(Lichngaytot.com) Cúng tỏi Thần Tài ngày mùng 1 hay ngày Rằm không còn quá xa lạ với nhiều người. Ngoài những lễ chính, nhiều người còn dâng thêm 1 ít tỏi với mong muốn gọi may mắn, chiêu tài lộc vào nhà.
Khác với thờ cúng gia tiên, ban thờ Thần Tài được đặt ở dưới đất, ngay cửa ra vào |
1. Dân gian hay để tỏi lên ban thờ Thần Tài Thổ Địa, vì sao?
Khác với thờ cúng gia tiên hay thổ công đòi hỏi phải ở nơi sạch đẹp trên cao, bàn thờ Thần Tài được đặt ở 1 góc nhà, dưới đất, ngay cửa ra vào để nghênh đón tài lộc. Vì thế, lễ vật dâng cúng vị thần ban phát tiền bạc này cũng có sự khác biệt.
Ở nhiều nơi, các gia đình thường đặt tỏi lên ban thờ Thần Tài để dâng cúng ngày mùng 1 hay ngày Rằm. Mục đích chính là cầu mong sự may mắn, dồi dào về tiền bạc.
Tỏi trừ tà
Theo tín ngưỡng dân gian, tỏi có tác dụng trừ tà ma hiệu quả. Người ta hay bỏ tỏi dưới gối, còn cho trẻ mới sinh đeo tỏi khi ra đường với niềm tin rằng ma quỷ thấy tỏi mà không dám lại gần.
Vì lý do này mà vào các ngày cúng giỗ hay lễ Tết, những món ăn được sắp lên ban thờ cũng kiêng, không cho tỏi vào.
Nếu nấu tỏi thì các cụ tổ tiên không thể về thụ hưởng đồ cúng bởi vì tỏi có tính âm, các cụ xưa quan niệm thế giới âm dương là âm chống âm, dương đẩy dương. Do vậy mà ma tà, quỷ quái thuộc “thế giới âm” kỵ với tỏi.
Cúng tỏi Thần Tài cầu mong may mắn về tài lộc
Ở một diễn biến khác, dân gian quan niệm rằng, Thần Tài (Ông Địa) và những bậc Thần, Thánh tuy có sức mạnh siêu nhiên nhưng ở một giới hạn nhất định.
Những loài ma quỷ có công phu cao hơn sẽ phá phách, làm tổn hại... tới các vị này. Vậy nên, tỏi sẽ làm cho ma, quỷ giảm đi một phần công lực nào đó hoặc làm chúng khiếp sợ mà bỏ đi, không gây tổn hại cho Thần Tài, Thổ Địa nữa.
Hay nói một cách khác, tỏi chính là phương tiện để Thần Tài, Thổ Địa bài trừ “các đạo chích vong binh” ám muội, vừa hộ thần vừa tăng tiến tài lộc cho gia chủ.
Ngoài tỏi, nhiều nơi mọi người còn làm Minh Đường Tụ Thủy để tích tụ tiền bạc, tiền của không bị trôi đi.
Cách làm đơn giản, đặt 1 tô nước nông có thả hoa tươi (cánh hoa tươi) trong đó và đặt trước ban thờ Thần Tài là được. Xem hình dưới đây, vị trí số 12 chính là Minh Đường Tụ Thủy.
Chi tiết về lễ vật dâng lên Thần Tài, cách sắp xếp ban thờ Thần Tài, bạn có thể xem ở bài viết dưới đây:
Cách sắp xếp ban thờ Thần Tài phổ biến và đúng chuẩn |
Chi tiết về lễ vật dâng lên Thần Tài, cách sắp xếp ban thờ Thần Tài, bạn có thể xem ở bài viết dưới đây:
Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thủy, công việc làm ăn lên như diều gặp gió
Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài đúng là một trong những nguyên nhân khiến gia đình, đặc biệt là các hộ kinh doanh làm ăn, buôn bán phát tài phát lộc. Dưới đây là
Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài đúng là một trong những nguyên nhân khiến gia đình, đặc biệt là các hộ kinh doanh làm ăn, buôn bán phát tài phát lộc. Dưới đây là
2. Cúng tỏi Thần Tài số lượng bao nhiêu?
Tùy từng địa phương mà việc cúng tỏi Thần Tài với số lượng khác biệt.
Tuy nhiên nhìn chung, theo ông bà xưa truyền lại, tốt nhất nên đặt 1 đĩa tỏi gồm 5 củ tỏi tươi nguyên, đẹp mắt. Hoặc nếu có thể, đặt cả bó tỏi tươi cũng được.
Như đã nói phía trên, bày tỏi là để Thần Tài, Thổ Địa dễ dàng bài trừ tà ma quấy phá, giúp tài khí dễ tụ, đường tài lộc của gia chủ thêm phần hanh thông, vượng phát, gia đạo cũng ngày càng bình an.
Tỏi được trang trí thật đẹp để dâng cúng vị Thần ban phát tài lộc |
3. Góc nhìn Phật giáo về việc dùng tỏi trừ tà ma
Cho đến ngày nay, dân gian vẫn truyền nhau việc dùng tỏi để trừ tà ma. Điều này bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại.
Nên hiểu tà ở đây là những bàn môn tà đạo dùng quyền phép (giống như bùa ngải ở Việt Nam) để quấy nhiễu, hoành hành đối phương. Người ta dùng tỏi để giải trừ bùa ngải đó, khiến mọi người không bị yểm bùa.
Đây chỉ là tín ngưỡng dân gian truyền khẩu cho nhau, người tu Phật không nên bàn luận nhiều, nên hiểu không nên bàn luận, vì bàn luận thì sai. Đồng thời cũng không tín ngưỡng, tín ngưỡng thì thành mê tín.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, những Phật tử khi ăn chay nên kiêng cữ ngũ vị tân.
Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông), hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam.
Phật tử không nên ăn ngũ vị tân vì đặc tính của những thứ này nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Trong Kinh Phạm Võng, quyển hạ, Phật dạy: “Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.
Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.
Sách giảng pháp có ghi: “Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”.
Tin cùng chuyên mục dành cho bạn:
Tin cùng chuyên mục dành cho bạn: