Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, những Phật tử khi ăn chay nên kiêng cữ ngũ vị tân (hành, tỏi...) vì sợ bị ma quỷ kéo đến liếm môi. Trong khi đó, dân gian lại tin rằng tỏi có thể xua đuổi được tà ma, vậy thực hư thế nào?
1. Phật tử kiêng kị ăn ngũ vị tân
Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông), hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam.
Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.
Sách giảng pháp có ghi: “Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”.
2. Dùng tỏi trừ tà ma, xua tà đuổi khí?
Vậy tại sao trong dân gian vẫn truyền nhau cách dùng tỏi trừ tà ma? Điều này được bắt nguồn từ Trung Quốc thời xưa khi họ chủ yếu sử dụng tỏi để trừ tà. Nên hiểu tà ở đây là những bàn môn tả đạo dùng quyền phép (giống như bùa ngải ở Việt Nam) để quấy nhiễu, hoành hành đối phương. Người ta dùng tỏi để giải trừ bùa ngải đó, khiến mọi người không bị yểm bùa.
Đây chỉ là tín ngưỡng dân gian truyền khẩu cho nhau, người tu Phật không nên bàn luận nhiều, nên hiểu không nên bàn luận, vì bàn luận thì sai. Đồng thời cũng không tín ngưỡng, tín ngưỡng thì thành mê tín.