hạnh là lúc Ngài gặp nhiều khó khăn nhất cho dù trước đó tưởng rằng là con đường duy nhất để giải thoát. Nhưng có gian khổ đó Ngài mới tìm ra con đường riêng cho mình, đi ngược với suy nghĩ của mọi người trong thời điểm đó.

Chúng ta thường ca ngợi Đức Phật như là một hình mẫu hoàn hảo, nhưng tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật thích ca ta sẽ biết rằng, trên con đường tìm ra cách giải thoát cho con người về Sinh - Lão - Bệnh - Tử thì chính Ngài cũng đã phạm không ít sai lầm. Có thể nói sai lầm lớn nhất mà Ngài gặp phải đó là dành 6 năm tu khổ hạnh khiến bản thân suýt chết.
 

Vì sao Đức Phật tìm đến con đường tu khổ hạnh


Quyết tâm tìm ra con đường giải thoát khổ, rời cung điện và từ bỏ mọi thú vui trần tục, sa môn Tất Đạt Đa đúng hai mươi chín tuổi đến khu rừng nơi có các đạo sĩ đang ngày đêm tu tập. Đầu tiên Tất Đạt Đa học đạo với Ngài A La La (Arada) và sau đó với Ngài Uất Đầu Lam Phất (Udraka).

Trong thời gian ngắn, ông đều thông hiểu hết mọi điều được chỉ dạy nhưng vẫn chưa thỏa mãn, Thái tử đã nhận ra rằng những giáo lý này sẽ không thể chấm dứt được khổ đau của ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. 
 
Sa môn tiếp tục cuộc hành trình cho tới khi đến dòng sông Ni Liên Thuyền, gần thành phố linh thiêng Ca Da và gặp nhóm năm đạo sĩ đang tu tập. Cuộc sống của họ thật hết sức giản dị: sống ngoài trời, ngồi yên tĩnh thiền định nhiều giờ và ăn ít.

Xem thêm: cuộc đời Đức Phật từ khi sinh ra tới khi tu thành chánh quả
 
Duc Phat tu kho hanh
 
Khi hỏi và được biết các đạo sĩ luôn đề cao khổ hạnh - cách duy nhất để diệt trừ tất cả tội lỗi cũng như phiền não, mang lại cơ hội giải thoát tối hậu. Thái tử nghĩ lại bản thân đã sống một đời sung sướng, nuông chiều bản thân ở cung điện nhưng không tìm thấy sự an lạc nên cứ tham dự cùng với họ thực hành để thử xem phương pháp này xem sao.
 
Rồi Tất Đạt Đa bắt đầu thực tập những phương cách tu hành này bằng việc ngồi liên tục nhiều giờ bất kể thân thể đau đớn, chân và lưng mỏi, tê cứng. Sa môn tự thiêu đốt thân mình dưới ánh nắng hè cháy bỏng và làm tê cóng da thịt bởi những làn gió đông lạnh buốt.

Sa môn Tất Đạt Đa chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm trong 2 năm đầu nhưng sau đó người chấm dứt hoàn toàn không ngủ nghỉ gì hết. Thường khi sa môn dùng mỗi ngày một bữa ăn thanh đạm với vài hạt ngũ cốc cốc và trái nạc do gió thổi vào vạt áo của người.

Kinh điển ghi lại rằng, trong hai năm kế tiếp, Ngài chỉ uống nước, và hai năm cuối Đức Phật không hề dùng thực phẩm gì. Dù khổ nhọc nhưng Ngàu vẫn tự nhắc nhở mình rằng: "Ta phải tiếp tục để tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau".
 
Giai đoạn Đức Phật tu khổ hạnh mang lại cho Ngài kết quả không mong muốn khi cơ thể càng trở nên ốm gầy, lông tóc đều rụng hết trông như một bộ xương sống. Thân thể mất đi vẻ đẹp trong sáng, bao phủ đầy bụi đất và bẩn thỉu.

Người vẫn không từ bỏ sự tu hành khổ hạnh cho dù mọi người gọi mình là Hắc Mâu Ni. Ngài chỉ ngồi thiền tĩnh lặng như một tảng đá, đến nỗi kiến còn làm tổ ngay dưới chỗ ngồi nhưng vẫn kiên nhẫn ngồi im. Vài đứa trẻ chăn trâu nghịch ngợm còn đốt nóng que cời bằng sắt và đâm vào lỗ tai Ngài để trêu chọc. Nhưng Ngài vật tĩnh lặng ngồi Thiền định như thế trong suốt 6 năm. 
 

Vì sao Ngài từ bỏ tu khổ hạnh

 
Duc Phat nhan thay su sai lam khi tu kho hanh
 
Nhưng có thời điểm, vị sa môn ấy chợt thầm nghĩ: “Nay ta có tiến gần chút nào đến mục đích tầm đạo giải thoát của ta hơn sáu năm trước chăng? Hay ta vẫn đang còn mê mờ như xưa?"

Ngài đã ngồi đây tu tập nhịn ăn trong nhiều năm hiện giờ thân ta mệt mỏi, đầy dơ bẩn và suy yếu tới nỗi chỉ còn da bọc xương. Làm sao có thể thiền định sáng suốt, quán sát sự vật khi thân mình dơ nhớp và quá đói khát. 
 
Đức Phật tu khổ hạnh đã được Ngài ghi lại trong kinh Trung Bộ rằng vì ăn quá ít mỗi ngày, nên cơ thể gầy yếu, xương sống với cột tủy lồi ra trông giống chuỗi hạt, da đầu khô héo nhăn nheo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng khô héo nhăn nheo. Da bụng và xương sống như muốn dính sát vào nhau. 

Sau 6 năm tự bản thân kinh nghiệm, Ngài đã nhận thức chắc chắn rằng lối tu khổ hạnh không mang lại lợi ích gì cụ thể cho dù các triết gia và các tu sĩ thời đó có niềm tin mãnh liệt rằng đó là nếp sống tối cần thiết để đạt đến cứu cánh. 
 
Thấy rằng khổ hạnh chỉ làm giảm suy trí thức và mệt mỏi tinh thần, với tấm thân mòn mỏi không thể hoàn toàn sáng suốt, một sức khoẻ thích nghi rất cần thiết để thành đạt tiến bộ tinh thần, Ngài liền dứt khoát từ bỏ lối tu ấy.  

Bởi đạo khổ hạnh không hề cho thấy một chút khả năng nào mang lại hỷ lạc hay trợ duyên giác ngộ. Nhờ bát cháo cúng dường, thân thể Bồ Tát nhanh chóng hồi phục lại sinh lực, da dẻ trở nên tươi sáng trở lại.

Ngài nhận ra rằng: "Ta đã sống trong rừng, các hang động và chưa gặt hái được kết quả gì ngoài sự nhịn ăn và hành hạ xác thân. Nhưng ta vẫn không tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau. Giờ đây ta có thể nhận thấy đó là một sự sai lầm trong việc tự hủy hoại thân thể của mình như thế này, chẳng khác gì sự nhầm lẫn là ta đã phí phạm nhiều thì giờ trước kia trong các cung điện hoàng gia. Để tìm ra chân lý, ta nên theo con đường trung đạo nằm giữa hai cuộc sống quá dục lạc, và quá ép xác khổ hạnh”.
 
nho bat chao ma Duc Phat hoi tinh
 

Đức Phật tu khổ hạnh sau 6 năm có được kinh nghiệm gì?

 
Ai cũng có thể phạm phải sai lầm nhưng điều quan trọng là ta đã học được những gì qua những sai lầm đó và sửa sai. Nhìn lại 6 năm khổ hạnh của mình, Ngài nhận định đó không hoàn toàn là sai lầm và cũng đã rút ra bài học cho riêng mình.

Với thời gian dài khổ hạnh kéo dài như vậy, tuy chưa đạt được giác ngộ tối hậu nhưng Ngài đã thành tựu kinh nghiệm về thiền định, nhất là thiền Chỉ với các thiền chứng của Tứ không định rất sâu xa, tịch tịnh.

Nhớ lại khi từng nhìn thấy cảnh một người chết, Ngài đã ngồi thiền định dưới gốc cây hồng táo và sau lần tham thiền đó, tâm mình trở nên rất định tinh. Lần đầu tiên ta có thể sáng suốt nhìn thấy rõ ràng các sự vật. Giờ đây, Ngài vẫn sẽ cố gắng thiền định trở lại như thế.
 
Đến cuối thời kỳ sáu năm, Ngài tự hỏi vì sao mình nỗ lực hành đạo theo con đường cực đoan, bởi đạo khổ hạnh không hề cho thấy chút khả năng nào mang lại cơ hội giải thoát. Nhìn lại các đạo sĩ khổ hạnh hay Bà la môn trong quá khứ đã chịu đựng những đau đớn, xót xa như thế nào thì cũng đến mức này là cùng, không thể hơn nữa. 

Cho dù thế mà vẫn chưa đạt được sự giác ngộ tối thượng về nội tâm vượt lên trên trạng thái con người. Hay là còn con đường nào khác dẫn đến sự chứng ngộ tối thượng?
 
Một hôm, đang ngồi thiền cạnh bờ sông Ni Liên Thuyền, Ngài bỗng nghe tiếng một thầy đang dạy học trò trên một chiếc thuyền đi ngang qua: "Con nên nhớ, lên dây đàn phải vừa đúng độ căng, tiếng đàn mới thanh tao. Nếu dây chùng quá thì không tạo ra thanh âm, nếu dây căng quá lại dễ đứt".

Ngài bừng ngộ hiểu ra rằng không nên sa vào lối sống lợi dưỡng như thời ở trong cung điện mà cũng chẳng nên tu khổ hạnh, và chọn con đường “Trung đạo” mà sau này trở thành một trong những đặc điểm của giáo lý Ngài.
 
Có thể thấy, dù 6 năm đó là sai lầm nhưng không hẳn là phí hoài, thời gian đó giúp Ngài hiểu hơn giá trị của Thiền cũng như nhờ đó mà tìm ra con đường riêng cho mình để từ đó có thể giúp được chúng sinh.

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X